Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

14 Tháng Tư 20217:35 SA(Xem: 8634)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 14 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?


  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt


12/4/2021


image001Nguồn hình ảnh, Google Maps.Chụp lại hình ảnh. Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn


Sự việc TQ cho hàng loạt tàu neo đậu lâu ngày tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đã làm dấy lên căng thẳng Biển Đông. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Bãi Ba Đầu thuộc nước nào?


Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có yêu sách chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động bị cho là đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, của Bắc Kinh.


Vậy trên thực tế, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?


BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với các chuyên gia Biển Đông tại Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, để tìm hiểu vấn đề này.


Xác định chủ quyền bãi cạn


Ba Đầu là một bãi cạn nằm trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có sự tranh chấp toàn phần hoặc một phần giữa các bên Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan và Brunei.


Bãi cạn là cách gọi thường thức của thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation, hay LTE), mà theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), là một nền đất được hình thành tự nhiên, hoàn toàn chìm dưới mặt nước khi triều cao nhưng lại nổi lên trên mặt nước khi triều thấp.


Do Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách đối với Bãi Ba Đầu nên để xác định chủ quyền của các LTE, tiến sĩ Vân Phạm từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Tòa trọng tài Vụ kiện Biển Đông 2016, với các điểm chính như sau:


- Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này;


- Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao;


- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các Điều 56 (3) và Điều 77 của UNCLOS.


- Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.


Từ các dẫn chứng đó, tiến sĩ Vân Phạm đi đến nhận định:


"Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông".


Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 cũng cùng quan điểm với Philippines.


Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.


Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Tòa kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ, và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Tòa đã không thể kết luận đó là quốc gia nào, theo tiến sĩ Vân Phạm.


Trong khi đó, Tòa kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.


Còn một trường hợp khác, nếu LTE nhưng vì những nguyên nhân tự nhiên mà trở thành thực thể nhô lên trên mặt nước khi triều cao, thì việc xác định chủ quyền cũng sẽ thay đổi.


Tiến sĩ Vân Phạm dẫn Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Ken Nan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý.


Vốn lúc đầu Đá Ken Nan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão và Tòa đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Tòa kết luận Đá Ken Nan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.


Từ đó, quốc gia có chủ quyền với thực thể này có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTE bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.


Chủ quyền của Bãi Ba Đầu


Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union Banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang.


Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, với yêu sách đường chữ U 9 đoạn và các quyết định hành chính, trong đó có quyết định thành lập Tam Sa thị, một cấp hành chính quản lý toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều thực thể khác tại Biển Đông. Các động thái mới nhất của nước này tại Bãi Ba Đầu nằm trong chiến lược lâu dài về chủ quyền đó.


Cùng lúc, phía Việt Nam và Philippines có lập trường và cách tiếp cận khác nhau đối với các thực thể tại Trường Sa, nhưng mỗi nước đều coi Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của mình. Vậy thực tế, nước nào có cơ sở pháp lý mạnh nhất đối với chủ quyền tại Bãi Ba Đầu?


Tiến sĩ Vân Phạm dẫn các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines cho biết, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines.


Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác.


image002Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chính phủ Philippines. Chụp lại hình ảnh. Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa


Và do vậy, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.


Hiện Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.


Theo tiến sĩ Vân Phạm, luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy tòa sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó.


Căn cứ luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu, theo tiến sĩ Vân Phạm.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20350)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19653)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20067)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20791)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22315)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22213)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22612)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22151)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21171)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21226)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 21781)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24603)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23230)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 22873)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22006)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22306)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22790)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 20550)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 19714)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 19831)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “