'Vũ Ánh, một ngòi bút chính trực'

27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8235)

'Vũ Ánh, một ngòi bút chính trực'

Vũ Quí Hạo Nhiên

Viết cho BBC từ Little Saigon, California

BBC - chủ nhật, 23 tháng 3, 2014

image044

Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại.

Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.

Ông mất khoảng vài phút hay vài giờ sau khi làm xong công việc ông từng làm trong nửa thế kỷ: viết báo. Bài báo cuối cùng, “Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí,” ông gửi đi lúc 11:37, và không bao lâu sau đó ông qua đời.

Trong 50 năm trời, từ khi mới ra đại học năm 23 tuổi, ông liên tục làm báo. Thời trước 1975, ông làm phóng viên chiến trường, dần dần lên đến Chánh sự vụ Sở Thời sự đài Phát thanh Sài Gòn, một chức vụ khiến ông bị bắt và bị giam trong trại cải tạo suốt 13 năm.

Ngay cả trong thời gian tù, ông cũng làm được một tờ báo chui mang tên Hợp Đoàn. Để làm được tờ báo này, ở một nơi không có giấy không có bút, ông đã chăm chỉ làm một việc mà người khác chưa chắc đã nghĩ ra: ông lấy báo Nhân Dân, cắt ra từng chữ cái một, gom lại và dùng chúng để dán thành báo!

Vì tờ báo chui này, và vì mỗi năm đến ngày 30 tháng 4 ông kiên quyết không chịu ngồi xem phim “Giải phóng miền Nam,” mà ông chịu đựng nhiều tháng trời biệt giam, bị cùm trong thùng conex.

Tôi làm việc chung với ông Vũ Ánh nhiều năm ở báo Người Việt, nơi "chú Ánh" là chủ bút và tôi là tổng thư ký. Như nhiều đồng nghiệp khác cùng tuổi, cùng lứa của mình, tôi kính mến gọi ông bằng “chú Vũ Ánh” hay “chú Ánh.”

'Không thích khoe khoang'

"Một đồng nghiệp trong tòa soạn có lần hỏi chú, “Tại sao chú làm tin tức, chú biết tình hình như vậy, sao trước 30/4 chú không đi?,” chú nói: “Tao đâu bỏ nhân viên tao được."

Chức vụ chú Ánh trong đài Phát thanh Sài Gòn, tôi biết được là do người khác nói, không phải do chú khoe. Chú không bao giờ khoe ra những chức vụ đã có trong quá khứ - nhưng không phải chú không hãnh diện với những thành tích của mình.

Chú có kể chuyện trước 1975, nhưng khác với những người kể về sự thành đạt, thì chú kể về những công việc chú làm: những chuyến đi theo đoàn quân đi tường trình, đọc vào băng, vào đĩa, rồi gởi về đài phát thanh.

Những thùng thu thanh cồng kềnh và nặng nề không như cái máy gọn gàng “của các cậu.” Chuyện tường trình chuyến công du của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Mỹ. Cuộc phỏng vấn riêng với Tổng thống Richard Nixon tại “tòa Bạch Ốc miền Tây” ở San Clemente.

Và công việc đau đớn nhất trong đoạn đời ấy, là trưa 30/4/1975, khi đoàn quân Bắc Việt áp tải Tổng thống Dương Văn Minh đến đài Phát thanh Sài Gòn, chú đã cho nhân viên về hết, chỉ còn chú và kỹ thuật viên Lê Phú Bổn (hiện cũng làm truyền thông tại miền Nam California) ở lại để Tổng thống Minh phát lời đầu hàng.

Là một thiếu niên di cư lớn lên trong miền Nam, chú đã phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cho tới hành động cuối cùng của chính quyền đó.

Một đồng nghiệp trong tòa soạn có lần hỏi chú, “Tại sao chú làm tin tức, chú biết tình hình như vậy, sao trước 30/4 chú không đi?” Chú nói, “Tao đâu bỏ nhân viên tao được.”

Trong nhiều năm làm việc với chú, tôi hiểu chú có đặc tính đó. Ai chú thương, thì chú chiều, và chú bảo vệ. Ai chú xem thường, thì chú không xin xỏ, không khuất phục.

'Quan tâm người trẻ'

image045

Cộng đồng và đồng nghiệp tưởng niệm nhà báo Vũ Ánh tại Hoa Kỳ.

Chú đặc biệt quan tâm đến những người trẻ hơn đang vào nghề báo. Các bạn phóng viên trẻ muốn làm dự án nào hay muốn thay đổi gì, xin chú, chú đều đồng ý với lời động viên “cậu cứ làm.” Ngay cả nhiều khi thích ăn quà vặt, muốn có tiền, “vô xin chú Ánh” là thế nào cũng được.

