McCain quay lại Việt Nam

07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 21243)

image003
Bia đá ghi dấu ngày chiến đấu cơ do Thiếu tá Hải quân McCain lái tập kích Hà Nội bị hỏa tiễn của Nga bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch. Tấm bia bề ngang rộng khoảng hơn hai mét khắc những hàng chữ bên trái. (Viền vuông sáng do tòa soạn làm cho hàng chữ dễ thấy).
Ảnh VH chụp ngày 10 tháng 5, 2014.

++++++++++++++++++++

TNS John McCain quay lại Việt Nam

BBC - thứ năm, 7 tháng 8, 2014

image004

Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8.

Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.

BBC được biết chiều 8/8 hai ông sẽ có cuộc họp báo ở Hà Nội để nói về quan hệ Mỹ-Việt, các vấn đề song phương và khu vực.

Chuyến thăm của hai vị thượng nghị sỹ diễn ra ngay sau chuyến công du của một thượng nghị sỹ khác, ông Bob Corker, thành viên cao cấp thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.

Trong khi ở Việt Nam, ông Corker bày tỏ lạc quan rằng Washington sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai gần.

Giới chức Việt Nam trong các tiếp xúc cấp cao với chính giới Mỹ gần đây đều đề cập tới vấn đề này.

Thượng nghị sỹ John McCain, người được cho là ủng hộ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay từ mấy năm trước đã tuyên bố một cách lạc quan rằng "đây là chủ đề mà tôi cho là hai nước có thể giải quyết một cách tích cực".

Là nhân vật có ảnh hưởng trong Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, việc ông McCain có mặt ở Hà Nội tuần này làm nổi lên câu hỏi liệu Việt Nam và Mỹ đã đến rất gần một thỏa thuận mới trong chủ đề này?

Món quà của ủy viên Bộ Chính trị

image005

Ông Phạm Quang Nghị tặng ông John McCain ảnh chụp tấm bia có hình ông (?)

Năm 1994, Mỹ đã bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, nhưng vẫn cấm bán các loại vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.

Để dỡ bỏ lệnh cấm vận này, Washington đòi hỏi Hà Nội thực hiện một số điểm, trong đó có chủ đề nhân quyền.

Năm 2013, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên.

Ông John McCain từng là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và ông có nhiều duyên nợ với Việt Nam, từng thăm Việt Nam nhiều lần.

Ông từng tham chiến ở Việt Nam và bị cầm tù sau khi máy bay của ông bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.

Hôm 23/7, trong chuyến đi Hoa Kỳ của mình, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng hội kiến ông McCain ở trụ sở Quốc hội Mỹ.

"Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết."

Ông Phạm Quang Nghị nói với ông John McCain

Vào cuối cuộc tiếp xúc, ông Nghị tặng ông McCain hai tấm ảnh khổ A4, chụp tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch trên có hình ông McCain bị bắt làm tù binh 47 năm trước.

Phóng viên Việt Nam đi theo đoàn thuật lại rằng ông Nghị nói với ông McCain lúc đó: "Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài".

Đáp lại, ông McCain chỉ vào tấm ảnh và than phiền rằng ông là "thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng".

Hành động của ông bí thư Hà Nội đã thu hút khá nhiều bình luận trên các diễn đàn mạng, trong đó một số ý kiến chê trách ông 'thiếu nhạy cảm'.

Tuy nhiên sau đó, ông John McCain vẫn tình nguyện dẫn đoàn của ông Phạm Quang Nghị đi tham quan trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ./

RFI Thứ sáu 01 Tháng Tám 2014

Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam

image006

Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014

US Navy

Trọng Nghĩa

Các n lập pp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các nh vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.

Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua 31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu - ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực - đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc tch thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».

Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.

Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.

Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.

Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào...

Gần một trang cho vụ HD-981

Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý.

Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 (HD-981), được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự.

Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác.

Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan HD-981.

Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận.

Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam

Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác.

Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.

Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn tch thức còn tồn tại trong hồ sơ nn quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự pt triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam »./

++++++++++++++++++++++

Hoa Kỳ sẽ không hủy bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện các vấn đề nhân quyền

23 tháng một 2012, 12:00
image007

Thượng nghị sỹ John McCain nói trong một cuộc họp báo tại Bangkok hôm 21/1/2012. Photo: EPA

Source: vietnamese.ruvr.ru

Thượng nghị sỹ John McCain nói trong một cuộc họp báo tại Bangkok hôm 21/1 rằng, Việt Nam có "một danh sách rất dài" các loại vũ khí mà nước này muốn mua hoặc nhận từ Mỹ. Thế nhưng Mỹ sẽ không bán vũ khí nếu như Việt Nam không thay đổi “bước lùi” gần đây trong vấn đề nhân quyền.

