Brazil: Lula thăm TQ và tham vọng “cân bằng địa chính trị thế giới”

20 Tháng Tư 20239:10 SA(Xem: 2871)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY – THỨ NĂM 20 APRIL 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Brazil: Lula thăm Trung Quốc và tham vọng “cân bằng địa chính trị thế giới”


20/04/2023


image004Tổng thống Brazil Lula da Silva (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước tòa nhà Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/04/2023. Via REUTERS - HANDOUT


Tổng thống Brazil Lula Da Silva đã có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 14/04/2023. Tại đây, ông kêu gọi từ bỏ dùng đồng đô la trong trao đổi mậu dịch quốc tế, hợp tác hình thành một thế cân bằng mới về địa chính trị thế giới: Hướng đến một trật tự thế giới đa cực hơn. Nhiều nhà quan sát nhận định: Đây là một thông điệp chính trị gởi đến Mỹ và các nước phương Tây.


Tổng thống Brazil Lula da Silva (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước tòa nhà Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/04/2023. Via REUTERS - HANDOUT


“Brazil is back!”

image007

« Thời kỳ Brazil vắng mặt trong các quyết định lớn của thế giới đã qua. Brazil đã trở lại đấu trường quốc tế sau một thời gian vắng bóng khó hiểu. » Tổng thống Lula da Silva đã có phát biểu như trên tại lễ nhậm chức của bà Dilma Rousseff – đồng minh chính trị của ông – với tư cách là chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới BRICS (BRICS New Development Bank – NDB).


Sau Achentina, Uruguay (tháng Giêng 2023), rồi Mỹ (trung tuần tháng 2/2023), chuyến thăm Trung Quốc trung tuần tháng Ba và sắp tới là châu Âu, cho thấy một ý đồ rất rõ của tổng thống Lula : Đưa Brazil trở lại vị thế một cường quốc lớn hay chí ít cũng là một cường quốc khu vực, theo như phân tích từ nhà sử học Anais Flechet, chuyên gia về Brazil, trường đại học Paris – Saclay với tuần báo Pháp Marianne. Một vị thế mà Lula đã dầy công gầy dựng trong suốt hai nhiệm kỳ đầu từ năm 2003-2011, khi tự cho mình vai trò đầu tầu của chủ nghĩa đa văn hóa.


Tuy nhiên, Brazil trở lại đấu trường quốc tế trong một bối cảnh đặc biệt: Thế giới vừa thoát ba năm đại dịch Covid-19 và chiến tranh bùng nổ tại châu Âu vì cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga tiến hành, gây bất ổn kinh tế toàn cầu. Xung đột Ukraina làm lộ rõ cách biệt lớn giữa phương Tây và các nước mới trỗi dậy, những nước chủ trương phi liên kết mà Brazil của Lula da Silva muốn thể hiện là một quốc gia đi đầu.  


Trong suốt chuyến công du Trung Quốc ba ngày, nguyên thủ Brazil luôn nhắc đến việc hình thành một « thế cân bằng mới về địa chính trị thế giới ». Đến thăm trụ sở tập đoàn viễn thông Hoa Vi, đối tượng bị Mỹ trừng phạt, Lula thách thức Hoa Kỳ khi khẳng định chuyến thăm này là để chứng tỏ với thế giới rằng « Brazil chẳng chút thiên vị trong quan hệ với Trung Quốc và không ai có thể ngăn cản Brazil cải thiện quan hệ với Bắc Kinh ».


Trao đổi mậu dịch bằng RMB, Lula thách thức Mỹ


Tại Thượng Hải, nguyên thủ Brazil kêu gọi nhóm BRICS – nhóm quốc gia đang trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – nên hình thành một đồng tiền mới thay thế cho đô la trong trao đổi mậu dịch giữa các nước trong nhóm. Trong khi chờ đợi, Brazil và Trung Quốc ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế - thương mại sử dụng đồng nhân dân tệ và real.


