Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung cộng

26 Tháng Hai 20218:07 SA(Xem: 9310)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 26 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image002Mẫu hạm trực thăng Tonnerre (Pháp) thăm cảng Cam Ranh ngày 02/5/2016.


Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung cộng


24/02/2021


Hoài Hương-VOA


image003Tư liệu: Các chiến hạm hải quân Mỹ, Chile, Peru, Pháp và Canada tham gia một cuộc diễn tập trên biển tây Thái Bình Dương ngày 24/6/2018. (U.S. Navy/Intelligence Specialist 1st Class Steven Robles/Handout via REUTERS)


Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.


Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.


Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.


Chỉ vài tuần trước, một tàu chiến khác của Mỹ, USS John McCain, tàu khu trục lớp Arleigh, cũng thực hiện một sứ mạng tương tự quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam và Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.


Trước đó chính quyền của Tổng thống Biden cũng thực hiện sứ mạng đầu tiên trong năm nay có sự góp mặt của hai hàng không mẫu hạm Mỹ là USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt.

image004

Nhóm tàu sân bay tác chiến Theodore Roosevelt diễn tập với nhóm tàu sân bay tác chiến Nimitz trên Biển Đông ngày 9/2/2021 (US Navy)


Hai nhóm tác chiến tàu sân bay vừa kể đã phối hợp hoạt động trên Biển Đông hôm 9/2, nhằm chứng minh khả năng tương tác giữa các khí tài cũng như khả năng chỉ huy kiểm soát của Hải quân Mỹ trong một môi trường có nhiều thử thách.


Hãng tin Bloomberg đánh giá cuộc tập trận có phối hợp của 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn hơn của tân chính phủ Mỹ dưới quyền ông Biden.


Khẳng định tự do hàng hải, quyền qua lại vô hại


Những hoạt động được tăng cường của hải quân Mỹ trên Biển Đông đi kèm với vị thế cứng rắn hơn của Washington về mặt ngoại giao.


Bộ Ngoại giao Mỹ nặng nề đả kích Bắc Kinh về việc thông qua Luật Hải cảnh - cho phép lực lượng hải cảnh và các tàu dân quân Trung Quốc sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, kể cả nổ súng vào tàu nước ngoài nào mà Bắc Kinh cho là đã “xâm nhập các vùng biển của Trung Quốc”.


Washington nói động thái này gây “quan ngại sâu sắc” và thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh dùng bạo lực để “củng cố các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc” trong khu vực.


Đồng thời, Ngũ Giác Đài cảnh cáo Trung Quốc chớ “đơn phương áp đặt bất kỳ quy định nào đòi tàu bè các nước phải ‘xin phép hoặc thông báo trước’, trước khi đi ngang qua các vùng biển đang trong vòng tranh chấp”. Washington nhắc nhở rằng luật pháp quốc tế cho phép tàu bè, kể cả các tàu chiến, thực thi quyền “qua lại vô hại” trong các vùng biển quốc tế.


Lời nhắc nhở này còn nhắm vào một số nước khác – như Việt Nam và Đài Loan.


Ngũ Giác Đài tuyên bố:


“Bằng cách qua lại vô hại mà không thông báo hay xin phép bất kỳ nước nào có yêu sách chủ quyền trong khu vực, Hoa Kỳ thách thức những hạn chế bất hợp pháp mà các nước đó đã đơn phương áp đặt trong các vùng biển quốc tế.”


Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Mỹ tăng sức ép với Trung Quốc bằng cách lên tiếng bày tỏ “quan tâm về các động thái gần đây của Trung Quốc, cho phép sử dụng vũ lực để lấn át các nước láng giềng”.


“Chúng tôi nhắc nhở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) rằng các lực lượng hàng hải có trách nhiệm hành động một cách chuyên nghiệp và tự chế khi thực thi quyền hạn của mình”.


Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói tiếp:


“Chúng tôi còn quan tâm về chuyện Trung Quốc có thể viện luật hải cảnh mới để khẳng định các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của họ trên Biển Đông”.


‘Lập trường của chính phủ Biden cứng rắn hơn trông đợi’


Chỉ trong tháng đầu tiên từ khi lên nhậm chức, chính phủ của Tổng thống Biden đã thực hiện ít nhất 3 hoạt động hải quân quy mô trong các vùng biển gần Trung Quốc. Asia Times cho rằng đây là “một cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất trong thập niên qua”.