Nhiều khán giả xem chương trình bình luận thời sự chú thực hiện trên đài SBTN với nhà báo Đỗ Dzũng có thể cho rằng Đỗ Dzũng hay “nói chen” chú Ánh, nhưng đó cũng là biểu hiện của việc chú “chiều” Đỗ Dzũng, và anh Dzũng chắc chắn cũng biết thế!

Năm 2008, khi báo Xuân Người Việt đăng bài “Mẹ chồng tôi” kèm hình minh họa là cái chậu rửa chân làm nail sơn màu cờ Việt Nam, chú chủ động lên tiếng ra khỏi tòa báo. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn ngờ ngợ là chú làm vậy như một hình thức nhận thay cho tôi.

Và ngược lại, những ai chú xem thường, chú nhất định không năn nỉ, không xin xỏ, không nhân nhượng. Cứ nhìn lại cuộc đời của chú trong trại cải tạo: bao nhiêu người trong chúng ta sống trong lòng cộng sản mà dám từ chối không xem phim tuyên truyền? Rất ít người, và chú Vũ Ánh là một trong rất ít người đó.

Không phải chỉ có vậy thôi. Khi quản giáo kỷ luật chú bằng cách ngăn chặn không cho mẹ chú vào thăm, chú kể là chú không thể “để chúng lợi dụng mẹ mình như vậy được. Bà cụ già đi lặn lội ra thăm con mà nó dùng bà để uy hiếp mình.” Chú kể, chú viết thư nói mẹ không cần thăm nuôi con - và tôi hiểu là chú làm vậy như một hình thức tước vũ khí của những kẻ chú coi thường.

Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi được đọc bức email chú viết cho phóng viên Ngọc Lan ngay sau khi nghỉ việc năm 2008, trong đó chú viết, “Nếu tờ báo là của riêng chú thì sẽ chẳng bao giờ chú lùi bước trước bất công và vài chục người biểu tình.”

Trong email, được đăng trên blog Ngọc Lan, chú cũng viết, “Chú là nhà báo, chú không phải là cán bộ tuyên truyền một chiều cho cộng đồng.”

'Bảo vệ tự do'

"Nhưng đó là chú Vũ Ánh. Chú không thể đạo đức giả, không thể “vuốt ve” độc giả, không thể sống bằng cách nào khác ngoài cách sống thật, sống thẳng thắn"

Điều này không lạ. Đó là lời chú vẫn nói và vẫn viết ra công khai. Chính vì những bài viết chính trực như vậy, mà từ nhiều năm chú đã bị nằm trong tầm ngắm của khoảng 2-3 người từng được xem là lãnh tụ cộng đồng.

Họ không ưa khi chú chủ trương viết tin không kèm nhũng lời nói xỏ cộng sản. Họ ghim để đấy khi, ngay từ lúc mới đến California làm báo Viễn Đông, chú lên tiếng chỉ trích những sự bất minh trong các tổ chức mang danh tranh đấu.

Họ càng ghét hơn khi chú viết những bài bảo vệ tự do báo chí với những tựa như “Không ai được quyền thiết lập sự KIỂM DUYỆT VÔ HÌNH đối với truyền thông, báo chí tại Hoa Kỳ.”

Một người thông minh và từng trải như chú thì không ngây thơ để không biết rằng có người đang ghét mình và chỉ chờ mình hở sườn là đập. Nhưng đó là chú Vũ Ánh. Chú không thể đạo đức giả, không thể “vuốt ve” độc giả, không thể sống bằng cách nào khác ngoài cách sống thật, sống thẳng thắn.

“Yên tâm đi, một ngày nào đó, các cháu sẽ thấy sự chọn lựa của chú là đúng,” chú đã viết như thế.

Tới ngày hôm nay, khi chú rời cõi đời này, đa số mọi người đều đã thấy sự chọn lựa của chú là đúng.

