VĂN HÓA ONLINE - VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - THỨ HAI 04 NOV 2024
Nhà văn Trần Thùy Mai: “Công chúa Đồng Xuân” tái ngộ bạn đọc
LTS: Một lần nữa, Nhà văn Trần Thùy Mai tái ngộ bạn đọc Văn Hóa Online qua tác phẩm “Công Chúa Đồng Xuân”.
Tòa soạn nhận được nhiều bài viết và phỏng vấn tác giả Trần Thùy Mai ở trong nước, chúng tôi chọn lọc một số, qua các bài viết này, giới thiệu đến quí bạn đọc. Trân trọng. (lkt)
Nhà văn Trần Thùy Mai, tác giả bộ tiểu thuyết ‘Từ Dụ Thái Hậu'.
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12223/tran-thuy-mai-tu-du-thai-hau
*
Phạm Xuân Nguyên: Dùng văn luận sử
Cuốn tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân; của nhà văn Trần Thùy Mai. (Ảnh: ST)
Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam, 2023
Cuốn tiểu thuyết mới này có thể coi như sự tiếp tục của tiểu thuyết; Từ Dụ
Thái hậut; (2 tập) mà nhà văn Trần Thuỳ Mai đã cho ra mắt cách đây 5 năm trước,
cũng tại Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam.
Nếu như cuốn đầu là viết về thời kỳ mởđầu triều đại nhà Nguyễn từ Gia Long qua
Minh Mạng đến Thiệu trị, có thể coi như thời thịnh thì cuốn mới này viết về triều
Tự Đức và mấy triều vua tiếp theo khi nhà Nguyễn đụng độ với thực dân Pháp,
có thể coi như thời suy.
Trần Thuỳ Mai ở cả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về triều Nguyễn đều xuất
phát từ một nhân vật nữ. Từ Dụ Thái hậu là một tấm gương sáng.
Là con dâu của vua Minh Mạng, vợ của vua Thiệu Trị, bà đã có công ổn định nội cung cho các vua
đầu triều Nguyễn. Công chúa Đồng Xuân thì lại khác. Bà là con út của vua Thiệu Trị
với một cung nhân, tên khai sinh là Gia Phúc, được bà Từ Dụ là chính cung của
nhà vua coi như con đẻ chăm sóc nuôi nấng, rồi được gả làm vợ Nguyễn Lâm, con
trai của danh tướng Nguyễn Tri Phương. Năm 26 tuổi, bà thành goá bụa khi
Nguyễn Lâm cùng cha tử trận trong cuộc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất
(1873). Sau đó bà bị tai tiếng là hoà gian; (thông dâm) với anh trai cùng cha khác
mẹ là Gia Hưng công Nguyễn Phúc Hồng Hưu, hoàng tử thứ 8 của Thiệu Trị.
Đây là vụ án thứ hai cùng loại rúng động dưới triều Nguyễn. Đầu triều là vụ
bị cho là loạn luân của Hoàng tôn Mỹ Đường, con trai Hoàng tử Cảnh đích trưởng
tử của vua Gia Long, với mẹ là Vương phi họ Tống. Nhà văn Trần Thuỳ Mai đã nói
về vụ này trong cuốn; Từ Dụ Thái hậu; Và nay chị lại nói về vụ công chúa Đồng
Xuân với tư tưởng hai người phụ nữ này rất có thể chỉ là nạn nhân, chứ không
phải tội nhân, chỉ là những con dê tế thần; trong một cơn bão quá tàn khốc của
lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết vì vậy đã đặt công chúa Đồng Xuân vào giữa cơn bão táp
lịch sử đó. Cô công chúa nhà Nguyễn đã phải trải qua những biến thiên kinh
hoàng của thời cuộc: khởi nghĩa Chày Vôi, trận đánh đồn Kỳ Hoà, hai lần Pháp
đánh thành Hà Nội, thất thủ kinh đô. Nhà văn đã mô tả lại các sự kiện lịch sử thời
đó bằng con mắt nhìn của thời nay. Các nhân vật lịch sử được gọi dậy trên trang
văn để đối thoại với nhau và đối thoại với hôm nay trên nhiều vấn đề chưa dễ đã
không còn thời sự. Vấn đề hoà hay chiến trước sự xâm lăng của quân Pháp thông
qua thái độ của vua Tự Đức và các đại thần như Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn
Tường, Tôn Thất Thuyết. Vấn đề; bình Tây sát Tả. Vấn đề canh tân đất nước qua
những trăn trở của Nguyễn Trường Tộ.
