TT Trump vừa mới ‘để mắt tới 123,5 tỷ’; VN nhanh chân ‘chữa lửa’ ký hợp đồng thương mại trị giá hơn 4 tỷ

23 Tháng Ba 20257:21 SA(Xem: 1108)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI - VIỆT NAM – CHỦ NHẬT 23 MAR 2025


TT Trump vừa mới ‘để mắt tới 123,5 tỷ’; VN nhanh chân ‘chữa lửa’ ký hợp đồng thương mại trị giá hơn 4 tỷ 


“vào năm 2024 có mức thâm hụt thương mại với Việt Nam lên tới 123,5 tỷ đôla, theo USTR”


image003Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer tiếp Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên ở hôm 13/3/2025.


Doanh nghiệp Việt, Mỹ ký kết 6 thỏa thuận thương mại trị giá hơn 4 tỷ đôla


VOA 15/03/2025


https://www.voatiengviet.com/a/doanh-nghiep-viet-my-ky-ket-6-thoa-thuan-thuong-mai-tri-gia-hon-4-ty-dola/8011249.html


image005PV Power và GE Vernova ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về việc mua sắm thiết bị và dịch vụ của GE cho các nhà máy điện khí do PVPower phát triển, Washington DC, ngày 13/3/2025. Photo PV Power.


Các doanh nghiệp của Việt Nam và Hoa Kỳ vừa ký một số thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản ước tính trị giá 4,15 tỷ đôla, giữa lúc Hà Nội đang tìm cách tránh thuế quan của Washington.


Truyền thông Việt Nam hôm 13/3/2025 loan tin rằng 6 thỏa thỏa thuận được các doanh nghiệp Việt Nam ký kết với đối tác Mỹ trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ông Diên đã gặp và làm việc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer tại thủ đô Washington.


Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) và GE Vernova đã ký bản ghi nhớ (MOU) về mua sắm thiết bị và dịch vụ của GE cho các nhà máy điện khí của PVPower. Thông cáo hôm 14/3/2025 của PV Power nói rằng Bộ trưởng Diên đã tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kết.


Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã ký các Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tập đoàn Conoco Phillips và Excelerate Energy về các thỏa thuận mua bán dài hạn khí hóa lỏng (LNG), theo trang VNBusiness.


Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký hợp đồng tư vấn nghiên cứu tiền khả thi với Tập đoàn Kellogg Brown & Root (KBR) về nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).


Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ký Biên bản ghi nhớ với ba Hiệp hội cung cấp ethanol hàng đầu của Hoa Kỳ là U.S. Grains Council (USGC), Renewable Fuels Association (RFA) và Growth Energy về cung cấp ethanol. Đồng thời, Petrolimex cũng ký kết với Marquis Energy nhằm tạo thuận lợi cho việc giao dịch và nhập khẩu nhiên liệu sinh học.


Tập đoàn Masan đã ký Ý định thư với Tập đoàn Phát triển Quốc gia Hoa Kỳ (DFC) về việc hỗ trợ tài chính cho hợp tác chế biến khoáng sản.


Tuy nhiên, các trang báo trong nước không cho biết rõ trị giá của từng thỏa thuận.


Khi tiếp ông Diên, ông Greer nói Việt Nam “cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để mở cửa thị trường và cải thiện cán cân thương mại”, theo một bản tin trên trang web của Bộ Công thương Việt Nam.


Ông Greer khuyến cáo Việt Nam nên “cải thiện” cán cân thương mại với Hoa Kỳ, đồng thời nhấn mạnh rằng các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump không nhằm mục đích gây tổn hại đến các nước đối tác, theo trang Inside Trade.


Mối quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam nằm trong số những mối quan hệ mất cân bằng nhất với Hoa Kỳ, vào năm 2024 có mức thâm hụt thương mại với Việt Nam lên tới 123,5 tỷ đôla, theo USTR.


“Chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng quan hệ kinh tế và thương mại hài hòa, bền vững, ổn định và cùng có lợi với Hoa Kỳ”, Bộ trưởng Việt Nam được dẫn phát biểu.


“Việt Nam không có ý định tạo ra bất kỳ rào cản nào có thể gây hại cho người lao động hoặc an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ”, Bộ trưởng Diên nói thêm.