Trong bài diễn văn về chính sách đối ngoại đầu tiên của ông, Tổng thống Joe Biden mô tả Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất’ của Mỹ, ông nói Trung Quốc đã trực tiếp tấn công vào trật tự thế giới và các cấu trúc của nền trật tự do Hoa Kỳ xây dựng sau Đệ nhị Thế Chiến, và ông cam kết sẽ trực diện đối đầu những thách thức do Bắc Kinh đặt ra cho sự thịnh vượng, nền an ninh và các giá trị Mỹ.


Tòa Bạch Ốc khẳng định Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và Washington sẽ làm việc với các đối tác về một chiến lược cho sự cạnh tranh với Bắc Kinh.


“Các lực lượng của Mỹ sẽ điều tàu bè và máy bay tới hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, để bảo vệ các lợi ích an ninh của chúng tôi và của các đồng minh và đối tác của chúng tôi,” người phát ngôn Tòa Bạch Ốc John Kirby lặp lại lập trường từ trước tới nay của Hoa Kỳ.


Ông lưu ý rằng trong số 7 nước đã ký hiệp định quân sự với Mỹ, thì có 5 nước nằm trong vùng Thái Bình Dương, và “chúng tôi đặt rất nặng các nghĩa vụ đó.”


Các nước vừa kể gồm có Hàn quốc, Nhật Bản, Philippines, Úc và New Zealand.


Phản ứng trước chính sách cứng rắn hơn của Washington, Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, và cố ý phá vỡ bầu không khí hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên Biển Đông”.


Sát cánh với đồng minh kiềm hãm Trung Quốc


Tiếp tục chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc của chính phủ tiền nhiệm, nhưng với 1 điểm khác biệt, chính quyền Biden tích cực mời gọi các đồng minh cùng tăng áp lực lên Trung Quốc.


Đang có dấu hiệu là một số đồng minh chủ yếu của Hoa Kỳ đang dấn thân vào nỗ lực quốc tế để kiềm hãm tham vọng của Trung Quốc.


Hai chiến hạm của Pháp, tàu đổ bộ tấn công Tonnerre và khu trục hạm nhỏ Surcouf đã rời cảng Toulon hôm 18/2/2021 và đang trên đường tới Biển Đông, theo Sputniknews.


Bản tin cho biết sau một chuyến hải hành băng qua Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, hai chiến hạm sẽ tham gia các cuộc diễn tập quân sự với Nhật Bản và Hoa Kỳ trong Biển Đông vào tháng Năm sắp tới.


Sứ mệnh Jeanne d’Arc 2021 nhắm 3 mục tiêu: thứ nhất, huấn luyện 147 thủy thủ của hải quân Pháp; mục tiêu thứ hai là hợp tác khu vực và mục tiêu thứ 3, quan trọng hơn cả, là triển khai các hoạt động tới các vùng có tầm quan trọng chiến lược để bảo vệ các lợi ích của nước Pháp.


Mục đích của sứ mệnh này, theo lời Đô đốc Pierre Vandier, Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, là để bảo vệ “quyền tự do hàng hải” và chống lại “hành vi xâm hại” của Trung Quốc.


Chính sách bành trướng của Trung Quốc đã bắt đầu gây lo ngại cho các nước Châu Âu từ năm 2020, khi mà Trung Quốc vận dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự để tìm cách lập ra một trật tự mới.


Hồi đầu tháng Hai, tàu ngầm tác chiến dùng năng lượng hạt nhân Émeraude và tàu tiếp tế Seine của Pháp cũng được triển khai tới tuần tra các vùng biển đang trong vòng tranh chấp.


Sputniknews dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Pháp Florence Parly:


“Đây là một bằng chứng đáng tự hào về khả năng của Hải quân Pháp triển khai xa bờ và trong thời gian dài để hợp tác với các đối tác chiến lược Úc, Mỹ và Nhật Bản”. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly


Pháp không phải là nước châu Âu duy nhất đưa tàu chiến tới Biển Đông.


Anh và Đức dự kiến sẽ thực hiện các cuộc diễn tập lớn trong các vùng biển lân cận Trung Quốc trong những tháng tới.


Ngoài ra, một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Canada đã thực hiện “hoạt động đòi quyền tiếp cận” qua eo biển Đài Loan trên đường tới dự các cuộc tập trận chung với các đối tác từ Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản.


