Trung Quốc sẽ làm gì sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan?

18 Tháng Tám 20219:23 SA(Xem: 6473)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 18 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Trung Quốc sẽ làm gì sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan?

image002

Văn Khoa


18/08/2021 Thanh Niên Online


Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan và giới quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình tái thiết của Afghanistan nhằm đảm bảo các lợi ích của Trung Quốc. 


image003Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp đại diện Taliban ở thành phố Thiên Tân ngày 28.7.2021

Reuters


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 16.8.2021 tuyên bố Trung Quốc "tôn trọng mong ước và lựa chọn của người dân Afghanistan” và hy vọng Taliban sẽ thực hiện những tuyên bố của họ là sẽ chuyển đối Afghanistan thành chính quyền Hồi giáo cởi mở và đảm bảo sự an toàn của các công dân Afghanistan và các cơ quan ngoại giao nước ngoài, theo tờ South China Morning Post (SCMP).


Đối với Bắc Kinh, việc Taiban nhanh chóng chiếm thủ đô Kabul và dinh tổng thống ngày 16.8 gây ra nỗi sợ rằng bất ổn có thể lan sang Khu tự trị Tân Cương và gây tổn hại cho các khoản đầu tư chiến lược của nước này theo sáng kiến Vành đai và Con đường.


Khi được hỏi liệu Bắc Kinh sẽ công nhận Taliban là lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan hay không, bà Hoa không trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng Trung Quốc duy trì liên lạc với Taliban và tôn trọng chủ quyền của Afghanistan và các đảng phái chính trị ở nước này.


Tuy Bắc Kinh không công khai sẽ công nhận Taliban là lãnh đạo mới của Afghanistan, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục tiếp xúc với lực lượng này sau khi họ mô tả Trung Quốc là “bạn” đối với Afghanistan. “Taliban của Afghanistan đã nhiều lần bày tỏ mong muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, với kỳ vọng Trung Quốc sẽ tham gia quá trình tái thiết và phát triển của Afghanistan, và sẽ không cho phép dùng đất Afghanistan để gây tổn hại cho Trung Quốc”, bà Hoa nhấn mạnh.


Trao cho Taliban chiến thắng ngoại giao lớn?


Hồi tháng trước, báo chí Trung Quốc đăng hàng loạt hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Vương Nghị đứng gần giới chức Taliban đến thăm nước này, gây bất ngờ cho cư dân mạng Trung Quốc. Kể từ đó, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc bắt đầu âm thầm chuẩn bị cho người dân một kịch bản rằng Bắc Kinh có thể công nhận Taliban là một bên nắm quyền hợp pháp, theo Reuters. Khi đó, Taliban đang trên đà chiếm nhiều khu vực ở Afghanistan. “Dù không kiểm soát toàn bộ đất nước đó, họ (Taliban) vẫn là một lực lượng quan trọng cần xem xét tới”, một nhà bình luận nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc viết trên WeChat hôm 12.8.


Cuộc gặp ở thành phố Thiên Tân nói trên theo sau chuyến thăm tương tự của một phái đoàn Taliban hồi năm 2019, nhưng diễn ra khi Taliban ngày càng mạnh lên. Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng ông hy vọng Afghanistan có thể có "chính sách Hồi giáo ôn hòa”. Ông Vương chỉ trích việc Mỹ “rút quân vội vã” khỏi Afghanistan và nhấn mạnh Taliban là “lực lượng chính trị và quân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tái thiết, hòa giải và hòa bình của đất nước này”.


Sau cuộc gặp, Taliban cho hay họ hy vọng Trung Quốc có thể đóng một vai trò kinh tế lớn hơn. Chuyên gia về Nam Á Lâm Dân Vượng thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải cho rằng khi một quốc gia châu Á như Trung Quốc thể hiện công nhận tính hợp pháp về chính trị của Taliban bằng cách gặp họ công khai, việc đó "đang mang lại cho Taliban chiến thắng ngoại giao lớn”.


Quan ngại lớn của Trung Quốc


Tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra ở Afghanistan, Bắc Kinh sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình tái thiết nhằm đảm bảo các lợi ích của Trung Quốc, theo SCMP dẫn lời giới quan sát. “Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn ở Afghanistan nhưng việc này sẽ phải chờ cho đến khi tình hình an ninh ổn định hơn”, ông Đỗ Ấu Khang, cựu nhà ngoại giao và nhà nghiên cứu tình hình quốc tế tại Đại học Phúc Đán, nhận định. “Taliban đã kiểm soát phần lớn Afghanistan nhưng nhiều khu vực nhỏ hơn và những lực lượng khác chưa được giải quyết triệt để và tình hình vẫn đang thay đổi nhanh chóng, vì vậy vẫn còn tiến trình để toàn bộ tình hình được ổn định hóa”, ông Đỗ bình luận.


image004Taliban ở Kabul ngày 16.8.2021. Reuters. Một chiến binh Taliban đang cầm khẩu B-40, vũ khí do Nga và Trung cộng chế tạo rất nổi tiếng của quân đội cộng sản trong chiến tranh Việt Nam.


Một trong những mối quan ngại lớn, đã được nêu trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và giới lãnh đạo Taliban hồi tháng 7, là tương lai của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), vốn bị Bắc Kinh cáo buộc gây bất ổn ở Tân Cương. Ông Đỗ cho rằng Trung Quốc cần duy trì một mối quan hệ với Taliban, đặc biệt là vì lực lượng này đã hứa sẽ không cho phép lực lượng khủng bố hoặc ly khai chống Trung Quốc hoạt động từ Afghanistan.


Ngoài ra, ông Hoa Lê Minh, cựu đại sứ Trung Quốc tại Iran và hiện là chuyên gia về quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Hồi giáo và Trung Đông, cho rằng quan ngại tức thì của Trung Quốc là tình trạng không chắc chắn được tạo ra từ những người Afghanistan xin tị nạn hướng đến các khu vực biên giới giáp Trung Quốc và khu vực cũng như các mối quan hệ hiện hữu của Taliban với những nhóm khủng bố, theo SCMP. Ông cảnh báo tuy Taliban bày tỏ mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc tại cuộc gặp ở Thiên Tân, “thái độ và lời hứa của họ cũng có thể thay đổi”. 


image005Secretary of State Mike Pompeo meets with Mullah Abdul Ghani Baradar, head of the Taliban's peace negotiation team, amid talks between the Taliban and the Afghan government, Nov. 21, 2020, in Doha, Qatar. (AP/Patrick Semansky, Pool) https://www.timesofisrael.com/who-is-abdul-ghani-baradar-the-man-who-led-the-taliban-takeover-of-afghanistan/
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1230)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1384)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?