Mỹ yêu cầu VN khắc phục ‘giao thương bất cân xứng’


VOA 14/03/2025


https://www.voatiengviet.com/a/my-yeu-cau-viet-nam-khac-phuc-giao-thuong-bat-can-xung/8010679.html


image007Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer tiếp Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên ở hôm 13/3/2025.


Việt Nam ‘phải cải thiện cán cân thương mại’ giữa hai nước vốn mất cân bằng cho phía Mỹ và mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa và các doanh nghiệp Mỹ, quan chức thương mại cao nhất của Mỹ đã nói với đặc phái viên được Thủ tướng Phạm Minh Chính cử đến, truyền thông trong nước và quốc tế đưa tin.

Cuộc gặp giữa Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên ở Washington hôm 13/3/2025 là cuộc tiếp xúc chính thức ở cấp bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước sau khi Mỹ có chính quyền mới, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin và cho biết nội dung của cuộc gặp này là ‘hợp tác kinh tế và thương mại song phương’.

Hãng tin Bloomberg cho rằng chuyến công cán lần này của ông Diên là nỗ lực thuyết phục chính quyền Donald Trump rằng Hà Nội rất nghiêm túc về việc định hình lại quan hệ thương mại giữa hai nước để ngăn Mỹ áp thuế quan vốn sẽ làm căng thẳng cho nền kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu.

Bộ trưởng Công thương Việt Nam được hãng tin Nhà nước dẫn lời trấn an quan chức phụ trách thương mại của Mỹ rằng Hà Nội ‘không có ý định tạo ra bất cứ cản trở nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh kinh tế, an ninh quốc gia của Mỹ’. Ông Diên cũng đã trình bày với ông Greer những giải pháp mà phía Việt Nam đang thực hiện để giải tỏa những quan ngại của Mỹ.

Về phần mình, ông Greer được hãng tin này dẫn lời nhắc nhở với ông Diên rằng trao đổi thương mại song phương ‘cần đạt được lợi ích kinh tế tương xứng’ và Việt Nam ‘cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm mở cửa thị trường và cải thiện cán cân thương mại trong thời gian tới’.

Ông Diên hứa rằng Chính phủ Việt Nam đang ‘cân nhắc dỡ bỏ các rào cản thương mại’ đối với các công ty Mỹ và sẽ ‘trấn áp nạn gian lận trong xuất khẩu’, ý nhắc đến việc gian lận nguồn gốc xuất xứ trong hàng hóa xuất từ Việt Nam đi Mỹ, Bloomberg dẫn thông báo trên trang web của Đại diện Thương mại Mỹ cho biết.

Ông lý giải với phía Mỹ rằng sở dĩ giao thương giữa hai nước trong thời gian qua tăng nhanh là do cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước ‘mang tính bổ trợ cho nhau’ và Việt Nam ‘mong muốn quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ được hài hòa, bền vững, ổn định, đôi bên cùng có lợi’.

Ông lặp lại yêu cầu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường – điều mà Hà Nội đã cố gắng thúc đẩy nhưng bất thành dưới thời của Tổng thống Joe Biden.

Song song với cuộc gặp ở Washington, ở Hà Nội cũng trong hôm 13/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper để thông báo rằng Việt Nam ‘đang xử lý những quan ngại của Mỹ về quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư’, Bloomberg cho hay. Chính phủ Việt Nam đang xem xét lại thuế quan đối với hàng hóa Mỹ và đang khuyến khích nhập thêm hàng hóa Mỹ, chẳng hạn khí tự nhiên hóa lỏng, các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm nông nghiệp.

Mỹ chịu thâm hụt 23,5 tỷ đô la trong giao thương với Việt Nam trong năm 2024, theo số liệu của văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ được Bloomberg dẫn lại. Mức thâm hụt này, chỉ đứng sau mức thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc và Mexico, khiến chính quyền Trump đang để mắt đến Việt Nam. Ông Trump hồi đầu tháng đã áp thuế 25% lên tất cả hàng hóa Mexico và áp thêm 10% thuế lên tất cả hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

Tình trạng gian lận xuất xứ cũng khiến Việt Nam dễ bị rủi ro khi các công ty Trung Quốc mở xưởng sản xuất ở Việt Nam để lắp ráp hàng xuất đi Mỹ nhằm né thuế quan.


Trong năm 2024, Việt Nam đã vượt Nhật Bản để lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc, cũng theo Bloomberg.


Điều này càng khiến Việt Nam đứng ở tuyến đầu trong cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung.