Nỗi đau cuối đời của ông Lê Hiếu Đằng

19 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 7189)

Nỗi đau cuối đời của ông Lê Hiếu Đằng

Phạm Nhật Bình

Gửi cho Diễn đàn BBC từ Hoa Kỳ

BBC - thứ ba, 17 tháng 12, 2013

image033

Ông Lê Hiếu Đằng đã lên tiếng tuyên bố rời bỏ hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin ông Lê Hiếu Đằng đang trải qua những giờ phút lâm chung đang làm cho nhiều người rất buồn.

Có nhiều lý do để buồn, nhưng có lẽ nỗi buồn lớn nhất là vì cảm được những điều đau lòng nơi một người nhiều tâm huyết như ông Đằng trong những năm tháng cuối đời.

Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời lại phải thừa nhận một sự thật phũ phàng.

Đó là biết bao hy sinh đóng góp của mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.

Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.

Trong suốt gần 40 năm qua, nhân dân tiếp tục sống trong đói nghèo suốt từ thời toàn trị sang đến thời mở cửa; và sống với các giá trị con người mà nhân loại đã xác định từ lâu.

Chỉ có giai cấp cai trị là thay đổi từ sướng ít trong thời toàn trị lên sướng nhiều và cực giàu trong thời mở cửa.

Không đau lòng sao được khi sau bao công sức đóng góp, đến cuối đời ông chỉ thấy đất nước càng ngày càng bế tắc và thụt lùi.

Thụt lùi so với cả nước Miến Điện nghèo nàn, lạc hậu.

Sau 40 năm bóp chết sức sống của đất nước và vì thế không còn sức chống trả hiểm họa mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh, giới độc tài quân phiệt Miến, chưa hề vỗ ngực là "đỉnh cao trí tuệ loài người", cũng còn biết đặt vận mạng đất nước họ lên trên hết. Họ gấp rút chọn con đường dân chủ để đưa đất nước thoát hiểm.

Đến cả nước Campuchia, một nước từng bị kéo về tận thời cộng sản nguyên thủy dưới tay Pol Pot và thường bị Hà Nội coi như chư hầu, cũng đã qua mặt Việt Nam trên con đường dân chủ hóa.

image034

Miến Điện được chào đón trên trường quốc tế sau thay đổi dân chủ

Nỗi đau của ông Lê Hiếu Đằng cùng những đảng viên còn tâm huyết và tự trọng càng lớn khi họ tự nhận ra chính mình cũng phải lãnh một phần trách nhiệm trước tình trạng từng mảng chủ quyền đất nước đang biến mất dần.

Từ những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc đến vùng Tây Nguyên mang tính chiến lược quân sự đến các vùng biển đảo nhiều tài nguyên đều đã bị giới lãnh đạo của ông Đằng xem là những vùng "đã mất rồi" và nay chỉ phản đối lấy lệ trước mắt dân chúng mà thôi.

Đó là chưa kể hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của "công nhân" Trung Quốc trên khắp nước Việt, đặc biệt tại những vùng hệ trọng chiến lược, cứ tiếp tục mọc lên trước sự làm ngơ hoặc tiếp tay của giới cầm quyền.

Những ước hẹn với Bắc Kinh trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 sẽ giao chủ quyền Việt Nam từng bước và hoàn tất vào năm 2020 (đúng thời hạn 30 năm) không chỉ còn là cơn ác mộng nữa nhưng đã trở thành một phần hiện thực rất lớn rồi.

'Muốn lo cho nước'

Nhưng khó ai hiểu hay tin được những nỗi dằn vặt trên nếu không có những bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc của ông Lê Hiếu Đằng năm 2011 và các phát biểu của ông từ đó, đặc biệt là bức thư tính sổ đời mình trên giường bệnh vài tháng trước đây.

Từ sự cảm thông với tấm lòng chân thành của ông, người ta bắt đầu thấy đây là một tấm gương can đảm đáng quí phục.

Và càng đáng quí phục hơn nữa khi có những đảng viên cao cấp hơn ông nhiều, biết rõ hơn ông nhiều về các nguy cơ cho đất nước và vai trò tác hại của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng vẫn không dám lên tiếng hay có một hành động nào xứng đáng, chỉ vì bổng lộc cá nhân và quyền lợi chế độ ban phát cho con cháu họ.

Biết thời giờ của mình không còn nhiều, ông Lê Hiếu Đằng đã nhắn gởi các đảng viên cộng sản Việt Nam khác:

“Lẽ ra bây giờ phải đoàn kết nhau lại để đấu tranh, phải có dũng khí, nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”.

image035"Nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào?"

Ông Lê Hiếu Đằng

Ông cũng bộc bạch với bạn hữu trong giới trí thức:

“Bao giờ cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, nhân sỹ trí thức phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, đừng có sợ.”

Nhưng liệu những lời kêu gọi tha thiết của ông Lê Hiếu Đằng có rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ không? Đặc biệt, thế hệ đảng viên cùng thời với ông Đằng có còn ai chia sẻ những dằn vặt lương tâm này không?

Ngày nay, tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, nhiều đảng viên cộng sản thời đó đang bị chính thế hệ con cháu họ nhìn với ánh mắt khinh bỉ.

Những đảng viên ấy từng bảo vệ và bám lấy các chế độ cộng sản để hưởng lợi lộc cho đến những ngày tháng chót, bất kể sự tàn phá của các chế độ này đối với đất nước và dân tộc họ.

Ngay cả những lời của các cựu đảng viên này ngày nay chỉ trích các chế độ độc tài cũ cũng chẳng ai muốn nghe vì đã quá trễ và vì thế càng trở nên nham nhở.

Liệu cảnh ấy có lại xảy ra tại Việt Nam trong tương lai không?

Nhìn vào xu thế của nhân loại và ngay tại vùng Đông Nam Á, rõ ràng thời giờ không còn nhiều.

Và có lẽ nay là thời điểm thích hợp nhất để những đảng viên cộng sản Việt Nam - những người còn muốn giữ lại thanh danh và liêm sỉ đối với bản thân, đối với thế hệ con cháu, và đối với dân tộc - chọn con đường công khai rời bỏ đảng vì vừa chính mình vừa vì đất nước.

Đừng để đến khi quá muộn.

Những con người đáng kính trọng như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách…những Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, ... và nay Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên đã chọn con đường danh dự đó.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả từ Hoa Kỳ.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 7577)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67150)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15103)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12078)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 14984)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17016)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16163)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8407)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8326)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12030)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19354)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12666)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11656)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7661)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7666)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13183)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 12811)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8235)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13903)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7625)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.