Ông McCain cùng ba nghị sĩ khác là Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse và Kelly Ayotte, vừa có chuyến thăm Việt Nam ngay trước Tết Nguyên đán.

Ông cho các các nhà báo biết, đoàn của ông "đã nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng, quan hệ an ninh giữa hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các vấn đề nhân quyền".

Theo Thượng nghị sỹ McCain, "[Hà Nội] chưa có tiến bộ về nhân quyền, mà trên thực tế đã “bước lùi” trong chủ đề này".

Ông Joe Lieberman thì nói thêm rằng, để mua vũ khí sát thương từ Mỹ, cần phải có cả sự chuẩn thuận từ Hạ viện Hoa Kỳ.

Ông Lieberman khẳng định: "Có những loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua hoặc nhận từ chúng tôi, và chúng tôi cũng muốn chuyển các loại vũ khí này cho họ, nhưng điều này sẽ không xảy ra chừng nào họ chưa cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình".

++++++++++++++++++++

Nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ thăm Việt Nam

BBC thứ tư, 18 tháng 1, 2012

image008

Phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp Tổng thống Philippines tuần này

Bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có chuyến thăm Việt Nam, thảo luận quan hệ song phương và dự kiến cũng nói về tranh chấp Biển Đông.

Phái đoàn bốn vị - John McCain, Joseph Lieberman, Sheldon Whitehouse, Kelly Ayotte – sẽ có cuộc họp báo tại Hà Nội vào tối thứ Năm 19/01.

Tuần này, họ đã có ba ngày thăm Philippines từ 16 đến 18 tháng Giêng, và nói liên minh Hoa Kỳ - Philippines cần được thắt chặt.

Tại Manila, Thượng nghị sĩ McCain tuyên bố: “Chúng tôi đã thảo luận với các lãnh đạo ở đây về nhiều vấn đề - thương mại, đầu tư, nhiều vấn đề và dĩ nhiên có chủ đề Trung Quốc.”

“Cả chính phủ Philippines, chính phủ Mỹ và các thượng nghị sĩ Mỹ không tin rằng sẽ hay cần có đối đầu với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy cần tái khẳng định và củng cố quan hệ.”

Ông nhấn mạnh “chúng tôi sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ nguyên tắc tự do đi lại” ở Biển Đông.

Một người khác, Joseph Lieberman, nói khi Trung Quốc đi lên, “xung đột không nhất thiết phải xảy ra và chúng tôi hy vọng nó sẽ không bao giờ xảy ra”.

Có vẻ lấy lòng chủ nhà Philippines, ông Lieberman nói: “Chúng ta không thể cho phép một quốc gia, trong trường hợp này là Trung Quốc, kiểm soát bất hợp lý đường tàu bè đi lại.”

Ông cũng tán thành việc tăng sức mạnh cho quân đội Philippines: “Có người nói cách tốt nhất để bảo đảm hòa bình là chuẩn bị cho chiến tranh, tức là phải mạnh mẽ.”

Thượng nghị sĩ John McCain nói thêm việc tăng cường quân sự của Mỹ ở châu Á “không có nghĩa là sẽ có căn cứ ở Philippines”.

Nhưng ông nói sẽ có thể có các hoạt động quân sự chung, cung cấp thêm tàu tuần tra cho Philippines.

Hải quân Mỹ quan ngại

Trong khi đó, chỉ huy trưởng của hải quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương nói ông quan ngại về khả năng bất đồng giữa các quốc gia tại Biển Đông sẽ leo thang trở thành xung đột quy mô lớn hơn.

Đô đốc Patrick Walsh, người sắp rời nhiệm sở, nói trong một phỏng vấn với hãng Associated Press hôm thứ Ba 17/1 rằng có nguy cơ các va chạm tại Biển Đông sẽ bùng lên giống những gì đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản khi tàu của hai bên đụng nhau gần Điếu ngư Đài (tiếng Nhật là Senkaku) năm 2010.

