Nga tuyên bố thắng lợi trong các cuộc “trưng cầu dân ý”

28 Tháng Chín 20227:56 SA(Xem: 4231)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 28 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image003

Nga tuyên bố thắng lợi trong các cuộc “trưng cầu dân ý”


Moscow miêu tả bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại các khu vực này là một cuộc tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của mình.


28/9/2022


Patrick Jackson


BBC News


image005Nguồn hình ảnh, Reuters. Một người bỏ phiếu ở Donetsk hôm 27/9


Bốn cuộc bỏ phiếu được gọi là “trưng cầu dân ý” tại các vùng mà Nga chiếm đóng ở Ukraine đã kết thúc. Moscow có thể sử dụng kết quả những lá phiếu này làm cơ sở để sáp nhập thêm lãnh thổ.


Các quan chức do chính quyền Moscow bổ nhiệm ở các khu vực này đang tuyên bố những người bỏ phiếu gần như hoàn toàn ủng hộ việc gia nhập Nga.


Chính phủ Ukraine và các đồng minh tố cáo những cuộc “trưng cầu dân ý” này là một trò giả tạo.


Quá trình bỏ phiếu không được giám sát độc lập và không được quốc tế công nhận.


Việc bỏ phiếu được tổ chức ở các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, cũng như các vùng phía nam do Nga chiếm đóng là Kherson và Zaporizhzhia.


Những người tị nạn rải rác khắp nước Nga cũng có thể bỏ phiếu tại hàng chục điểm bỏ phiếu, bao gồm cả ở Crimea, một bán đảo phía nam Ukraine mà Nga sáp nhập vào năm 2014. Một phần kết quả ở Crimea cho thấy đa số cử tri ủng hộ việc gia nhập Nga.


Có tới 4 triệu người được yêu cầu bỏ phiếu ở các khu vực bị chiến tranh tàn phá, chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine.


Các hãng truyền thông do chính quyền ủng hộ Điện Kremlin điều hành ở Donetsk và Luhansk đang đưa tin rằng có tới 99,23% người dân đã ủng hộ việc gia nhập Nga - một tỷ lệ cao như vậy là điều bất thường trong một cuộc bỏ phiếu như thế này.


Có những suy đoán rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ tuyên bố sáp nhập bốn vùng của Ukraine trong bài phát biểu trước một phiên họp chung của Quốc hội Nga hôm 30/9 tới đây.


Vào tháng 3/2014, Putin thông báo việc Crimea đã gia nhập Nga chỉ vài ngày sau khi một cuộc trưng cầu dân ý không được công nhận tương tự được tổ chức.


Nếu Nga sáp nhập bốn vùng mà Moscow không kiểm soát hoàn toàn này, cuộc chiến có thể bị đẩy đến một cấp độ mới và nguy hiểm hơn, với việc Moscow miêu tả bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại các khu vực này là một cuộc tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của mình.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đã "vi phạm thô bạo quy chế của Liên Hợp Quốc" khi cố gắng thôn tính các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ bằng vũ lực.


“Trò hề trong những vùng bị chiếm đóng này thậm chí không thể được gọi là mô phỏng các cuộc trưng cầu dân ý," ông Zelensky nói vào tối 27/9.


“Đó là một nỗ lực để buộc những người đàn ông ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine phải gia nhập quân đội Nga và chiến đấu chống lại quê hương của họ”, ông nói thêm.


Ông Zelensky nói thêm rằng đó là "một nỗ lực rất ích kỷ khi bắt buộc những người đàn ông trên lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine phải tham gia quân đội Nga trong cuộc chiến chống lại chính quê hương của họ!"


Thêm các biện pháp trừng phạt Nga


Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.


Ông nói: "Chúng tôi cần phản ứng cực kỳ nghiêm túc, hiệu quả bằng những biện pháp cụ thể sẽ đánh vào nền kinh tế Nga. Phản ứng càng nhẹ tay đối với cái gọi là trưng cầu dân ý thì động lực để Nga leo thang và thôn tính thêm các vùng lãnh thổ càng lớn".


Vương quốc Anh đáp lại cái gọi là “trưng cầu dân ý” này bằng những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các quan chức hàng đầu của Nga đã thực thi các cuộc bỏ phiếu.


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại rằng Phương Tây sẽ không bao giờ công nhận các cuộc sáp nhập của Nga, đồng thời cảnh báo Điện Kremlin về "những cái giá mới phải trả rất nhanh chóng và nghiêm trọng".


Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, người đã đến thăm Ukraine hôm 27/9, mô tả các cuộc bỏ phiếu là một "trò đeo mặt nạ".


Tại Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng", khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc “trưng cầu dân ý”.


Tổng thống Putin biện minh rằng các cuộc trưng cầu dân ý được thiết kế để ngăn chặn cuộc đàn áp người gốc Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraine - một cáo buộc mà chính phủ Ukraine đã bác bỏ.


Trong một bài phát biểu trên truyền hình, nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Việc cứu lấy người dân ở tất cả các vùng lãnh thổ đang được trưng cầu dân ý được đặt lên hàng đầu và là tâm điểm chú ý của toàn xã hội và đất nước chúng ta”.


Một kết quả ít ngạc nhiên


Phân tích của James Waterhouse, phóng viên BBC News ở Kyiv


Kết quả của bốn cuộc trưng cầu dân ý tự dựng lên này sẽ gây ít ngỡ ngàng cho bất kỳ ai, ít nhất là ở Ukraine.


Các lá phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga là sự tiếp nối cách tường thuật của Điện Kremlin về chuyện cố gắng "giải phóng" người Ukraine ở những khu vực này, cũng như nỗ lực hợp pháp hóa sự hiện diện của họ ở Ukraine.


Ukraine và Phương Tây không công nhận quá trình này, và BBC đã tiếp cận những bằng chứng về việc các binh sĩ có vũ trang tới từng nhà thu thập phiếu bầu, cũng như có người nói rằng việc bỏ phiếu hoàn toàn không được tổ chức. 


Nga dự kiến ​​sẽ nhanh chóng soạn thảo các luật mới xung quanh việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ bị tranh chấp này, và đã đe dọa sử dụng nhiều vũ khí gây sát thương hơn nếu những vùng này bị nhắm đến trong tương lai.


Điều mà Kyiv luôn nói là mục tiêu của họ không thay đổi, bất kể những tuyên bố (và bây giờ là kết quả) nào từ Moscow.


Các cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bốn ngày, binh sĩ hộ tống quan chức đến nhà dân. Các điểm bỏ phiếu chỉ mở cửa vào ngày 27/9.


"Bằng tiếng nói của mình, tôi muốn cố gắng góp phần nhỏ vào việc ngăn chặn chiến tranh", Galina Korsakova, 63 tuổi, đến từ Donetsk, nói với hãng tin AFP tại một điểm bỏ phiếu ở Crimea. "Tôi rất muốn về nhà."


Các cuộc bỏ phiếu không được công nhận đã được tổ chức khi chiến tranh vẫn tiếp diễn, và ít nhất một quan chức bầu cử đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa ở thành phố Berdyansk của Zaporizhzhia.


Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, hàng chục ngàn binh lính và dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương, nhiều thành phố và thị trấn đã thành đống đổ nát.


Hơn 7,4 triệu người Ukraine hiện được ghi nhận là người tị nạn, trong đó có gần 2,7 triệu người ở Nga, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17661)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20169)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21252)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20605)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19879)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20382)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21093)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22649)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22411)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22782)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22344)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21473)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21551)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22118)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24864)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23462)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23142)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22221)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22565)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23077)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.