Phim “Hành trình 50 năm Thuyền nhân Việt Nam”

30 Tháng Chín 20248:52 SA(Xem: 495)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - THỨ HAI 30 SEP 2024


Phim “Hành trình 50 năm Thuyền nhân Việt Nam”


phim BOAT PEOPLE A 50 YEAR JOURNEY

image035

Trịnh Khải Hoàng

30/9/2024

image036

Trong gần thập niên, hẳn cộng đồng người Việt định cư tại các quốc gia tự do hải ngoại và ngay cả trong nước, ít nhiều người đã có biết tới nữ xướng ngôn viên Thanh Tâm, cô cũng là người sáng lập và là giám đốc đài truyền thông Viêtlive.Tv tại Toronto - Canada, với những biên tập viên xinh đẹp có trình độ trí thức, xuất hiện hằng ngày trên màn hình với những tiết mục: Điểm tin, tường trình, phóng sự sinh hoạt những vấn đề xã hội đang là điểm nóng trên thế giới, bình luận, âm nhạc nghệ thuật, văn hóa, chính trị…rất thành công và được cộng đồng người Việt tín nhiệm ái mộ.


Ngoài công việc điều hành đài truyền hình với những đa đoan “đầu sóng ngọn gió”, Thanh Tâm là khuôn mặt công chúng không dễ gì được êm xuôi với “bách ngôn, bá tánh”, người yêu có lắm, thì cũng có kẻ ganh tỵ, hiềm thù chính trị luôn rình rập cơ hội để hãm hại, triệt hạ…! Thế nhưng, cô lại cưu mang thêm tài hoa với bộ môn điện ảnh vốn là nghệ thuật thứ bảy, mà từ bao thập niên qua đã có những đạo diễn người Việt với nền điện ảnh thời danh, tên tuổi chuyên ngành vẫn ít có được sự thành công…! Với phim A REALM OF RETURN (Bóng Quá Khứ) đã được trình chiếu tại các rạp khắp các quốc gia Á - Âu - Mỹ nơi có cộng đồng người Việt sinh sống…đã chứng tỏ sự nhiệt tình, năng động nổ lực và tài hoa của nữ đạo điễn Thanh Tâm và ekip làm phim có giá trị nghệ thuật, và hạng bậc trong giới điện ảnh tại hải ngoại từ sau năm 1975. Phim BOAT PEOPLE: A 50 YEAR JOURNEY (Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm) là phim thứ nhì đang được chiếu tại các rạp tại Canada. Dĩ nhiên, người Việt chúng ta luôn mong mỏi sẽ được thưởng thức phim Việt và sẵn lòng đón nhận, khuyến khích, ủng hộ giới làm phim Việt Nam sẽ cống hiến bông hoa hương sắc cho khu vườn nghệ thuật, cho dù ở “địa hạt” này giới điện ảnh Việt Nam vẫn còn khá non kém so với những gốc đại thụ danh tiếng như Hollywood, Hongkong, Bollywood, Seoul, China…


Nhưng cũng nhìn lại ngay tại Hollywood từ thế kỷ tới nay ngoài phim GONE WITH THE WIND (Cuốn Theo Chiều Gió) kinh điển trên màn bạc đại vĩ tuyến, hay với THE LITTLE HOUSE ON PRAIRIE (Căn Nhà Nhỏ Trên Thảo Nguyên) chiếu nhiều tập trên truyền hình có giá trị đáng được trân trọng, mộ chuộng để đời…Hiện tại Hollywood chưa có một xuất phẩm nào sánh bì…? “Nói” như thế cũng có nghĩa là quả thật ngành điện ảnh Việt chúng ta cần phải được học hỏi, trau giồi học thuật, kỹ năng và riêng tài hoa vốn có phần thiên phú, chứ chưa chắc bởi học hành mà trổ hoa kỳ tài. Dẫu sao, trên con đường nghệ thuật điện ảnh thì nữ Đạo Diễn Thanh Tâm đã khởi hành bước đi với hai phim:  Bóng Quá Khứ và Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm trên đường dài như nhịp cầu bắt nối cho ngành điện ảnh của người Việt tự do mai sau.


