Xem phim Mỹ: Nữ hoàng xứ tuyết - kỳ 2

05 Tháng Mười Hai 20193:02 CH(Xem: 5370)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA VĂN HỌC VĂN NGHỆ - THỨ NĂM 05 DEC 2019


Xem phim Mỹ: Nữ hoàng xứ tuyết - kỳ 2


Nguyễn Thị Ngọc Diễm (*)


Cuốn phim mang cùng tên kỳ 1 đã ra mắt cách đây sáu năm do hãng phim hoạt họa nổi tiếng Hoa Kỳ Disney thực hiện với số thu kỷ lục là 1,2 tỷ đô la trên toàn thế giới. Đó là năm 2013, và con số tiền tỷ làm cho cuốn phim hoạt họa này trở thành vô địch về lợi nhuận qua mặt tất cả mọi thứ đã ra mắt trước kia cùng loại! Chúng ta nhìn về quá khứ để tìm hiểu vì sao có kỳ 2, kỷ lục số thu sẽ vượt qua hơn kỳ 1 hay không; điều này chứng tỏ khán giả yêu xi-nê-ma vẫn ưa chuộng những chủ đề cũ xưa như trái đất là hoàng gia vua chúa.


Sở dĩ có kỷ lục “đánh bạc” toàn thắng này là do sự cạnh tranh lành mạnh của tư bản xanh mà ra. Bên ngoài thì bị phe nhóm DreamWorks kèm sát, bên trong thì những nhà sáng tạo Pixar liên tiếp cho ra sản phẩm độc đáo khiến cho Disney phải gồng mình bạo gan làm cú lớn được ăn cả ngã về không. Và họ đã trúng số độc đắc bằng công sức đầu tư rất to lớn.


DreamWorks ra đời năm 1994 và đã sản xuất hằng loạt phim hoạt họa thành công vang dội như Kung Fu Panda, ông chằng màu xanh lá cây hiền lành không ăn thịt con nít tên là Shrek liên quan đến Hiệp sĩ mèo đi hia. Còn nhóm Pixar cũng từng hốt bạc không ít của đám khán giả trẻ con qua trung gian cha mẹ với cuốn phim hoạt họa lừng danh về chú cá Nemo rồi sau đó là Toy Story năm 1995. Thật ra, Disney đã đỡ đầu cho Pixar do chính nhân vật quan trọng Steve Jobs công ty Apple sáng lập lúc ông còn tại thế.  


Chúng ta trở lại với Nữ Hoàng Xứ Tuyết. Khi xem phim số 2, tôi rất làm lạ thấy rằng chuyên gia vẽ đã cố ý cho sống mũi của hai nữ nhân vật chính thấp lè tè như dân Châu Á. Ngược lại, họ có đôi mắt to tuyệt đẹp của Tây phương. Nhờ vậy mà nét vẽ kỳ kỳ này lại khiến cho nhân vật khác biệt hẵn đi với kiểu mẫu bị đóng khung của dân da trắng. Thật là những nét đẹp lai căng được thanh lịch hoá thành dấu ấn đặc biệt cho hai vai nữ chính. Còn chàng trai lại có gương mặt giống nam tài tử Pháp trứ danh Gérard Depardieu ở chiếc mũi hơi to bè.


Có đến 50 hoạ sĩ phim hoạt họa cùng làm việc để vẽ nên mọi thứ trong vòng 9 tháng trời. Toàn thể bộ phim cần đến 600 nhân viên cùng đóng góp công trình với ba triệu giờ làm việc kéo dài hai năm rưỡi. Thế nhưng hình thức ca nhạc lồng vào phim biến nó hầu như thành ra loại “comédie musicale” (ca vũ nhạc kịch dân gian thu hút khách nườm nượp đến xem). Tôi rất thích nghe ca nhạc như nhiều người thì trúng tủ thêm nữa rồi.


Trong số 102 phút phim dài thì có đến 25 phút ca nhạc do các nhân vật diễn tả hay kể lể. Nhạc  được nghe mãi đến 13 tuần, hơn ba tháng sắp hạng nhất trên thang điểm Billboard 200 là tờ tuần báo dành cho 200 bài hát hay nhất ra mắt hàng tuần. Nhờ vậy, có bốn triệu anbom ghi đĩa nhựa bán ra khắp thế giới. Ba triệu bộ quần áo vương giả kiểu công chúa em tên Anna của nữ hoàng chị Elsa bán được trong vòng một năm sau đó chỉ ở Mỹ thôi. Chưa kể con số tương đương đĩa DVD thu toàn bộ phim được tiêu thụ, thu vào thêm vài trăm triệu đô la. Nơi tôi đi chợ, đại siêu thị Leclerc bán nhiều sản phẩm ráp hình từ nhiều mảnh vụn chất dẻo Lego gợi ý theo phim ghi tiếng Mỹ là Frozen kỳ 2. Doanh số lên thêm 10% cho Disney với kỳ 1. (Ảnh kèm)             


     

image057

Trong ảnh chụp, hai cô gái Anna tóc vàng và Elsa tóc nâu hơi đỏ nhẹ. Chú người tuyết Olaf trắng tinh có hai cánh tay màu đỏ đứng trên chiếc cầu. Trẻ em khoảng 6 tuổi sẽ lắp ráp đồ chơi thành các nhân vật và tòa lâu đài. (Hình chụp của tác giả viết bài).

image059

Tương tự, các em sẽ có mẫu nhà chòi độc đáo tha hồ ráp vào kèm theo chi tiết linh tinh rất thu hút hàng giờ chơi đùa.


image055

Trẻ con từ 4 tuổI trở lên thích tàu thuyền và dòng sông thì chọn hôp đồ chơi này.


image062


Trẻ em lớn hơn từ 6 tuổi trở lên lắp ráp người tuyết Olaf theo hình mẫu tùy thích. Chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy các mảnh chất dẻo Lego làm rất công phu để chúng ăn khớp với nhau. Lego là một hãng sản xuất đồ chơi gốc gác xứ Đan Mạch, món hàng danh tiếng bình dân trẻ con nào cũng từng chơi qua là thế. Chúng nó có thể tự chơi loay hoay hàng giờ để say mê lắp ráp cho đến khi làm xong món đồ chơi y như mẫu. Các bậc phụ huynh mua rất nhiều loại này vừa túi tiền và giúp trẻ độc lập suy nghĩ hợp lý.


