Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

15 Tháng Mười 20209:11 SA(Xem: 8993)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM 15 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung


Phan Tìm - Anh Hoàng


15/10/2020


Trước những tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung trên Biển Đông, đại sứ Nguyễn Trường Giang cho rằng các nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó những bất ngờ trong tương lai.


image005Đại sứ Nguyễn Trường Giang chia sẻ tại buổi tọa đàm. Anh Hoàng


Sáng 15.10, khoa Quan hệ Quốc tế (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) tổ chức buổi tọa đàm với chuyên đề “Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Biển Đông”. Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trường Giang (cựu Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao) đánh giá tình hình thế giới hiện nay rất phức tạp với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng lan rộng ra nhiều lĩnh vực, đẩy quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.


Ông Giang cho rằng cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ rất quyết liệt trong tương lai và đóng vai trò định hình thế giới. Tuy vậy, theo cựu đại sứ, một điểm sáng cho tình hình thế giới là nguy cơ về một cuộc chiến tranh nóng khó có khả năng xảy ra.


Bàn sâu về tình hình Biển Đông, ông Giang cho rằng cạnh tranh Mỹ - Trung tại Biển Đông tác động đến các nước trong khu vực,


Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý, không có căn cứ ở Biển Đông. Gần đây, Bắc Kinh tiếp tục hung hăng với nhiều cuộc tập trận quân sự và xây dựng, bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ở mặt trận ngoại giao, Trung Quốc cũng lớn tiếng với chính sách “ngoại giao chiến lang” nổi bật.


Trong khi đó, Mỹ cũng tăng cường hiện diện trên Biển Đông với tần suất dày hơn, cùng các nước đồng minh, mà nổi bật là “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Mục đích của Mỹ là tạo ra đối trọng trên thực địa với Trung Quốc.


Ngoài ra, ông Giang cũng cho rằng sự hiện diện của Mỹ và đồng minh ở khu vực cũng mở ra hướng tiếp cận về cuộc chiến pháp lý mà điển hình là hoạt động diễn ra gần đây khi hàng loạt quốc gia (trong đó có Mỹ) gửi công hàm bác bỏ các yêu sách phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh mặc dù tham vọng của Trung Quốc sẽ không giảm đi, nhưng về cơ bản, cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ tạm thời gây khó cho những bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông.


Ông Giang nhận định thêm cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có thể làm tình hình khó lường, buộc một số nước trong khu vực đối diện vấn đề chọn bên. Trước những tác động của cạnh tranh Mỹ-Trung trên Biển Đông, cựu đại sứ cho rằng các nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những bất ngờ trong tương lai.


Trong tình hình đó, theo ông Giang, Việt Nam cần phát huy sức mạnh tự cường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Điều này mở ra cơ hội cho cộng đồng quốc tế thấy Việt Nam luôn tôn trọng các cam kết của luật pháp quốc tế, và có các cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội để thể hiện tiếng nói và vai trò tại các diễn đàn, các cơ chế hợp tác an ninh quốc phòng nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực. (theo Thanh Niên)

16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20385)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 21673)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27014)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21020)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23166)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27045)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 20775)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23527)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22178)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23273)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21067)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21014)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21300)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 20977)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21686)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 21558)
" Hơn ai hết, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu và biết mình đứng ở vị trí như thế nào trong bàn cờ chính trị trên Biển Đông. Vậy trước những thách thức an ninh mới phát sinh như vậy Việt, Mỹ nên xây dựng mối quan hệ hợp tác theo hướng như thế nào để đảm bảo lợi ích cho cả hai?"
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 23245)
"Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm khá lớn, trong đó có cả các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông là có thể tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu, hoặc là một pháo đài dưới nước ở Biển Đông. Đáy Biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, với những hẻm núi dưới nước có thể giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu, tránh bị phát hiện."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 24475)