Đối với nhà nghiên cứu về châu Mỹ Latinh, Christophe Ventura, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), những phát biểu này của ông Lula còn là một thông điệp gởi đến Mỹ. Trên đài phát thanh France Inter ông giải thích :


« Đây là một sự kiện, một yếu tố thêm cho thấy có một hình thức đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế cũng như là địa chính trị của các nước phương Nam. Trong một hình thức nào đó, họ mong muốn thoát khỏi những hệ thống do Mỹ độc quyền thống trị, các hệ thống tài chính quốc tế để hình thành một công cụ khác cho chính những nước đó và trong ngắn hạn cho phép họ bỏ qua được đồng đô la. Và điều đó có thể giúp những nước này kiểm soát được các mức phí giao dịch tài chính trong thương mại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tước mất một chút sức mạnh mà Mỹ có được cùng với sức mạnh quân sự : Đó là sức mạnh tài chính của đồng đô la. »


Trong cuộc gặp ông Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Quốc Hội), tổng thống Lula không quên nhắc đến một thế địa chính trị mới « nhằm thay đổi quản trị toàn cầu khi mở rộng thêm nhiều đại diện hơn tại Liên Hiệp Quốc ».


Trong những năm 2000, Brazil cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Đức hay còn gọi là Nhóm bốn nước (G4) không ngừng vận động đòi mở rộng thêm số thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhưng mong muốn này luôn vấp phải thái độ thụ động của P5, tức năm nước thành viên thường trực hiện tại là Anh, Nga, Pháp, Mỹ và Trung Quốc.


Hòa bình cho Ukraina và thế chông chênh của Lula


Đến thăm Bắc Kinh, vị tổng thống Brazil 77 tuổi này còn muốn khoác lên vai chiếc áo « người kiến tạo hòa bình » cho cuộc xung đột Ukraina khi đưa ra dự án thành lập một « câu lạc bộ hòa bình », quy tụ các nước không theo phe nào trong cuộc chiến tranh đẫm máu này như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi... Quả thật, kể từ đầu cuộc xung đột, Brazil thời tổng thống Bolsonaro đã chọn thế trung lập. Đường hướng này vẫn được Lula tiếp tục duy trì.


Về điểm này, nhà nghiên cứu Christophe Ventura cho rằng Brazil có thể tận dụng vị thế là một trong số các nước hiếm hoi có mối quan hệ khá tốt với nhiều nước trên thế giới từ Mỹ, châu Âu, Pháp, Trung Quốc, Nga cho đến nhiều nước lớn khác tại châu Phi, Trung Đông… để xúc tiến các tiến trình quốc tế. Tuy nhiên, theo ông Ventura, hồ sơ Ukraina là một phương trình không dễ giải. Tính chất trung lập này của Brazil nói chung là rất chông chênh. Trên đài France Inter, ông phân tích:


« Đây là một phương trình vì các nước châu Mỹ Latinh có một truyền thống ngoại giao trung lập, không liên kết. Bởi vì lịch sử của những nước này luôn gắn liền với sự can thiệp của Mỹ và do vậy việc tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia … đó là những điều mà những nước này yêu cầu để bảo vệ chính họ.


Thế nên, cuộc chiến xâm lược của Nga gây rắc rối cho Brazil. Bởi vì, trên thực tế, Nga đang thực hiện chính xác những gì mà châu Mỹ Latinh chỉ trích Hoa Kỳ, ít nhất là trong vùng ảnh hưởng của chính họ: Nga đã sử dụng vũ khí quân sự để xâm lược một quốc gia.


Điều này đã khiến Brazil khó xử. Thái độ này được thể hiện rõ qua việc lên án nhưng không áp dụng các biện pháp trừng phạt. Không trừng phạt là bởi vì các nước châu Mỹ Latinh không đủ khả năng trên bình diện kinh tế. Sau dịch bệnh gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực, Nga là một nguồn cung ứng quan trọng cho ngành nông nghiệp cho các nước châu Mỹ Latinh trên phương diện các đầu vào như phân bón chẳng hạn, tất cả những thứ gì làm nên nền kinh tế khu vực. Nếu không có nguồn cung ứng từ Nga, nền kinh tế sẽ điêu đứng. »


Tuần báo Pháp L’Express nêu rõ Matxcơva là nhà cung cấp phân bón hàng đầu cho « ông khổng lồ nông nghiệp » Nam Mỹ này. Khoảng 25% các loại hóa chất như nitrate, phosphate, và nhiều thành tố khác để dùng làm phân bón cho nông nghiệp đến từ Nga, cho phép Brazil có thể trở thành một trong số các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về đậu nành và thịt bò.