   Tôi đã xem phim và xét “thấy” không cần phải làm “công việc” của nhà điểm phim rạch ròi, chi li từng chi tiết ưu khuyết điểm của phim ảnh. Hãy để những “chuyên gia” soi kính, bình phẩm và nêu lên những điều hữu ích thiện mỹ, và cầu toàn cần thiết cho những tác phẩm sóng sau giá trị hơn sóng trước. Riêng tôi chỉ đề cập tới những tác động của phim tới tâm tư, tình cảm và bản thân suy nghĩ và làm gì sau khi xem phim? Nội dung cuốn phim bắt đầu với hình ảnh cậu bé có vẻ thắc mắc và thái độ có chút bất bình khi cô giáo trong lớp học chỉ bảo lá cờ đỏ sao vàng là cờ quốc gia Việt Nam, dẫn tới câu chuyện vượt biển của Cha Mẹ cậu đang định cư ở Canada...


Qua câu chuyện thật, người thật, quãng đời trải qua hiện thực của gia đình này, cho chúng ta thấy biết Chính Trị thật sự ảnh hưởng tới đời sống chúng ta, khước từ hay chấp nhận đều là hành vi chính trị và bị “nó” chi phối ở mọi mặt tầng xã hội, hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Tốt nhất là chúng ta phải có nhận thức và chọn lựa chứ không thể an nhiên mà thoát được. Vì mục đích của Chính Trị, là tạo nên sự hòa hài giữa những con người sống trong xã hội, những đoàn thể sống trong quốc gia, và những quốc gia trong cộng đồng nhân loại. Mục đích của Chính Trị là giải quyết ổn thỏa những tranh chấp, xung đột tinh thần và vật chất gây ra do sự mâu thuẫn quyền lợi giữa những cá nhân, giữa những tầng lớp, giữa những đoàn thể và những quốc gia, tạo được tình trạng ổn định, điều kiện cần thiết để xã hội phồn thịnh. Nhưng sự cai trị hà khắc trong Chính Trị của Cộng Sản Bắc Việt sau ngày “giải phóng miền Nam” là thứ loại tàn bạo “Hà chính mãnh ư hổ giả!” hà khắc bạo tàn đáng sợ hơn loài cọp dữ, đã khiến người dân phải liều mạng vượt biên, vượt biển tìm đường sống với mong tới được bến bờ tự do.


Điện ảnh là nghệ thuật diễn tả cảnh đời, tình cảm qua vai tuồng và tài năng diễn đạt của diễn viên qua hình ảnh trôi chảy trên những thướt phim nhựa từ cổ điển cho tới kỹ thuật số (digital) tân tiến nhiều TB byte memory. Nhưng trong phim Thuyền Nhân:Hành Trình 50 Năm chỉ có ít vai diễn vì đoạn cảnh quá khứ sau 30/4/1975 đã qua, cần phải đề cập tới, và cũng thật khó tìm được tại hải ngoại diễn viên nào có nhân dáng cục mịch, thô bỉ, đốt nát với học lực lớp 3 trường làng, có vẻ mặt đanh ác, gian trá và hốc mắt hiểm độc để đóng (casting) cho đúng vai gã công an nòi như loại thực dân mới, từ miền Bắc vào cai trị đám “dân nô lệ” miền Nam thua trận vốn dĩ có trình độ học thức, văn hóa và nhân phẩm trội vượt hơn bọn chúng ngàn lần… Đành thôi, vai diễn cảnh công an hà hiếp dân lành! Nhưng hầu hết những science trong phim không phải là vai diễn, mà là người thật, chuyện đời thật, là nạn nhân và cũng là nhân chứng sống trong cảnh ngộ, thảm trạng thuyền nhân vượt biển tìm tự do lúc bấy giờ.


Việt Nam tự ngàn xưa với phong tục tập quán và chịu ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh, người phụ nữ Việt kín dáo, dịu dàng, chân mộc…từ gia đình tới xã hội và dễ thường nhút nhát hiền hòa…Thế nhưng cô thiếu nữ năm xưa trên thuyền vượt biển, bị hải tặc bắt, hiếp…may mắn thoát chết, nay tuổi đã cao và chắc hẳn bà có gia đình chồng con và đám cháu nội ngoại…Bà có lấy làm khó không, khi phải vượt lên khỏi bản tánh cố hữu hiền lành, e dè để mạnh dạn xuất hiện trước ống kính thu hình, mà rồi cũng không khỏi xúc động khóc nấc rưng rức từng cơn kể thuật lại tấm thân bị đám hải tặc Thailan cướp bóc, hãm hiếp tập thể trước mắt bao người…! Tôi xin trân trọng và tặng bà một bông hồng tinh thần nhân ái với nhân phẩm của bà, và đó là đích điểm của nhân đạo làm người. Câu chuyện của người phụ nữ may mắn sống sót này là một điển hình trong hằng triệu nạn nhân vắn số đã vùi thây trong lòng biển…Ôi, đau thương xé tâm can, thấu trời xanh và mỉa may thay tên gọi biển Thái Bình Dương !