Nhà báo Vũ Ánh, người con đất cảng Hải Phòng và cây bút chính trực của Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam hải ngoại, qua đời để lại bà quả phụ Ngô Yến Tuyết, bốn người con và hai người cháu.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, cựu Tổng thư ký tòa soạn Báo Người Việt, California, Hoa Kỳ.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 7204)
Đầu năm tôi và gia đình xin gởi đến tất cả quý vị đồng hương một năm mới nhiều sức khoẻ, may mắn, thịnh vượng.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 6284)
Đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TPHCM, đã tập hợp được cả hai lực lượng là các quan chức của chính quyền và giới bất đồng chính kiến, những người tranh đấu cho cải tổ và dân chủ, theo một blogger từ Sài Gòn.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 8317)
Ngày Chúa Nhật 29/11/2013, tại nhà quàn Oakhill, San Jose, từ sáng đến chiều tối, có hàng trăm người là thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bạn tù, đồng nhiệp, thân hữu đã đến để chào vĩnh biệt và nói lời tưởng nhớ với Người Quá Cố-Ký giả Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6977)
Tôi quen Việt Dzũng từ những năm đầu thập niên 90, lúc đó cả hai chúng tôi đều làm nghề phát thanh, Việt Dzũng và Minh Phượng là đôi bạn xướng ngôn viên ăn khách nhất của đài Little Saigon Radio, còn tôi thì làm bên đài Văn Nghệ Truyền Thanh.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7190)
Thêm vào đó, cái gọi là "chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước, và có khả năng xây dựng mọi mặt xã hội hơn thể chế cộng sản chuyên chính hiện nay rất nhiều.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10712)
Luận văn của Ông Ngô Đình Nhu (1910-1963), tốt nghiệp trường École Nationale des Chartes năm 1938, có tên “Les moeurs et les coutumes des Annamites du Tonkin au xviie siècle”. Quốc Anh bạn tôi đang dạy học ở Sciences Po đã bớt thời gian gõ đầu trí thức Pháp mà vào thư viện lục lọi và gửi về. Bạn Khiếu Anh cũng đã bớt thời gian đi học để dịch bản luận văn này qua tiếng Việt với tên “Những phong tục và tập quán của người An Nam ở Đằng Ngoài thế kỷ XVII”.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10439)
Nhân Lễ Giỗ 50 năm Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đời vì nước vì dân được Người Việt Hải Ngoại tổ chức khắp nơi trên thế giới, blog Mười Sáu tuyển đăng bài “Cái Ghế Của Thợ Uốn Tóc” – câu chuyện tác giả Nguyễn Văn Lục mạn đàm với tác giả Vĩnh Phúc, nhân dịp cựu nhà báo BBC – Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”).
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 588506)
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm. Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 12491)
Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ . Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 8442)
WESTMINSTER (VB) – Trong buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại hội trường nhật báo Người Việt, nhà văn Chu Tất Tiến đã nói lên lời đón mừng.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 9607)
ài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 7417)
ORANGE, Nam California – Sau một thời gian vắng bóng trên chính trường, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn vừa thông báo về một quyết định với ý định trở lại hoạt động trong chính quyền California.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 6386)
Một điều quan trọng cần nói là mình không bao giờ quên là mình may mắn được đến đây và đừng bao giờ quên phải vươn ra giúp đỡ những người tị nạn sau này và luôn nhớ về nước Việt Nam. Mong một ngày gần đây mình có thể giúp đem lại các quyền tự do cho người dân Việt Nam mà ai trên thế giới này cũng phải có. (Chris Phan)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 7339)
Một người trẻ Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ vừa được vinh danh Giải thưởng Hành trình Can đảm nhân Ngày Thế giới về Người Tị Nạn 20/6 năm nay.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8709)
Mời đồng bào đến tham dự Lễ Xuất phát: 12:30 giờ chiều, ngày thứ Sáu 7/6/2013 và 7 giờ sáng,thứ Bảy 8/6/2013 Tại khu vực Đền Hùng: 14550 Magnolia St., Westminster, CA 92683
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 11190)
Tác giả Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khóa K2DH/DH/CTCT, định cư tại Mỹ 1992, diện HO 13, hiện là cư dân tiểu bang Oregon. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregon, cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/Interp. Team/XO).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8610)
Phiên toà xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Long An ngày 16 tháng 5 kết thúc vào lúc 4 giờ chiều với bản án: Kha bị 8 năm tù và Phương Uyên bị 6 năm tù; ra tù, cả hai đều bị quản chế thêm ba năm nữa. Lúc ấy, ở Úc là bảy giờ tối. Từ đó đến sáng hôm sau, Thứ Sáu 17/5, tôi nhận được cả mấy trăm bức email từ khắp nơi.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 8013)
Ngày 16 tháng 5, tôi đã lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi. Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí còn lập luận chưa chặt chẽ. Nhìn chung, tôi nghĩ bài đó có một số ý tưởng quan trọng nhưng còn vài chỗ đáng bàn.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 6879)
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"
23 Tháng Năm 2013(Xem: 8651)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, CSVN đã đưa hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ra xử tại tòa án tỉnh Long An về tội tuyên truyền chống phá nhà nước chỉ vì đã phát truyền đơn chống bá quyền Trung Quốc. Bản án khá bất ngờ đối với dư luận Việt Nam và Quốc Tế: 6 năm tù giam cho Phương Uyên và 8 năm tù giam cho Nguyên Kha.