Có một nhân vật hư cấu đi xuyên tác phẩm. Đó là Nguyễn Chí, một võ
tướng, một người theo đạo, một người muốn cứu nước không phải bằng con
đường mù quáng khi đã biết thế và lực của nước mình thua kẻ thù. Nguyễn Chí ở
bên cạnh Phan Thanh Giản khi vị đại thần này tự sát thân để chứng tỏ tấm lòng
yêu nước của mình. Nguyễn Chí ở bên cạnh Nguyễn Trường Tộ phút hấp hối đau
đớn thấy những điều trần canh tân đất nước của mình không được nhà vua và
triều đình thực thi. Nguyễn Chí thoát khỏi mọi hiểm nguy, ngay cả khi đã cận kề
cái chết. Nguyễn Chí xuất hiện từ ngay đầu tiểu thuyết cho đến khi tiểu thuyết kết
thúc. Đó là khi Nguyễn Chí cùng với Đoàn Châu, em gái Đoàn Trưng thủ lĩnh cuộc
khởi nghĩa Chày Vôi, sau bao nhiêu tao loạn, đã cùng nhau mở một cái quán bên
sông Hương. Và một buổi sáng có ba chàng trai bước vào quán, đó là ba sĩ tử lai
kinh ứng thí, họ mang ba cái tên: Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Sắc, Phan Chu Trinh.
Ngoài cửa sổ, nắng đã lên, một ngày mới bắt đầu; – nhà văn viết câu này kết
thúc tiểu thuyết. Nguyễn Chí, như vậy, có thể coi là nhân vật tư tưởng của Trần
Thuỳ Mai ở cuốn tiểu thuyết này.
Còn công chúa Đồng Xuân? Nàng khao khát sống, khao khát tình. Tác giả đã
không ngại mô tả những cơn khao khát dục tình của nhân vật khi phòng không
bóng chiếc. Và từ đó chị đã để cho cuộc; hoà gian; không rõ thực hư trong lịch sử
thành một cuộc tình mãnh liệt của nàng và Nguyễn Chí. Sau bao kìm nén, họ đã ở
trong nhau. Chí không giữ nổi nữa. Chàng cắm ngập vào trong nụ hoa, cảm thấy
sự mượt mà bên trong cơ thể nàng đang bó thít lấy mình; (tr. 284). Kết quả họ có
một đứa con gái mang tên Đồng Xuân mà khi công chúa mất đi đã về ở cùng trong
quán với Nguyễn Chí và Đoàn Châu. Đó là một cách cắt nghĩa và lý giải lịch sử của
nhà văn khi viết truyện lịch sử. Trần Thuỳ Mai muốn giải hoặc những nghi án lịch
sử của triều Nguyễn theo phương châm của toà án: suy đoán vô tội.
Tiểu thuyết không phải là lịch sử. Nhưng tiểu thuyết lịch sử là một cách nhà
văn đưa ra cái nhìn lịch sử theo cách của mình dựa trên các cứ liệu lịch sử hiện
hành và theo xu hướng thời cuộc hiện tại. Chọn thời kỳ lịch sử nào, nhân vật lịch
sử nào, biến cố lịch sử nào để thể hiện và hư cấu là nhà văn đã chọn đưa ra thông
điệp của mình.
Trong tiểu thuyết; Công chúa Đồng Xuân; Trần Thuỳ Mai muốn lật
lại sự lựa chọn của vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức khi đối diện với thực dân
Pháp. Hoà để thủ, thủ để chiến, hay cứ quyết chiến bằng mọi giá dù đã biết trước
mười mươi thất bại, mất đất, mất nước. Ngay cả sự cầu viện quân Thanh giúp
đánh Pháp cũng là điều rất nguy hiểm. Chỉ trong quyển hạ tác giả đã để cho các
nhân vật hễ có dịp là nói tới nguy cơ này. Đây là lời Nguyễn Văn Tường nói với
tướng quân Hoàng Tá Viêm: Chuyện thứ hai đáng lo hơn nữa: hiện giờ muốn
đánh Tây phải dựa vào quân Cờ Đen. Mà Cờ Đen chỉ mạo xưng dư đảng Thái Bình
Thiên Quốc cho oai, chứ vốn thật nó là đảng cướp. Tệ hơn thế, Cờ Đen thì cũng là
Tàu. Giả dụ ta liên mình với chúng mà thắng được Tây, thì càng thắng càng đưa
Tàu vào trong gan ruột. Hoàng thượng lo, là lo chỗ đó! (tr. 62).
Đi từ thân phận và số phận của những người phụ nữ trong cung vua phủ
chúa để viết về lịch sử của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam nhưng cùng là triều đại còn nhiều vấn đề phức tạp, rắc rối chưa dễ giải
đáp, đó là cách nhà văn Trần Thuỳ Mai lựa chọn dùng văn chương để luận lịch sử.
Đọc hai cuốn tiểu thuyết của chị, người đọc sẽ muốn đọc tiếp nữa, và cùng với đó
là muốn đọc lại lịch sử dưới một nhãn quan mới.