Trong phim, Olaf từng bị “phân thây” nhiều lần nhưng cậu ta vẫn sống nhăn răng và được lắp ráp lại dễ dàng. Thật thú vị, trẻ con khỏi phải khóc lóc tiếc thương. Tôi nghe bọn con nít cười vui khi Olaf nói diểu, cả người lớn cũng thế. Thật đáng lo cho nước Pháp, trẻ con trở thành thứ hiếm hoi bên đây! Chúng nó đếm lác đác đầu ngón tay còn người lớn đông hơn trong khi cuốn phim là để cho trẻ em đi coi. Tôi nhớ lại thời hoàng kim của đám con nít bên nhà với những rạp chiếu bóng đông nghẹt tụi nó trong đó có tôi vào năm 1960. Nhất là phim Ấn Độ nơi rạp Huỳnh Long chuyên môn chiếu phim hoá phép gay cấn đánh nhau tơi bời giữa kẻ ác và người hiền. Cuối cùng, hình như phim thần thoại Ấn Độ đã đi trước phim Âu Châu từ lâu.


Elsa, được cho biết có khả năng thần tiên tự vệ phóng chưởng đẩy lùi bao nhiêu thứ dữ như lửa cháy, sóng thần, thuần hoá ngựa hoang trong màn đánh nhau dưới đáy nước biển rất kỳ thú. Cô em Anna thì bình thường nhưng tâm lý rất mạnh để hoàn thành vai trò giúp chị vào giờ cuối hiểm nguy đã bị đóng băng thua cuộc. Cái tên Frozen 2 diễn tả tình trạng cô gái có vẻ đã thua cuộc nhưng phút cuối được em gái cứu thoát quay trở về hình dạng lúc đầu. Ai biết khoa học sẽ tiến bộ đến mức này vào thế kỷ thứ bao nhiêu.    


    image064


Trong ảnh, hình chú ngựa có màu xanh dương nhưng trong phim ngựa tuyệt đẹp và linh động như thật khiến khán giả trẻ con và người lớn đều mê tít. Nhất là khi ngựa đưa nữ hoàng Tuyết Elsa  vượt biển sau khi bị cô chủ thuần hoá được. Ngựa thần và chủ băng đại dương thể hiện được giấc mơ kỳ thú của con người. Một thế giới tuy có vẻ thần thánh vô lý nhưng lúc xem phim khán giả đã bị lừa gạt hoàn toàn nhờ các kỹ xảo thủ thuật đặc biệt tạo ảo ảnh như thật (effets spéciaux). Tôi ngồi nán lại để xem phần cuối cùng, có thấy cascadeurs (người đóng vai nguy hiểm thay thế tài tử chính) được kể tên. Một người mang tên Tuan Nguyen có góp công, người tên gốc Hoa nhiều hơn.    


Trong vòng tuần lễ đầu tại Pháp, đã có gần hai triệu khán giả vào xem vừa nhi đồng vừa người lớn. Cuối phim, dân tộc yếu thế Arendelle đã được cứu giúp khi Elsa di theo tiếng gọi của thần Rừng. Lồng trong cảnh phim lúc đầu là câu chuyện cổ tích kể lại từ cha mẹ cho hai cô con gái nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không biết vì sao bố mẹ của Elsa và Anna bị đắm thuyền mất tích. Câu chuyện còn làm xuất hiện trở lại ông ngoại của hai cô bé trong vai chiến binh chống giặc và cả một viên tướng da đen thật đặc sắc. Tuy những lúc có ca nhạc giúp phim đỡ chán nhưng tôi thấy nó có hơi lê thê với 1 giờ 45 phút  y như kỳ 1. Phần triết lý đối thoại cũng rất khó hiểu cho trẻ con, chúng nó chỉ có thể cười vui vì Olaf và con linh dương nói chuyện khôi hài kiểu em bé hoặc theo dõi lúc Elsa phóng chưởng thật lạ lùng.


Hai tác giả chính thực hiện phim là Jennifer Lee và Chris Buck không dự tính sẽ ra phim kỳ 3 nhưng họ cũng có thể tiếp tục, có trời biết. Giới yêu thích phim vẽ sẽ tha hồ chờ đợi nhiều năm nữa.


Jennifer Lee, sau thành công vang dội của phim này đã lên chức điều hành Giám Đốc nghệ thuật cao siêu nhất của Studio Disney. Nữ giới rất vui mừng khi có người đại diện tài năng như thế./.   


(*) NTND là nhà văn, nhà báo (chuyên ngành khoa học tốt nghiệp tại Pháp), nhạc sĩ hội Sacem Paris, đã cộng tác với nhiều báo chí hải ngoại nhất là ở Nam Cali. Tu nghiệp thêm một năm về NTIC (Nouvelles Technologies d’Information et de Communication, Kỹ thuật tân tiến thông tin và giao tiếp) niên khoá 2001-2002.
27 Tháng Chín 2018(Xem: 7751)
13 Tháng Chín 2018(Xem: 8100)
30 Tháng Bảy 2018(Xem: 7883)