Úc và các nước Tây Âu khác cũng điều tàu đi ngang qua các vùng biển tranh chấp, để thể hiện lập trường ủng hộ Hoa Kỳ trong nỗ lực đẩy lùi tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, tuyến hàng hải thiết yếu đối với thương mại quốc tế, trước khi Bắc Kinh thâu tóm toàn bộ Biển Đông.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 19502)
- Thượng đỉnh Hoa-Mỹ lần thứ ba (9.2015): Bàn về khí hậu môi trường địa cầu; chương trình hạt nhân của Iran; mua và lập nhà máy Boeing nhiều tỉ đô; an ninh mạng; nhưng, lặng như tờ "Canh bạc quốc tế Biển Đông". - "Cái bẫy Thucydides là gì?: Cái bẫy này được đặt theo tên nhà sử gia nói tới những căng thẳng về cấu trúc xã hội khi có một thế lực mạnh lên một cách nhanh chóng - giống như Trung Quốc lúc này - làm thay đổi cán cân quyền lực đối với một đối thủ cạnh tranh vốn đã xác lập được vị thế từ trước, và do vậy dẫn tới chiến tranh." Photo: AP
27 Tháng Chín 2015(Xem: 18802)
"Có khoảng 20 viên tướng học giả chuyên lo vạch chính sách để tham mưu cho Tập Cận Bình thông qua các cuộc giao ban Quân ủy trung ương hàng tuần mà Bộ Ngoại giao không có mặt ở đó."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 20456)
"Các nhà lập pháp phe Cộng Hoà đã bầy tỏ sự chống đối mạnh mẽ của mình bằng nhiều hình thức chẳng lấy gì làm khôn ngoan và thông minh cho lắm."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 19870)
"Những hứa hẹn kinh tế của Tập Cận Bình và tấm lòng nhân ái của Phanxicô, báo chí Pháp nghiên hẳn về Đức Giáo Hoàng khi so sánh hai chuyến viếng thăm diễn ra cùng một thời điểm tại Hoa Kỳ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 20560)
Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng...
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19131)
"Đi đầu trong việc tố cáo Trung Quốc dĩ nhiên là Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ."
25 Tháng Chín 2015(Xem: 19890)
- "Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung. - "Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút tại Điện Capitol. -"Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
23 Tháng Chín 2015(Xem: 19234)
Sáng nay, 23/09/2015, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên có cuộc hội kiến với Giáo hoàng Phanxicô tại Nhà Trắng, nhân chuyến công du một tuần của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới tại Hoa Kỳ. Khoảng 15.000 khách được mời tới Nhà Trắng tham dự lễ tiếp đón trọng thể « con người đại chúng nhất thế giới hiện nay », theo lời của Phó Tổng thống Joe Biden.
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19734)
"Theo AFP, thi thể của cô bé trôi vào bờ biển thị trấn Cesme thuộc tỉnh Izmir sau khi một chiếc thuyền chở 15 người tị nạn Syria đến đảo Chios ở Hi Lạp chìm trên biển Aegean."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18051)
"Thượng viện Nhật Bản sáng 19/9/2015 thông qua dự luật an ninh để nới lỏng những hạn chế mà bản hiến pháp chủ hoà sau Thế chiến thứ Hai áp đặt đối với quân đội."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 20126)
"Câu chuyện ông Jeremy Corbyn, tân lãnh đạo Đảng Lao Động không chịu hát Quốc ca đang gây tranh luận dữ dội ở Anh."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 19403)
"Hai tháng rưỡi sau khi tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia thù địch, chuyến đi này đáng giá hơn vô số bài diễn văn."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 18696)
"Nhà lãnh đạo Cuba đã có ấn tượng tốt với vị giáo hoàng người Argentina này đến nỗi đầu năm nay ông cho biết sẽ trở lại với Giáo hội Công giáo, mặc dù Cuba chính thức theo chủ trương vô thần."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 19918)
"Ông học luật tại Đại học Sydney rồi được học bổng Rhodes để học thêm ở Đại học Oxford. Có thời gian ngắn ông làm phóng viên trước khi theo nghề luật."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 18477)
"Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 17876)
"Dân biểu lâu năm có đường lối cánh tả, ông Jeremy Corbyn, vừa thắng trong cuộc bầu chọn lãnh đạo đảng Lao động tại Anh Quốc."
13 Tháng Chín 2015(Xem: 20039)
"Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong ... "Trước phản ứng gay gắt của dư luận, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phải tạm dừng thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng World Shine. Tuy nhiên, không hiểu sao, dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối lại không hề hấn gì và vẫn đang trong quá trình triển khai."
08 Tháng Chín 2015(Xem: 19089)
"Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí trên đảo Natuna để có thể đối phó với những nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền Biển Đông."