Phần Lan, Thụy Điển sẽ nộp đơn gia nhập NATO

30 Tháng Tư 20224:54 CH(Xem: 5077)

Phần Lan, Thụy Điển nộp đơn gia nhập NATO


30/04/2022

VĨ CƯỜNG


image007Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái), Ngoại trưởng Ann Linde (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong một cuộc họp báo chung hồi tháng 1. Ảnh: AFP


(PLO)- Việc hai nước gia nhập NATO sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở châu Âu khi khối này mở rộng ảnh hưởng về phía bắc.


Hãng tin AP mới đây cho biết Phần Lan và Thụy Điển có thể nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5. Động thái này sẽ khiến hai nước Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời và có thể góp phần định hình lại an ninh trên toàn châu Âu.


Ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine


Tờ The Guardian dẫn ý kiến của giới chuyên gia cho rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân chính khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách an ninh, đối ngoại truyền thống của mình và đi đến quyết định trở thành thành viên NATO.


“Xung đột tại Ukraine đã thay đổi đáng kể diễn biến chính trị ở Thụy Điển và Phần Lan cũng như dư luận hai nước. Chiến dịch của Nga tại Ukraine là yếu tố chủ chốt đẩy hai quốc gia này gần hơn tới phương án trở thành thành viên NATO” - ông Alistair Shepherd, chuyên gia về an ninh châu Âu thuộc ĐH Aberystwyth (Anh), nhận định.


Trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Stockholm hôm 13-4, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và người đồng cấp Phần Lan Sanna Marin cho hay chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine “đã làm thay đổi toàn bộ bối cảnh an ninh châu Âu” cũng như thay đổi đáng kể tư duy về an ninh ở khu vực Bắc Âu.


Tờ Financial Times cho biết Thụy Điển và Phần Lan từng được coi là những hình mẫu về chính sách trung lập để vượt qua các thách thức chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, giúp hai nước củng cố và phát triển kinh tế. Sau khi Liên Xô tan rã, Phần Lan đã công khai đứng về phía phương Tây nhưng vẫn duy trì chính sách không tham gia các liên minh quân sự. Người dân Phần Lan những năm qua không mặn mà với phương án gia nhập NATO, khi chưa đầy 30% số người ủng hộ lựa chọn này, tương tự ở Thụy Điển.


Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. Cuộc thăm dò gần đây cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO và tỉ lệ này tăng lên 77% nếu đó là đề xuất từ chính quyền. Còn tại Thụy Điển, số người dân ủng hộ gia nhập NATO là khoảng 50%.


Trong kịch bản nước láng giềng Phần Lan trở thành thành viên NATO, tỉ lệ ủng hộ phương án này ở Thụy Điển tăng lên 62%, theo Giám đốc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở Bắc Âu Anna Wieslander.


“Ngày càng nhiều cử tri ở hai nước này tin rằng tư cách thành viên NATO sẽ giúp họ có được sự bảo vệ cần thiết và cấp bách. Họ nhận thấy Nga từng đe dọa ba nước vùng Baltic nhưng không tấn công, vì ba quốc gia đó đều là thành viên NATO, còn Ukraine thì không” - bà Wieslander cho hay.


Về cơ bản, đây là quyền lợi của mỗi quốc gia châu Âu trong việc quyết định tương lai của chính mình. Nếu Nga tìm cách đe dọa nhằm ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan không nộp đơn xin gia nhập NATO thì điều đó chứng tỏ Nga không tôn trọng quyền cơ bản của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường đi của họ.


Quan hệ nồng ấm giữa NATO và Phần Lan, Thụy Điển


Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển và Phần Lan đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với NATO, đặc biệt sau khi hai nước tham gia Thỏa thuận Quan hệ đối tác vì hòa bình (PFP) năm 1994 và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 1995. PFP là thỏa thuận hợp tác mà NATO kết nối riêng với các nước Đông Âu, được cho là bước đầu tiên để các quốc gia này gia nhập liên minh, hãng tin Al Jazeera cho biết.


