Người trẻ Việt được trao Giải Hành trình Can đảm

11 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6445)
thieu_ta_hai_quan_luat_su_chris_phan_1
Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan (thứ 2 từ trái)

Trà Mi-VOA
 
Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. (Chris Phan)

Trà Mi kính chào quý vị và các bạn đến với Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.

Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người tị nạn 20/6 năm nay.
 
Lễ trao giải thưởng của tổ chức mang tên Dịch vụ Tị nạn và Nhập cư Lutheran vừa diễn ra tối hôm 19/6 và Trà Mi hân hạnh được đón tiếp người được vinh danh tại phòng thu đài VOA,

Nghị viện thành phố Garden Grove, nơi có đông người Việt sinh sống nhất nhì ở hải ngoại, Thiếu tá Luật sư Hải quân Hoa Kỳ, Chris Phan.
 
thieu_ta_hai_quan_luat_su_chris_phan_2

Trà Mi: Xin chào anh, rất cảm ơn anh đã đến với đài VOA hôm nay.
 
Thiếu tá Chris Phan: Xin chào Trà Mi và khán thính giả của đài VOA.
 
Trà Mi: Cuộc hành trình của anh đến với giải thưởng này như thế nào, dựa trên những đóng góp nào? Vì sao anh được chọn trao giải?
 
Thiếu tá Chris Phan: Tại vì tôi có lo lắng cho người tị nạn, không chỉ là người tị nạn Việt Nam mà trên thế giới nữa. Trong thời gian sinh hoạt với quân đội Hoa Kỳ, tôi có đi chiến tranh bên Iraq với đội người nhái Navy Seal của Mỹ. Lúc về lại Mỹ, tôi có giúp những người từ Iraq nộp đơn xin tị nạn qua Mỹ. Tôi rất may mắn được sang Mỹ tị nạn, cho nên khi có cơ hội thành công, tôi luôn nhìn trở lại và giúp thêm nhiều người tị nạn khác.
 
Trà Mi: Hành trình đến với giải thưởng này trải qua nhiều thời gian, đóng góp, và công sức. Thế còn hành trình của anh đến với nước Mỹ này trong vai trò là một người tị nạn để cuối cùng được vinh danh nhân Ngày Người tị nạn Thế giới như thế nào? Anh có thể tóm tắt đôi nét?
 
Thiếu tá Chris Phan: Ba tôi sau chiến tranh Việt Nam năm 1975 đi khỏi nước. Lúc đó, Chris mới 1 tuổi nên mẹ không dám đi sợ tai nạn trên biển này kia. Đến năm lên 8 tuổi, ba Chris mới bảo lãnh mẹ và Chris qua. Lúc đến đây ở bang Indiana, rất bơ vơ, không có người Việt nào cả. Tôi là người Việt Nam và là người Châu Á duy nhất trong trường học. Bên đó cũng không có lớp dạy tiếng Việt. Tiếng Việt của Chris là do cha mẹ dạy ở nhà thôi.
 
Trà Mi: Nhìn lại quãng đời của một người tị nạn trên nước Mỹ, anh thấy những cam go nhất mà anh đã gặp phải là gì?
 
Thiếu tá Chris Phan: Phần nhiều là lúc mới qua, rất là khó vì khác biệt ngôn ngữ và chủng tộc.
 
Trà Mi: Với những khó khăn bước đầu đó, cho tới hôm nay Thiếu tá Hải quân Luật sư Chris Phan, một người Mỹ gốc Việt trẻ, sẽ nói gì về người tị nạn Việt Nam nhân Ngày Người tị nạn Thế giới?

 
Thiếu tá Chris Phan:
Chris thấy người Việt Nam rất kiên nhẫn, luôn phấn đấu giúp gia đình, cộng đồng, và quốc gia. Nhân cơ hội này, xin cảm ơn thế hệ cha chú đã cho thế hệ của Chris cơ hội thành công. 38 năm qua cộng đồng mình đã trải qua rất nhiều cực khổ, hy sinh để bắc nhịp cầu để thế hệ của Chris có thể tiếp nối.
 