Nữ đạo diễn Thanh Tâm và ekip làm phim đã thật khéo léo tận dụng những đường kỷ hà trong bố cục hình ảnh diễn đạt tình cảnh thẩm thấu tâm hồn người xem Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm. Xưa cụ Nguyễn Du nhìn ra xa xa đường nằm ngang mặt biển tiếp giáp với chân trời khiến cho cụ chạnh nỗi buồn mà than:


“Buồn trông cửa biển chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
 (Nguyễn Du)


Nhưng đạo diễn Thanh Tâm và ekip làm phim đã “giàn trải” đường kỷ hà trong bố cục hình ảnh như: Đường nằm ngang có tính cách diễn tả tâm cảnh trầm buồn lắng đọng như: đường chân trời, hoàng hôn trên mặt sông buổi chiều tà…Trong phim Thuyền Nhân:Hành Trình 50 Năm này, nữ đạo diễn Thanh Tâm đã khéo dụng đường nét mặt biển trầm buồn, tiếp giáp với chân trời màu xám âm u ảm đạm có từng cơn sóng dữ nhấp nhô và cánh hải âu cô đơn chao đảo, dật dờ chập chờn bay về đâu thân phận thuyền nhân trên chiếc thuyền gỗ mong manh chìm nổi trong cơn sóng ba đào…!


Những đường kỷ hà chiều thẳng đứng diễn tả cảnh tình uy nghi, hùng vĩ và uy quyền như thân cây cổ thụ thẳng đứng, trụ cột thách thức với phong sương và ngàn năm tuế nguyệt, hoặc tượng đài bậc linh thiêng như Mẹ Maria đứng trước vương cung thánh đường với ánh mắt sầu bi nhìn đàn chiên con đang còn tất bật với cuộc mưu sinh hối hả, tượng Đức Phật tọa thiền cao chót vót trên đỉnh núi phù vân sừng sững, hoặc tháp thờ thần nhân huyền thiêng ngàn nấc thang thẳng đứng trơ trọi ở đền chùa cô liêu ư…? Với nữ đạo diễn Thanh Tâm là bước chân của cô, và đoàn làm phim đã đi tới tận nơi đã xảy ra sự việc, là chứng tích của biết bao nạn nhân đã chết vùi thân xác trong tận cùng oan nghiệt bi thảm …! Nay tại những nơi này chỉ còn trơ lại chiều cao giới hạn của những bia mộ đơn sơ đã gãy đổ, và một vài tượng đài kỷ niệm được những nhà mạnh thường quân vận động nhân lực, tài lực ở nước Úc và Canada xây dựng. Đây mới đích thực là chiều cao tinh thần và là đường kỷ hà thẳng đứng xuyên suốt trái tim chân tình của cộng đồng người Việt không quên đồng bào đã mất trong thảm trạng vượt biển, vượt biên tìm tự do.


Ôi những đường kỷ hà hình cong, uốn lượn quanh co, thường khiến cho nội tâm của chúng ta cảm giác tình tứ thơ mộng, lãng mạn như đường cong ven bờ hồ, hay khúc quanh của bãi thùy dương ven biển chăng? Nhưng với ánh mắt tinh tế nghệ thuật của đạo diễn Thanh Tâm trong phim là khúc quanh bãi biển miền nam Thailan, thật chính tại nơi này mà người ký giả cũng là văn thi sĩ trước kia đã tới bãi biển nơi đây, anh đã nhìn thấy thân xác 12 cô gái Việt trẻ tuổi lõa lồ không mãnh vải che thân, cổ bị bọn hải tặc cột dây dính liền vào nhau trôi dạt vào bờ vào một ngày mưa buồn lạnh lẽo thê thê…! Họ là nạn nhân bị hải tặc Thailan cướp bóc, hãm hiếp man rợ, rồi cột dây thừng vào cổ, quăng xác xuống biển.


Ôi những chiếc thuyền gỗ mong manh
Vượt đại dương mong tìm gặp đất lành
Chiều xuống biển thật mênh mông…!
Những thương thuyền qua lại thấy như không
Qua cơn bão, thuyền trôi bềnh bồng…
Sẽ về đâu dập vùi trên sóng nước…?
Sấm chớp đêm đen, hải tặc Thái đâm thuyền…
Loài quỉ dữ cướp bóc, giết người, hãm hiếp…
Ôi tiếng gào khóc kêu la kinh khiếp…!
Chúng quẳng xác em xuống lòng biển lạnh
Dạt vào bờ vào buổi chiều mưa !
Linh hồn em linh thiêng báo tử.


Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc Người Phụ Nữ Việt Nam, như những thành phần làm nên toàn thể, trong cương vị làm con, làm người Tình, làm Vợ, làm Mẹ trong gia đình và cương vị làm Dân trong phạm vi Đất Nước, và vị thế của phụ nữ rất quan trọng để làm cho Dân Tộc được trường tồn và Tổ Quốc thêm vinh quang…Vậy mà những phụ nữ Việt Nam này trong thảm họa thuyền nhân vượt biển, bị lũ hải tặc Thailan man rợ cướp bóc, hãm hiếp xong, quăng xuống biển như vứt bỏ con vật chìm nổi trong lòng đại dương thâm u lạnh lẽo oan khiên… Ôi biển trùng dương bao la cũng là mồ chôn hằng triệu thân xác thuyền nhân Việt chìm sâu trong dòng nước thâm u xanh lơ kia…Biển vẫn vô tình!


Từ năm 1975 tới nay, trong giới điện ảnh Việt Nam tại hải ngoại chỉ có được số ít ỏi phim được trình chiếu, và không mấy thành công, lại thường có nội dung quanh quẩn những chuyện tình yêu , chưa đạt đỉnh nghệ thuật và phải “chết non”. Phim A Realm Of Return (Bóng Quá Khứ) của đạo diễn Thanh Tâm cũng vừa trình chiếu xong, và hiện còn đang được khán thính giả mộ điệu thẩm định giá trị. Nhưng với phim Boat People: A 50 Year Journey (Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm) là một dấu ấn cần có trong cộng đồng người Việt định cư tại các quốc gia tự do hải ngoại. Đây không phải là loại phim chỉ để xem qua giải trí lúc nhàn rỗi. Phim có tính chất chứng tích lịch sử của giai đoạn dân chúng miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm, họ phải lao mình ra biển tẩu thoát và thành thảm họa thuyền nhân suốt nhiều thập niên từ sau 1975. Thanh Tâm cũng theo dòng người tỵ nạn định cư tại nước Canada là trú xứ thích hợp để sinh sống, học tập đạt thành quả và vươn lên như những bông hoa tươi đẹp khoe hương sắc dưới ánh sáng trong lành và có ít nhiều mật ngọt để đóng góp cho đời với trái tim nhân ái. Thanh Tâm may mắn hơn những thuyền nhân đã bị chìm sâu trong lòng đại dương lạnh lẽo! Cô đã thể hiện “cái” tài hoa qua hai phim đã và đang trình chiếu tại nhiều rạp.


30 tháng 4 năm 2024 năm nay nữa đã là 49 năm kể từ ngày người Việt tỵ nạn Cộng Sản có mặt ở các quốc gia hải ngoại, Cộng Đồng Người Việt thành hình và Cuộc Chiến Quốc - Cộng vẫn còn đang tiếp diễn cho dù đã không còn tiếng súng nổ vang rền…


Nhưng từ buổi đầu bở ngỡ còn đang lo sinh kế gia đình, báo chí Việt Ngữ đã xuất bản và bộ môn văn học, âm nhạc, nghệ thuật điện ảnh cũng đã khởi sắc và đang dần hoàn thiện. Đặc biệt phim Thuyền Nhân: Hành Trình 50 Năm này là một trang sử liệu hiện thực, là dấu ấn ghi lại một quá trình đau khổ, bi thảm của Người Việt Tự Do, và cho dù hay hoặc khiếm khuyết thì vẫn là nét “mực đen” vì tính chất là nỗi đau thương của dân chúng miền Nam trong nghiệt cảnh !  Nhưng đích thực là nét son đan tâm có giá trị được viết trong pho Lịch Sử Ngàn Người Viết và nền Văn Hóa Người Việt Tự Do, tự tri chứng nét bi hùng tráng Thuyền Nhân Việt Nam vượt đại dương với những con thuyền gỗ mong manh dễ vỡ, không la bàn chuyên nghiệp và hoa tiêu hải hành chỉ có trình độ lái thuyền trên sông lạch, hoặc đánh bắt thủy sản ở ven bờ biển…Thế nhưng vì Tự Do hay là Chết.