Thụy Điển và Phần Lan cũng thường xuyên cử lực lượng tham gia các cuộc tập trận chung với NATO. Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong huấn luyện quân sự từ năm 2015. Tuy là đối tác thân thiết của NATO như vậy, song cả hai quốc gia Bắc Âu này đều không được bảo vệ theo Điều 5 về quy tắc phòng thủ chung theo hiệp ước của liên minh. Giới quan sát cho rằng gia nhập NATO sẽ giúp hai nước có thêm đảm bảo an ninh và khả năng răn đe trước các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.


Cựu đại sứ Mỹ tại NATO nhiệm kỳ 2009-2013 Ivo Daalder nhận định an ninh trên toàn châu Âu sẽ được tăng cường nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Nga, khiến căng thẳng leo thang tại các điểm nóng như vùng Baltic vì về bản chất, việc gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển sẽ tăng cường hơn nữa hiện diện quân sự của khối này ở đây. Cả Thụy Điển và Phần Lan đều có thể triển khai lực lượng quân đội được đánh giá là hiện đại và chuyên nghiệp của họ tới khu vực này.


Theo The Guardian, Moscow hồi ngày 11-4 cảnh báo nếu hai nước này từ bỏ chính sách trung lập trong nhiều thập niên và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại vùng Baltic, bao gồm triển khai tàu chiến mang vũ khí hạt nhân và tên lửa tại biển Baltic và biển Bắc. Điều này đồng nghĩa nguy cơ xung đột sẽ gia tăng tại châu Âu. Khi đó, Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành tiền đồn của NATO và có thể là những nước hứng chịu hậu quả đầu tiên.


Chuyên gia Katharine Wright thuộc ĐH Newcastle (Anh) cho rằng Nga đang tìm cách tác động lên quyết định xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nhưng chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine lại đang thúc đẩy quá trình này. Dù vậy, trong trường hợp NATO đồng ý kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, Nga nhiều khả năng sẽ không có những động thái quân sự quyết liệt như với Ukraine vì giới chức Moscow chỉ luôn xem Ukraine là một phần lịch sử của Nga, còn Phần Lan và Thụy Điển thì không.


“Nga nhiều khả năng sẽ không đưa quân can thiệp vào Phần Lan và Thụy Điển ngay cả khi hai nước chưa chính thức được kết nạp vào NATO và được bảo vệ bởi Điều 5. Hành động đó sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ ra chiến tranh quy mô lớn” - ông Wright nói.•


Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO


Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại hạ viện hôm 28-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định ông “quyết liệt ủng hộ” việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia NATO, theo tờ The Washington Post.


Tuy nhiên, ông Blinken không tiết lộ chi tiết về thời gian chờ gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan mà chỉ nói rằng các nước thành viên NATO sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào tháng 5.


Trên thực tế, Mỹ từ lâu đã công khai tuyên bố ủng hộ chính sách “mở cửa” của NATO với các ứng viên xin gia nhập, song một nhà ngoại giao Bắc Âu giấu tên cho rằng đây là phát biểu thể hiện sự ủng hộ lớn nhất của Mỹ với việc kết nạp thành viên mới của NATO. Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được cho là có khả năng sẽ khiến Nga bất bình. VĨ CƯỜNG


Tuy nhiên, ông Guterres cũng bênh vực tổ chức của mình, thừa nhận rằng trong khi Hội đồng Bảo an bị "tê liệt" thì Liên Hợp Quốc đang thực hiện các hành động khác.


"Liên Hợp Quốc có 1.400 nhân viên đang làm việc ở Ukraine để cung cấp hỗ trợ, thực phẩm, tiền mặt [và] các hình thức hỗ trợ khác", ông nói với BBC.

29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17664)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20175)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21259)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20611)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19889)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20391)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21102)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22655)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22417)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22785)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22353)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21478)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21556)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22127)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24873)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23471)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23148)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22229)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22571)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23085)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.