Trà Mi: Với cương vị là một người tị nạn, anh thấy người tị nạn Việt Nam trên đất Mỹ có những ưu-khuyết thế nào, những đóng góp của họ đối với quốc gia này ra sao?
 
Thiếu tá Chris Phan: Rất nhiều. Người Mỹ gốc Việt đã góp phần rất nhiều cho nước Mỹ về quân đội, kinh tế, thương mại.
 

Trà Mi: Những khó khăn của người Việt tị nạn tại Mỹ có những gì đáng chú ý, theo ghi nhận của anh?
 
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, một điểm khó khăn là mình không có một nước gọi là quê nhà. Ví dụ người Nhật, người Đại Hàn qua đây, họ vẫn còn quê nhà ở nước bản xứ để có thể nhìn trở lại được. Người Mỹ gốc Việt rất đặc biệt vì không có nước Việt Nam để quay trở lại.
 
Trà Mi: Còn về đóng góp, người Việt có những đóng góp nào đáng tự hào so với các cộng đồng khác tại Mỹ?
 
Thiếu tá Chris Phan: Bây giờ thế hệ trẻ của mình cũng đã bắt đầu bước vô nền chính trị Mỹ. Một ao ước của Chris là mình có thể chọn người xứng đáng có thể đại diện cho cộng đồng mình trong chính trường quốc gia. Nếu tương lai mình muốn thay đổi đường đi của nước Việt Nam, mình phải có người Việt trong Quốc hội Mỹ chẳng hạn, để có thể ngồi bàn thảo ra điều kiện, tạo đường đi hay cơ hội thay đổi tốt cho nước Việt Nam, tốt cho dân chúng ở Việt Nam.
 
Trà Mi: Ý anh muốn nhắc tới việc giúp cải thiện điều kiện nhân quyền tại Việt Nam?

Thiếu tá Chris Phan:
Đúng.

Trà Mi: Vì sao vấn đề nhân quyền Việt Nam là một trong những mối quan tâm của anh, một người trẻ thành công ở Mỹ?

Thiếu tá Chris Phan: Trước sau gì, dù mình muốn Mỹ cách mấy, mình cũng vẫn là da vàng, gốc Việt. Mình bây giờ có nhiều cơ hội và may mắn ở bên đây trong khi dân chúng ở Việt Nam hiện giờ vẫn còn phải trải qua những cực khổ. Mình thường nghe những tin không tốt ở bên Việt Nam. Cho nên, dù là một sĩ quan Mỹ, sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về Việt Nam và tương lai của người dân Việt Nam.

Trà Mi: Anh có nhắc tới vai trò lãnh đạo của người Việt trong dòng chính để góp tiếng nói mạnh mẽ hơn thúc đẩy nhân quyền Việt Nam. Theo anh, trở lực nào khiến cộng đồng người Việt ở đây chưa mấy có mặt, có tiếng nói trong chính trường Mỹ hoặc có ảnh hưởng đối với Việt Nam?
 
Thiếu tá Chris Phan: Theo tôi, tại cơ hội cũng chưa đến vì phần đông cộng đồng của mình tại Mỹ từ lúc thành lập tới giờ phải lo đi làm để lo con cái ăn học thành tài. Bây giờ, cơ hội đó đã tới cho thế hệ sau bước lên dòng chính.
 
Trà Mi: Nhân ngày Người Tị nạn Thế giới, người tị nạn Việt Nam sẽ nói gì với thế giới và với Việt Nam? Nếu có ai đặt câu hỏi này với anh, anh sẽ nói gì?
 
Thiếu tá Chris Phan: Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. Theo tôi, mình còn có sức khỏe thì nên luôn nghĩ về người khác. Vì vậy mà tôi mới gia nhập quân đội và cũng vì vậy mà tôi đã đi bộ nguyên năm ngoái để được đắc cử Nghị viên thành phố Garden Grove. Nếu mình có cơ hội, nên làm tốt không những cho cộng đồng, mà cho nước Mỹ và thế giới nữa.
 
Trà Mi: 20 năm sau vào ngày Người Tị nạn Thế giới, anh mong nhìn thấy những thay đổi gì đối với người tị nạn Việt Nam?
 