"Sự việc leo thang thật nhanh từ một tình tiết có tính địa phương, có thể kiểm soát được, lên thành một xung đột giữa hai quốc gia."

Theo Đô đốc Walsh, Biển Đông - tuyến hàng hải bận rộn bao gồm cả đường vận chuyển dầu từ Vịnh Ba Tư tới các quốc gia Đông Á - đóng vai trò tối quan trọng đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương.

Ông nói: ''Dù theo quan điểm nào thì Biển Đông cũng vẫn vô cùng quan trọng đối với an ninh và ổn định... Bất cứ sự gián đoạn nào cũng gây ra vấn đề lớn".

Dường như đang có nỗ lực từ phía Hoa Kỳ một lần nữa thúc đẩy chủ đề tự do hàng hải ở Biển Đông, điều đã bị Trung Quốc cáo buộc nhiều lần là "nước bên ngoài can thiệp".

Phó Đô đốc Cecil Haney được tin sẽ kế nhiệm Đô đốc Walsh chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương./

+++++++++++++++++++++

TNS McCain vẫn không quên “Hilton Hotel”

* Lần đầu tiên TNS McCain thăm lại Hỏa Lò

April 2000 / Tin và ảnh BBC

image009

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain bị giam giữ tại đây trong suốt 5 năm. Tiểu sử trên trang web của ông McCain nói thời gian trong tù, ông bị quản giáo đánh đập, bị biệt giam - các cáo buộc mà Việt Nam luôn bác bỏ.

image010

Ông McCain nhấn mạnh rằng "an ninh và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ mật thiết" và rằng hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ có lợi cho cả hai bên vì ''chúng ta đang đối mặt với những thách thức an ninh mới trong khu vực".

image011

Ông McCain chia sẻ: ''Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa hai đất nước và khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền''.

image012

Ông McCain xem những vật dụng trưng bày, còn cả bộ quân phục phi công của ông khi xưa. Một nghị sĩ đảng Dân chủ đi cùng hỏi ông có được ăn trong xà lim hay không, ông McCain trả lời "người ta mang vào tô cháo."

image013

Ông cũng đòi xem tấm hình của ông Douglas Peterson, một người tù khác mà sau này trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên ở Hà Nội.

image014

Vị chính khách Mỹ nhắc cả đến vấn đề Biển Đông, khi ông nhấn mạnh Hoa Kỳ "có mối quan tâm và lợi ích trong việc tự do lưu thông đường biển trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp''.

image015

Bia tưởng niệm ở hồ Trúc Bạch nơi máy bay của ông McCain bị rớt năm 1967. Lần đầu tiên ông trở lại Hỏa Lò là năm 2000. Từ đó đến nay ông thường xuyên cổ xúy cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.

image016

Ông McCain nói: "Đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hóa sang hiện đại hóa quan hệ giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới".

image017

Trong buổi nói chuyện tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội hôm 7/4 ông Mccain nói: "Việt Nam đã chứng tỏ được vị thế kinh tế và ngoại giao của mình, nay tới lúc khẳng định vai trò về xã hội và chính trị".

image015

Bia tưởng niệm ở hồ Trúc Bạch nơi máy bay của ông McCain bị rớt năm 1967. Lần đầu tiên ông trở lại Hỏa Lò là năm 2000. Từ đó đến nay ông thường xuyên cổ xúy cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Source: BB

image018
Bia đá ghi dấu ngày chiến đấu cơ do Thiếu tá Hải quân McCain lái tập kích Hà Nội bị hỏa tiễn của Nga bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch. Tấm bia bề ngang rộng khoảng hơn hai mét khắc những hàng chữ bên trái. (Viền vuông sáng do tòa soạn làm cho hàng chữ dễ thấy).
Ảnh VH chụp ngày 10 tháng 5, 2014.

