2018: Ưu tiên rao bán vũ khí

20 Tháng Hai 201811:43 CH(Xem: 7746)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ LITTLE - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Mỹ lôi kéo Việt Nam ngừng mua vũ khí của Nga?


12/02/2018


image058Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trong chuyến thăm Việt Nam tháng trước.


Hoa Kỳ đang tìm cách lôi kéo Hà Nội mua vũ khí của mình, thay vì các quốc gia cung cấp truyền thống như Nga, Defense News mới nhận định.


Trang chuyên về tin tức quốc phòng này dẫn lời một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu tên nói rằng phía Washington “khuyến khích” Việt Nam “đa dạng hóa” nguồn vũ khí, thay vì tập trung vào các nước như Nga.


Từ trước đến nay, Washington tìm cách lôi kéo quốc gia cựu thù mua vũ khí của mình trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông bằng việc xây dựng rầm rộ các hòn đảo nhân tạo.


Việt Nam phải tiến hành các quan hệ của mình dựa trên các nguyên tắc phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam.


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường nói.


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận xét rằng “người Việt Nam rất hoan nghênh sự hiện diện gia tăng của Mỹ ở khu vực”.


Ông nói thêm: “Việt Nam phải tiến hành các quan hệ của mình dựa trên các nguyên tắc phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam. Việt Nam ở trong vị thế khá độc đáo ở vùng Đông Nam Á này, đặc biệt là tại Biển Đông. Với vị trí chiến lược của mình, Việt Nam phải hình thành lập trường và đối sách có tính nguyên tắc và tính nguyên tắc này không thể vì sự biến động tức thời mà bị ảnh hưởng”.


Mới đây, sau khi thăm Việt Nam, Đại sứ Tina Kaidanow, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất, phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam “sẽ cân nhắc các công ty Mỹ” khi mua vũ khí.


Phát biểu của quan chức ngoại giao này dường như lặp lại mong muốn trước đó của Tổng thống Donald Trump.


image059

Tổng thống Trump chụp ảnh với lãnh đạo các nước trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng.


Trong chuyến thăm Việt Nam, đích thân ông Trump đã chào bán “máy bay, tên lửa” trong các cuộc gặp song phương với các lãnh đạo của quốc gia Đông Nam Á này.


Nguyên thủ Mỹ mong muốn Hà Nội “mua thiết bị từ Hoa Kỳ” vì “chúng tôi sản xuất máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất”.


Năm ngoái, trước khi ông Trump công du Việt Nam, chi nhánh tại Mỹ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chi khoảng 40 nghìn đôla (hơn 900 triệu đồng) một tháng cho nỗ lực vận động về quốc phòng và vũ khí tại thủ đô Washington.


VTA Telecom Corporation đã thuê công ty McDermott Will & Emery vận động nhánh hành pháp và lập pháp của Hoa Kỳ về “các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và quốc phòng của Việt Nam” cũng như “tìm cách tận dụng quyết định gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giao thương quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.


 image060

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.


Dù phía Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương năm 2016, tới nay, hai nước vẫn chưa ký một thỏa thuận mua bán khí tài nào.


Nhận định về điều này, cựu trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear từng nói với VOA tiếng Việt rằng “các hợp đồng mua bán vũ khí thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian để thương lượng”.


Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm, Việt Nam từng chi hơn 4 tỷ đôla để mua sắm thiết bị quân sự năm 2015.


Phần lớn các máy bay chiến đấu và toàn bộ đội tàu ngầm của Việt Nam hiện nay được sản xuất tại Nga./ (Viễn Đông)