Thiếu tá Chris Phan: Tôi mong lúc đó mình được đoàn kết hơn, nước Việt sẽ có nhiều tự do-dân chủ cho dân chúng, mong có những thay đổi để mình có thể dạy dỗ con cái về nguồn gốc của mình từ đâu.
 
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc trao đổi hôm nay./
20 Tháng Hai 2014(Xem: 7209)
Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân
05 Tháng Hai 2014(Xem: 7243)
Đầu năm tôi và gia đình xin gởi đến tất cả quý vị đồng hương một năm mới nhiều sức khoẻ, may mắn, thịnh vượng.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 6318)
Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 8354)
Ngày Chúa Nhật 29/11/2013, tại nhà quàn Oakhill, San Jose, từ sáng đến chiều tối, có hàng trăm người là thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bạn tù, đồng nhiệp, thân hữu đã đến để chào vĩnh biệt và nói lời tưởng nhớ với Người Quá Cố-Ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7009)
Tôi quen Việt Dzũng từ những năm đầu thập niên 90, lúc đó cả hai chúng tôi đều làm nghề phát thanh, Việt Dzũng và Minh Phượng là đôi bạn xướng ngôn viên ăn khách nhất của đài Little Saigon Radio, còn tôi thì làm bên đài Văn Nghệ Truyền Thanh.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7220)
Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10753)
Luận văn của Ông Ngô Đình Nhu (1910-1963), tốt nghiệp trường École Nationale des Chartes năm 1938, có tên “Les moeurs et les coutumes des Annamites du Tonkin au xviie siècle”. Quốc Anh bạn tôi đang dạy học ở Sciences Po đã bớt thời gian gõ đầu trí thức Pháp mà vào thư viện lục lọi và gửi về. Bạn Khiếu Anh cũng đã bớt thời gian đi học để dịch bản luận văn này qua tiếng Việt với tên “Những phong tục và tập quán của người An Nam ở Đằng Ngoài thế kỷ XVII”.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10474)
Nhân Lễ Giỗ 50 năm Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đời vì nước vì dân được Người Việt Hải Ngoại tổ chức khắp nơi trên thế giới, blog Mười Sáu tuyển đăng bài “Cái Ghế Của Thợ Uốn Tóc” – câu chuyện tác giả Nguyễn Văn Lục mạn đàm với tác giả Vĩnh Phúc, nhân dịp cựu nhà báo BBC – Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”).
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 588580)
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm. Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12525)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8489)
WESTMINSTER (VB) – Trong buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại hội trường nhật báo Người Việt, nhà văn Chu Tất Tiến đã nói lên lời đón mừng.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 9645)
ài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 7455)
ORANGE, Nam California – Sau một thời gian vắng bóng trên chính trường, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn vừa thông báo về một quyết định với ý định trở lại hoạt động trong chính quyền California.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 7374)
Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người Tị Nạn 20/6 năm nay.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8764)
Mời đồng bào đến tham dự Lễ Xuất phát: 12:30 giờ chiều, ngày thứ Sáu 7/6/2013 và 7 giờ sáng,thứ Bảy 8/6/2013 Tại khu vực Đền Hùng: 14550 Magnolia St., Westminster, CA 92683
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 11250)
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8643)
Phiên toà xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An ngày 16 tháng 5 kết thúc vào lúc 4 giờ chiều với bản án: Kha bị 8 năm tù và Phương Uyên bị 6 năm tù; ra tù, cả hai đều bị quản chế thêm ba năm nữa. Lúc ấy, ở Úc là bảy giờ tối. Từ đó đến sáng hôm sau, Thứ Sáu 17/5, tôi nhận được cả mấy trăm bức email từ khắp nơi.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8048)
Ngày 16 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ. Nhìn chung, tôi nghĩ bài đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng còn vài chỗ đáng bàn.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 6911)
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8695)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, CSVN đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại tòa án tỉnh Long An về tội tuyên truyền chống phá nhà nước chỉ vì đã phát truyền đơn chống bá quyền Trung Quốc. Bản án khá bất ngờ đối với dư luận Việt Nam và Quốc Tế: 6 năm tù giam cho Phương Uyên và 8 năm tù giam cho Nguyên Kha.