Vương Đức Hậu và “Giấc Mơ Mùa Thu”

01 Tháng Mười 20217:58 SA(Xem: 4070)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - THỨ SÁU 01 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vương Đức Hậu và “Giấc Mơ Mùa Thu”


Nhạc và lời: Võ Thiện Thanh


image009Ca nhạc sĩ Bác sĩ Vương Đức Hậu


https://www.youtube.com/watch?v=toTExPXPFEQ

image010

Nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan giới thiệu tiếng hát Vương Đức Hậu

image011

Giấc mơ mùa thu


Nhạc và lời: Võ Thiện Thanh


Tiếng hát: Vương Đức Hậu


Người đi ra đi mãi mãi, chốn xưa tôi còn mong chờ
Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân
Lòng tôi chiếc lá trên cành
Thu về héo khô, tôi còn nhớ ai mỗi khi chiều rơi.


Người đi ra đi mãi, chốn xưa thu vàng tôi chờ
Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai niềm nhớ thương
Lòng tôi heo mây đã về, tôi còn vấn vương
Tôi còn nhớ thương khi thu về.


Bên trời một làn mây trắng lững lờ trôi
Nghe lao xao ngoài hiên vắng lá vàng rơi


Dù biết ngày mai, ngày mai nắng xuân không về
Trên cành lũ chim vẫn u mê;
Dù biết người đi, người đi sẽ không quay về
Sao tôi còn nhớ ai, đợi chờ ai.


Ngày nào còn mang hơi thở, chắc tôi vẫn còn nhớ người
Ngày nào đôi chân lê bước, tuổi xuân theo chiều nắng phai
Bàn tay nâng niu kỷ niệm vỗ về giấc mơ
Xa mờ mỗi khi thu về, tôi nhớ người.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Võ Thiện Thanh, 52 tuổi, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng sau năm 1975. Ông từng giành được 4 đề cử và 2 gia3i cống hiến. Ông hoạt động trong nước với số lượng tác phẩm đa dạng về số lượng lẫn chất lượng.


Võ Thiện Thanh sinh ngày14/12/1968, tại Bình Thuận (Phan Rang). Ông mê nhạc từ nhỏ và quyết theo nghiệp sáng tác lúc còn học phổ thông ở Hàm Tân Bình Thuận. Cuối những năm 80, ông nộp đơn vào Nhạc viện nhưng bị từ chối vì lý do lý lịch. Ông vào Vũng Tàu học nghề chụp ảnh. Năm 1993, ông được vào Nhạc viện.


Vì lý do tài chính, ở thời điểm 1993-1994, ngoài giờ học, Võ Thiện Thanh phải dùng đàn ở tiệm bán đàn Organ của một người bạn để mày mò tự phối khí, kiểm nghiệm hiệu quả của những giai điệu mà mình viết ra. Năm 2000, hãng Kim Lợi mua và thực hiện băng đĩa những bài hát như Tiếng rao, Bạn tôi, Tình 2000... khiến sức ảnh hưởng của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh lan rộng.


Ông là việc biên tập và phối khí cho đĩa Xích lô vào năm 2001-một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của ông do album này được xem là hiện tượng khoảng thời gian đó. Nhiều ý kiến đề cập đến sự lạ lùng của Xích lô bởi phần hòa âm phối khí rất cá tính, thể hiện tư duy và sự phóng khoáng.


Năm 2006, ông thực hiện album Thiên Đàng cho ca sĩ Thu Minh tạo ra một hiện tượng trong thị trường âm nhạc với nhiều ca khúc nổi tiếng như “Chuông gió”, và “Bóng mây qua thềm” ". Võ Thiện Thanh được nhận ba danh hiệu Ca khúc của năm (liveshow Bài hát Việt), Nhạc sĩ của năm (Giải thưởng âm nhạc cống hiến) và Nhạc sĩ xuất sắc (giải Mai vàng).


Võ Thiện Thanh tâm niệm rằng: "Cái mới của nghệ thuật phải có tính đại chúng, nghệ thuật đó mới được lưu hành rộng rãi"... (theo wikipedia)
06 Tháng Mười 2015(Xem: 10226)
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 24132)
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10547)
Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925, năm nay ông tròn 90 tuổi. Với số tuổi ấy, ông không những là một trong những nhà văn thọ nhất của Việt Nam mà còn là người có một sự nghiệp văn học dài nhất, hơn cả nửa thế kỷ.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12133)
Văn học miền Nam, từ 1954 đến 1975, là một đóng góp và một thành tựu của văn học Việt Nam, trong một giai đoạn thuộc nửa sau thế kỷ XX. Nó chỉ tồn tại trong vòng 20 năm, nhưng nó đã là một tồn tại quan trọng và không thể thiếu của giai đoạn này.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10628)
Có tiếng điện thoại reo, từ phòng ngoài cô thư ký cho hay là có hai người cảnh sát muốn găp. Liền sau đó có tiếng gõ cửa. Vừa ngẫng mặt lên, Trọng thấy Thạch Hùng đứng chóang ngay trước cửa. Mặt anh ta hầm hầm, miệng lẩm bẩm hình như anh ta đang chửi thề với ai. Sau lưng Thạch Hùng là hai người cảnh sát Mỹ:
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12064)
Trong giai đoạn sau 1963, một sự kiện nữa cũng không thể bỏ qua: là vai trò của Phật giáo bỗng nổi bật hẳn lên trong đời sống của xã hội Miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10612)
Nguyễn Hưng Quốc VOA 17.11.2014 Trong một cuộc tán gẫu về văn học quanh một bàn nhậu ở Việt Nam, dịp tôi về thăm nhà vào cuối năm 2000, một người nghe đâu cũng làm thơ hỏi tôi: "Nghe nói hình như anh có viết một cuốn sách về Võ Phiến?"