Đóa hoa Tình yêu của Phạm Anh Dũng có gì lạ?

15 Tháng Hai 20237:04 SA(Xem: 2128)

VĂN HÓA ONLINE – NGHỆ THUẬT – THỨ TƯ FEB 15, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Đóa hoa Tình yêu của Phạm Anh Dũng có gì lạ?

image031

Dưới đây là thư chuyển qua email của một người bạn yêu âm nhạc và ‘yêu Phạm Anh Dũng’. Văn Hóa Online chuyển đến quý bạn đọc lời nhận xét thân tình không kém phần chuyên môn của của một người ưa chuộng âm nhạc Việt hải ngoại. (VHO)


“Cám ơn Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã chuyển cho nghe hai phiên bản của cùng một bản nhạc. Cả hai bản sao đều hay như nhau. Nhưng mặc dù là thính giả mộ điệu của giọng hát Diệu Hiền (vốn rất mượt mà một cách trữ tình) tôi thích nghe version có giọng hát của Ca sĩ Hoàng Quân hơn. Thích nghe Hoàng Quân hát, không chỉ vì chất giọng Baritone (Nam trung) thật mềm mại, ấm áp của anh mà còn nét lãng mạn và tha thiết khi diễn đạt tình cảm;


“Bằng một chút tưởng tượng, thính giả có thể "thấy " và "cảm" được nốt Fa "khỏe khoắn" được nhấn nhá đó đây, như hình ảnh của đôi cánh uyên ương chợt vút cao trên vòm trời yêu đương của tuổi trẻ. Ngoài ra, còn có sự gợi cảm trong hòa âm của nhạc sĩ Hoàng Bích qua thể điệu Ballad thong thả (steady beat) và trữ tình, dựa trên nét phóng khoáng, vui tươi của hợp âm Fa Trưởng vốn mang đặc tính của một gamme "kể chuyện trong trạng thái lạc quan và yêu đời". Nhạc miên man gợi cảm, hòa âm dìu dặt "thấm" vào lòng người, giọng hát trữ tình, cộng thêm vần điệu của nhạc sĩ sáng tác, khiến người nghe không thể không mường tượng đến bức tranh hài hòa, sống động mà nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã đặt vào lời của bài hát;


“Bản nhạc đẹp như tranh vẽ, hồn nhiên như ngoài hiện thực, có thể nhờ vào sự hài hòa trong ý nghĩa và nét đẹp của vần điệu qua lời tình chân chất mà dịu dàng. Chẳng hạn như trong Mt hôm tôi CHO em đóa hoa. Nhạc sĩ sáng tác dùng chữ CHO thay vì TRAO, như những vị khác thường dùng, khi đề cập tới việc tặng hoa cho người yêu trong Thơ- Nhạc.  Cũng như trong Thơ, Nhạc vốn là sự hài hòa của Tình, Ý, Cảnh. ( thí dụ như Thì thầm làn gió mát bay qua. Mộc mạc mà lãng mạn làm sao! ) Cũng vậy, qua lời văn tả chân và nét trữ tình trong giai điệu hòa âm, thính giả có thể hình dung được cảnh một đàn chim trong Đàn chim TUNG TĂNG bay, hót ca;


“Vâng! Tung Tăng chứ không phải hai chữ nào khác, bởi qua tung tăng, người ta cảm nhận ngay sự ríu rít của một đàn chim (như chim én báo tin xuân chẳng hạn ), đang đập cánh, chao liệng và đổi hướng một cách bất chợt và liên tục trên nền trời xanh, hay như hình ảnh của một đám chim sẻ đang líu lo chuyền cành trong một ngày nắng đẹp. Nếu thả hồn vào sự hình dung và tưởng tượng như vậy, thì vũ điệu (tung tăng ) trên không, quả thật trông chẳng khác gì nhảy nhót (chuyền cành ) trên cây hay dưới đất!


“Nhạc hay, giọng hát và lời ca gợi cảm. Hòa âm nồng nàn, hình ảnh đẹp. Cả hai phiên bản đều là những nét son trong vườn hoa âm nhạc đầy màu sắc của Huynh Trưởng Phạm Anh Dũng.


Trọng kính


HUỲNH VĂN CỦA


(email ngày 15 tháng Hai năm 2021)


Tình Ca Phạm Anh Dũng


Đóa hoa Tình yêu


Diệu Hiền-Hoàng Quân


Đóa Hoa Tình Yêu (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Diệu Hiền hát, Quang Đạt hòa âm, Đào Cận video:


https://www.youtube.com/watch?v=ur7V_FxFXqA&feature=youtu.be 


Đóa Hoa Tình Yêu (nhạc và lời Phạm Anh Dũng


Hoàng Quân hát, Nguyên Bích hòa âm, video Minh Hồ:


https://www.youtube.com/watch?v=oh6BwUYLSuk&feature=youtu.be 


https://www.youtube.com/watch?v=ur7V_FxFXqA


 image031