Chúng tôi liều thân lao ra biển và hiện có mặt khắp thế giới, cộng đồng Người Việt Tự Do chúng tôi lớn mạnh trong những quốc gia tự do, dân chủ. Đó là cái giá của Tự Do và Hoa Tự Do vô giá do máu lệ, thân xác đồng bào tôi trải thảm trên đường vượt biên, vượt biển mà nở thắm tình người.


Chúng tôi tri ơn những người dân bản xứ của các quốc gia nhân ái đã mở rộng vòng tay độ lượng cưu mang, cho chúng tôi cơ hội sinh sống an lành và tiến thân.


Tôi xin trân trọng giới thiệu phim BOAT PEOPLE: A 50 YEAR JOURNEY do nữ đạo diễn Thanh Tâm và Ekip làm phim thực hiện đang được trình chiếu.  


Trịnh Khải Hoàng
HOA TỰ DO mùa Xuân 2024.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 12317)
Các cuốn Nhật ký Anne Frank bị xé ở thư viện Shinjuku City Hơn 100 bản in cuốn Nhật ký Anne Frank đã bị xé và phá trong một thư viện công ở Tokyo, Nhật Bản, theo quan chức nước này.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 12664)
Đào: một bài hát mang đậm chất Ả Đào (hay Ca Trù) của Âm nhạc truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10891)
Triển lãm "Angkor, sự khai sinh của một huyền thoại" tại bảo tàng nghệ thuật châu Á Guimet (DR)
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10521)
Giả như Albert Camus vẫn còn sống, thì hôm 07 tháng Mười Một vừa qua, ông có lẽ đã tròn 100 tuổi. Từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, thế mà sinh nhật năm nay của đại văn hào diễn ra trong bầu không khí tĩnh lặng, “không trống, không kèn” như nhiều nhà văn lớn khác của Pháp. Kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Albert Camus chỉ gói trọn trong một cuộc triển lãm nhỏ với chủ đề “Albert Camus, công dân thế giới” tại Aix-en-Provence, một thành phố thuộc tỉnh Bouches-du-Rhône, miền nam nước Pháp. Triển lãm kéo dài từ ngày 05/10/2013 cho đến hết ngày 04/01/2014.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11149)
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.
12 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11481)
Mùng 7 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của nhà văn Albert Camus. Cho dù ông là một trong các nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất và được dịch nhiều nhất, tại Pháp không hề có một nghi lễ chính thức nào được cử hành vào dịp này. Với người Pháp, tác giả của « Kẻ xa lạ » tiếp tục gợi nên những quan điểm đối kháng.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 10677)
Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão lụt miền Trung bị tin về cái chết của tướng Võ Nguyên Giáp đè nén. Các bản tin về bão lụt miền Trung đi tin các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế đang đối diện với những cơn lũ quét mạnh mẽ sắp tràn xuống những khu vực hạ nguồn sau khi cơn bão rút đi. Mưa tích nước trên thượng nguồn các con sông lớn sẽ tràn bất ngờ gây lũ quét và đây là nguyên nhân gây thương vong và thiệt hại tài sản lớn cho người dân hơn chính cơn bão trực tiếp gây ra.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 13428)
Westminster (Bình Sa)- - Trưa Thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 2013, tại nhàng Paracel Seafood Restaurant khoảng 350 quan khách, thân hữu, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy văn thi hữu, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự buổi ra mắt hai tác phẩm "Phận Người Vân Nước” và “Chuyện Dọc Đừờng" của người lính viết văn Phan Nhật Nam do Nhà xuất bản Sống và Tuần Báo Sống phát hành.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 11422)
Đông đảo khán giả đã tới xem các vở kịch của Lưu Quang Vũ được trình diễn từ 09-15/09 nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 11123)
Nghệ sĩ Vân Ánh chơi trống và hát (Ảnh: Christine Jade)
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 13295)
Trong một bài viết: Rồi Mai Đây / Một bài thơ của Tạ Tỵ đăng trên website Newvietart.com / France-ngày 15.12.2009) - không đủ , lại tưởng là đủ?
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 12231)
Chân dung Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. PHOTO: LKT 2003
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11653)
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 18286)
Còn 24 tiếng đồng hồ nữa liên hoan Cannes công bố bảng vàng. Hôm nay, 25/05/2013, là ngày chiếu hai bộ phim cuối cùng tranh giải Cành cọ vàng. Còn tối nay, ban tổ chức vinh danh thần tượng điện ảnh Pháp Alain Delon, nhân xuất công chiếu phiên bản mới của bộ phim Plein Soleil.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 11730)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này.
23 Tháng Tư 2013(Xem: 12641)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 15689)
21 Tháng Tư 2013(Xem: 12048)