**
Bạch Diệp: Phỏng vấn nhà văn Trần Thùy Mai
Chị có thể cho biết khi viết về tiểu thuyết lịch sử, điều gây khó khăn lớn nhất cho nhà
văn?
TRẦN THÙY MAI: Khi viết tiểu thuyết lịch sử, tôi dựa trên ba nguồn chính:
tư liệu lịch sử, truyền ngôn trong dân gian, và sự tưởng tượng của mình.
Trước đây, trong thời gian dài công tác ở Đại học sư phạm Huế, tôi đã làm
công việc sưu tập truyện kể, dân ca trong dân gian vùng Thừa Thiên Huế. Trong
những gì ghi chép được, có rất nhiều mảnh vỡ lấp lánh về nhiều nhân vật lịch sử.
Sau đó khi làm việc ở nhà xuất bản Thuận Hóa, tôi có tham gia xuất bản các bộ sử
triều Nguyễn. Tôi đọc hoài, ban đầu thấy rất khô khan buồn tẻ, rồi dần dần thấy sự
sống hiện lên giữa những dòng chữ. Trong những ghi chép có phần vắn tắt của
người xưa, là rất nhiều gương mặt, hình ảnh, số phận…
Tất cả những điều đó cuốn hút tôi. Những năm gần đây, nhiều tư liệu mới
hơn về giai đoạn 1858- 1888 đã đến với người đọc, trong đó có cái do các nhà
nghiên cứu người Pháp, người Nhật viết, có cái do các nhà nghiên cứu Việt Nam
viết. Những tài liệu mới này đã mở rộng nhiều cánh cửa, cho phép ta có một cái
nhìn đa chiều hơn về những nhân vật lịch sử.
Viết tiểu thuyết về lịch sử triều Nguyễn trong giai đoạn này, theo tôi là một
việc khá thuận lợi. Trong mọi công việc, tôi không có thói quen nghĩ nhiều về sự
khó khăn. Hơn nữa, khi làm một việc mình đam mê, thì những khó khăn càng làm
cho mình động não và hứng thú hơn.
Thời gian nhà văn viết bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân là bao
lâu? Mỗi ngày nhà văn thường viết bao nhiêu giờ? Một giờ bao nhiêu trang?
Khoảng thời gian nào khiến nhà văn tập trung nhất trong ngày?
TRẦN THÙY MAI: Tôi để một năm để sắp xếp tư liệu lịch sử sẵn có, quan trọng nhất là
phải xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian và không gian. Ví dụ, vào năm này, khi xảy ra vụ
việc này thì Đoàn Trưng mấy tuổi và Công chúa Gia Phúc mấy tuổi? Vào ngày
thất thủ kinh đô, tướng Hoàng Tá Viêm đang làm gì, ở đâu? v.v…Sau khi thống kê
các sự kiện, tôi dành hai năm để viết, ngày nào cũng đều đặn hai giờ vào buổi sáng,
lúc tinh thần tôi tỉnh táo và nghĩ được nhiều ý nhất.
Buổi chiều, tôi dành cho những việc khác của đời sống. Sau bữa ăn tối, lúc
đó độ tưởng tượng kém đi nhưng óc nhận xét lại tăng lên, tôi sẽ đọc lại và chỉnh
sửa câu chữ, bỏ bớt những chỗ mà tôi nhận ra là thừa. Do khi mình đang say, thì rất
hay phóng bút. Tôi thường nghĩ viết văn cũng như tạc tượng, đục hết những chỗ
thừa, thì viên đá sẽ thành tác phẩm.
Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong bộ tiểu thuyết này
là gì?
TRẦN THÙY MAI: Lúc người Pháp tấn công, triều đình, sĩ phu và dân chúng đều có phản ứng
chống giặc. Đọc kỹ từng chi tiết của sử liệu, ta sẽ thấy đau lòng vì nhân vật nào
cũng yêu nước nhưng không thể có tiếng nói chung! Chưa đánh Pháp, thì người
Việt đã cấu xé nhau trong tâm thế chia rẽ, độc đoán và có những khi thực sự tàn
bạo. Tôi muốn vẽ lại bức tranh ấy một cách chân thực, để ta nhìn lại cách ứng xử
của ta, nhìn lại những “điểm âm” trong dân tộc tính vốn có của người Việt.
Nhiều người so sánh cách đối phó họa phương Tây của người Việt với người
Nhật, người Thái. Thật ra hoàn cảnh và vị trí của hai nước ấy khác ta, nên sẽ là hơi
khập khiễng nếu đem so để tự trách bản thân. Nhưng cũng phải thừa nhận một điều,
dân trí và não trạng dân tộc của nước Đại Nam vào thế kỷ 19 không thể bắt kịp cả
hai đất nước ấy. Lỗi đó thuộc về ai? Tất nhiên triều Nguyễn là người nắm quyền
phải chịu trách nhiệm về cái bước lỡ đau đớn ấy của dân tộc. Nhưng quy lỗi cho
triều Nguyễn thì tất cả chỉ là câu chuyện của quá khứ. Nhìn thấy và thừa nhận chỗ
bất cập trong dân tộc tính Việt – xu hướng chia rẽ, thiếu sự bao dung và tầm nhìn
xa, thì câu chuyện sẽ không còn đóng lại trong quá khứ, mà là kinh nghiệm cho
hiện tại và tương lai.