Thăm Bắc Kinh, Lula kích thích sự ganh đua Mỹ - Trung?


Chính trong bối cảnh này, Brazil cũng như một số nước trong khu vực đã từ chối cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraina. Đây chính là những gì đã xảy ra đối với thủ tướng Đức Olaf Scholz khi ông đến thăm Brazil hồi tháng Giêng năm 2023. Brasilia cùng nhiều thủ đô Nam Mỹ lập luận rằng việc không áp dụng biện pháp trừng phạt, cũng như không hỗ trợ vũ khí cho Ukraina có thể giúp những nước này có một vai trò cho các cuộc đàm phán trung gian hòa giải. Do vậy, theo ông Lula các bên có can dự vào cuộc chiến đều không có tính chính đáng để tham gia vào tiến trình này.  


Theo một số nhà quan sát, những tuyên bố hùng hồn của ông Lula tại Trung Quốc, khi chỉ trích Hoa Kỳ có trách nhiệm trong cuộc xung đột, thừa nhận Trung Quốc có một vai trò quan trọng cho hòa bình Ukraina và khi khẳng định quyền tự chọn đối tác quan hệ của Brazil, tổng thống Lula cũng như nhiều nhà lãnh đạo tại Nam Mỹ còn muốn đưa ra một thông điệp khác, theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS, Christophe Ventura.


« Kể từ giờ các cường quốc phương Tây không là bên ấn định lịch trình cũng như quyết định ai thiện ai ác. Brazil cũng như các nước Nam Mỹ giờ cũng là một vế của phương trình, và các nước này sẽ đóng một vai trò trong việc giải quyết các hồ sơ quốc tế theo quan điểm của họ, từ các lợi ích của họ, đôi khi có thể đồng nhất với những nước khác nhưng không đi theo các lợi ích của phương Tây ».


Trong cách nhìn này, nhà sử học Anais Flechet cho rằng đó còn là một đòn chiến lược của ông Lula: Làm gia tăng sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc, khi cùng lúc đến gõ cửa hai ông khổng lồ. Nguyên thủ Brazil tìm cách duy trì thế cân bằng thực dụng giữa Washington và Bắc Kinh.


Tổng thống Lula tỏ ra thất vọng về chuyến đi thăm Mỹ khi không gặt hái gì được nhiều ngoài việc tổng thống Biden hứa hẹn hỗ trợ 50 triệu đô la để chống biến đổi khí hậu, một khoản tiền mà nguyên thủ Brazil đánh giá là khá ít ỏi. Nắm bắt được nỗi lo của Washington trước đà tiến mạnh mẽ của Bắc Kinh tại Nam Mỹ, chính quyền Lula muốn chơi lá bài « ăn nhịp » với Trung Quốc, vừa để dọa Mỹ và để kích thích đầu tư.


Thấu hiểu nỗi thất vọng của đối tác chiến lược (như cách gọi trong thông cáo chung), Bắc Kinh đã trịnh trọng trải thảm đỏ đón lãnh đạo cường quốc Nam Mỹ, và xem ông như là một bên đối thoại không thể thiếu của khối được gọi là Nam Bán Cầu. Sự trọng thị này còn được Bắc Kinh thể hiện rõ qua việc cử ông Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch Trung Quốc, một nhân vật thân cận của Tập Cận Bình dẫn đầu một phái đoàn đến dự lễ nhậm chức của Lula da Silva, trong khi trưởng đoàn phía Mỹ là bộ trưởng Nội Vụ Deb Haaland.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17650)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20149)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21242)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20580)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19863)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20360)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21078)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22618)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22393)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 22758)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22320)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21459)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21514)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22098)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24850)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23433)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23076)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22210)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22539)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23060)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.