15 Tháng Mười 2015(Xem: 20090)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20514)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19386)
"Các thành viên Đảng Dân Chủ lên sân khấu tại Las Vegas để dự cuộc tranh luận đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2016"
15 Tháng Mười 2015(Xem: 18070)
"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thì đánh giá tình huống xảy ra tuần trước « không phải là một hành động mang tính chuyên nghiệp. Hoa Kỳ sẽ không hợp tác với Nga chừng nào Matxcơva có một chiến lược rõ ràng ».
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17600)
"Trong cuộc biểu quyết ngày Chủ nhật 11/10/2015, hai phần ba dân biểu quốc hội Nepal đã bầu thủ tướng mới trong khuôn khổ bản Hiến pháp ban hành vào tháng 9 vừa qua. Khadga Prashad Sharma Oli, 63 tuổi,lãnh đạo thuộc xu hướng ôn hòa trong đảng Cộng sản Mác-Lênin, đắc cử".
13 Tháng Mười 2015(Xem: 17425)
"Họa sĩ Mohammed Karim Nhaya, vừa thêm những nét cuối cùng trên bức chân dung Putin mà ông đang thực hiện, vừa giải thích lý do vì sao ông muốn Nga can thiệp vào Irak : « Người Nga đã gặt hái được nhiều thành quả », trong lúc mà « Hoa Kỳ và các đồng minh đã oanh kích từ một năm nay mà không đi đến đâu cả ».
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18525)
"Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 10 dẫn tờ "The Sunday Age" Australia ngày 8 tháng 10 đưa tin, tại một hội nghị hải quân tổ chức ở Sydney vào ngày 7 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã lên tiếng lên án, cảnh cáo đối với Trung Quốc".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 18307)
"Hôm thứ Năm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đả kích điều ông gọi là “quan điểm chống di dân” ngày càng tăng trong chính trường Hoa Kỳ. Hành động của ông Obama được coi như lời chỉ trích ngầm nhắm vào nhiều ứng cử viên tổng thống nổi bật của đảng Cộng hòa".
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21349)
- "Theo báo Mỹ, Nga không kích Syria là để đẩy giá dầu tăng lên, củng cố khả năng cầm quyền của ông Putin, sẽ gặp Saudi Arabia thời gian tới để bàn giá dầu. - Tờ "Tin tức phố Wall" Mỹ ngày 5 tháng 10 cho rằng, mặc dù từ chối hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để giảm sản lượng, nhưng Nga hoàn toàn không để mặc cho giá dầu quanh quẩn ở mức thấp".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18951)
"Cờ Palestine được kéo lên lần đầu tiên tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York cùng với cờ của tất cả 193 quốc gia thành viên".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18204)
"Ông Roilo Golez, kêu gọi Liên hiệp quốc và UNEP « điều tra và có hành động thích đáng » đối với những hoạt động bồi đắp đảo, mà đã tàn phá các rạn san hô ở Biển Đông".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18183)
"Tổng thống Mỹ Barack Obama cổ xúy cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một ngày sau khi 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đạt thỏa thuận tự do thương mại này ở Atlanta."
08 Tháng Mười 2015(Xem: 18323)
"Los Angeles Times ngày 7/10 bình luận, kết quả "canh bạc quân sự táo bạo" của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Syria đã rõ ràng, nhưng trong ngắn hạn kẻ thất bại lại dường như là Tổng thống Mỹ Barack Obama"
06 Tháng Mười 2015(Xem: 17683)
TTO - Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Atlanta (Mỹ) đã đạt được thỏa thuận vào lúc tối nay 5-10 (giờ VN).
04 Tháng Mười 2015(Xem: 18375)
"Ngoại trưởng Sergei Lavrov khi được hỏi về việc liệu Nga có kế hoạch mở rộng chiến dịch không kích IS vào lãnh thổ Iraq sau Syria hay không. Ông Lavrov cho biết: "Chúng tôi là những người lịch sự, chúng tôi không đến, nếu họ không mời".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 17897)
"Tổng thống Pháp François Hollande không dấu e ngại Syria bị chia đôi lãnh thổ và toàn vùng Trung Đông sẽ bị hai hệ phái Shia và Sunni lôi vào vòng chiến. Tổng thống Pháp kêu gọi Vladimir Putin ưu tiên tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo." Google Images
01 Tháng Mười 2015(Xem: 19429)
"Một điểm rất đáng chú ý trong bản thông cáo là ba Ngoại trưởng Ấn, Nhật và Mỹ đã nêu bật mối quan ngại về tình hình Biển Đông khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền làm thương mại mà không bị cản trở, kể cả ở vùng Biển Đông ».
01 Tháng Mười 2015(Xem: 20209)
"Câu chuyện bắt đầu từ một cú điện thoại từ một nhà ngoại giao Nga cho người tương nhiệm ở Baghdad để nói rằng "Chúng tôi có vài điều thú vị để nói với ông".