Lịch sử nước ta trải qua rất nhiều biến cố và thăng trầm vậy tại sao
nhà văn lại chọn những biến cố đó để đưa vào văn học, phải chăng nhà văn có
tham vọng muốn giải mã biến cố lịch sử bằng những suy luận của mình?
TRẦN THÙY MAI: Tôi không giải thích lịch sử theo suy luận của riêng tôi, mà chỉ muốn trình
bày bức tranh lịch sử như nó vốn vậy. Như bạn biết, lịch sử giai đoạn 1858-1885,
xoay quanh hai xung đột lớn: xung đột giữa Đại Nam và Pháp , và xung đột giữa
hai phái chủ chiến- chủ hòa trong triều đình, sĩ phu và dân chúng thời ấy. Trong
một thời gian dài, chúng ta đã tuyệt đối hóa phái chủ chiến, xem phái chủ hòa là
xấu xa, bán nước… Từ đó đi đến chỗ mặc định: chủ chiến là chính nghĩa, chủ hòa
là phi nghĩa.
Do quan điểm phân biệt đơn giản như vậy, chúng ta đã phải lúng túng khi
đánh giá những nhân vật chủ hòa như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trần
Tiễn Thành…Và cũng vì tuyệt đối hóa phe chủ chiến mà không ít lần ta đã tôn vinh
một vài nhân vật tàn bạo, như Ông Ích Khiêm, Tôn Thất Thuyết...Đó là một điều
rất không nên, vì khi ta biện minh cho những hành vi độc ác, là ta đã nuôi dưỡng
mầm ác độc trong lòng những thế hệ tương lai.
Nếu cuốn tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân không được đánh giá cao, nhà văn nghĩ gì về điều này?
TRẦN THÙY MAI: Như đã nói, với cuốn tiểu thuyết này, tôi muốn viết từ góc nhìn tự nhiên của
tôi, một người đọc sử, có cảm xúc và cảm hứng từ lịch sử. Do khác góc nhìn, nên
có thể câu chuyện tôi kể có nhiều điểm khác so với một số thành kiến lâu nay. Bởi
vì thành kiến được nhắc lui nhắc tới lâu ngày sẽ được nhiều người cho là sự thật,
nay mình muốn đi ngược lại cái gọi là sự thật ấy sẽ rất dễ bị phản bác. Khi viết
cuốn truyện này, tôi đã hình dung trước việc đó và sẵn sàng chấp nhận.
Theo nhà văn thiên chức của người nghệ sĩ trong thời đại mới là gì? Thời nay có khác
gì so với thời xưa?
TRẦN THÙY MAI: Thiên chức của tất cả mọi người là làm thật tốt công việc của mình với tất cả
lương tâm. Còn nói riêng về nhà văn trong thời đại này? Như bạn biết, đây là thời
văn hóa đọc đang bị suy thoái trầm trọng. Lễ hội sách, ngày sách, đường sách, phố
sách, ra mắt sách đủ cả, chứng tỏ xã hội đang phải đấu tranh tích cực cho việc đọc
sách. Bởi vậy, theo tôi nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà văn là phải viết ra sách
mới, và cố gắng làm sao cho người ta thích đọc!
Đối với những người yêu và say mê văn chương muốn đi theo con đường này mà chưa
có cơ hội, lời khuyên của nhà văn dành cho họ là gì?
TRẦN THÙY MAI: Viết văn là một việc không đòi hỏi nhiều điều kiện bên ngoài,
như nhà điêu khắc cần phải có vật liệu, nhà đạo diễn phải có phương tiện làm phim,
ca sĩ phải có sàn diễn. … Nhà văn chỉ cần giấy bút (hoặc laptop, là thứ hầu như ai cũng có).
Bởi vậy người viết văn luôn luôn có cơ hội, miễn là có đủ sự đam mê và chấp nhận trả
giá.
Điều quan trọng nhất của một người viết là phải luôn luôn duy trì cảm hứng
trong cuộc sống của mình, và muốn vậy thì phải đọc, phải đi, mở lòng và mở trí ra
để cảm nhận và yêu thương…
Chúc nhà văn dồi dào sức khỏe và có những cống hiến tiếp theo cho ngành văn học nước nhà!
Bạch Diệp
(Tạp chí Ngaymoionline)
(xem tiếp số báo tới)