Phạm Bình Minh: “không mua vũ khí Mỹ, cũng mua từ nước khác”

02 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 19715)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 04 OCT 2014

Bộ trưởng Ngoại giao VN: Cấm vận vũ khí là điều bất thường

 

VOA Tiếng Việt

Thứ năm, 02/10/2014

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tuyên bố như vậy hôm 24/9 tại Asia Society (Hội Á châu) ở New York, Mỹ, trong buổi trao đổi về chủ đề có tên gọi “Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới”.

Các bình luận của nhà ngoại cấp cao của Việt Nam đưa ra đúng ngày hãng tin Reuters dẫn lời hai giới chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Obama cho biết rằng các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí “đang diễn ra ở Washington và có thể dẫn tới một quyết định vào cuối năm nay”.

Ông Minh nói:

“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.

Khi được hỏi là liệu việc dỡ bỏ lệnh cấm vận rồi Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ có làm cho Trung Quốc phật lòng hay không, ông Minh đáp:

“Nếu chúng tôi không mua vũ khí từ Mỹ, chúng tôi cũng mua từ nước khác. Vậy thì sao mà Trung Quốc phải phiền lòng?”

Hồi giữa tháng Sáu, phát biểu tại buổi điều trần nhằm chuẩn thuận chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam do Tổng thống Obama đề cử, ông Ted Osius cũng nói rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ông Osius nói rằng Hoa Kỳ đã nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng lệnh cấm này không thể được gỡ bỏ nếu không có tiến bộ quan trọng nào về nhân quyền.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thừa nhận rằng Hà Nội và Washington “vẫn có những khác biệt liên quan tới nhân quyền”, nhưng hai bên “có các cuộc đối thoại để hiểu rõ hơn về vấn đề đó”.

Các nguồn tin cho hay, ông Minh sẽ hội kiến với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào đầu tháng sau.

Theo các nhà quan sát, cuộc gặp này được cho là để đáp lễ lời mời của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ trong cuộc điện đàm giữa hai quan chức hồi tháng Năm, khi căng thẳng Việt - Trung vẫn còn leo thang.

Hồi tháng Năm vừa qua, khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu nhau quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông, ông Kerry đã mời ông Minh tới Washington 'để trao đổi về một loạt các vấn đề song phương lẫn khu vực thuộc phạm vi của thỏa thuận Đối tác Toàn diện'.

image008
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh gặp nhau tại Bandar Seri Begawan, Brunei, tháng 7/2013.

Gần đây nhất, hai nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ và Việt Nam đã dự cuộc họp song phương bên lề một hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Miến Điện hồi tháng Tám.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng hiện có nguy cơ chưa từng có về khả năng xảy ra xung đột quân sự trên các vùng biển ở châu Á, nhưng ông đã tránh đề cập tới Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi rằng liệu Việt Nam có phải đang cần Washington để đương đầu với Bắc Kinh, ông Minh nói:

“Tôi muốn nhấn mạnh lại chính sách mà chúng tôi gọi là 3 không: Không liên minh quân sự; không cho lập căn cứ quân sự ở Việt Nam và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào, nhưng không phải để chống lại nước thứ ba.”

Trong khi đó, cựu cố vấn cho thủ tướng Việt Nam, giáo sư Tương Lai, nói với VOA Việt Ngữ rằng quan điểm không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba là “tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế”, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang lấn lướt trên Biển Đông.

“Khi mà cái thằng kẻ cướp nó đã vào tới tận sân nhà rồi, nó đã chĩa dao, mác, súng ống vào nhà mình rồi, nó uy hiếp mà những người trong nhà vẫn nói rằng là Việt Nam không liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba thì không có sự mơ hồ, kỳ cục nào lại có thể tưởng tượng nổi, nếu không nói đó là một sự ngu xuẩn.”

Nhà nghiên cứu này cho rằng đã “đã đến lúc Việt Nam phải củng cố liên minh với các nước như Mỹ”.

Về cuộc họp giữa hai người đứng đầu ngành ngoại giao Việt - Mỹ sắp tới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ nhận định với VOA Việt Ngữ rằng vấn đề vũ khí sát thương và Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nằm cao trong nghị trình cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao cấp cao Việt-Mỹ.

“Gần đây chúng ta thấy có hai vấn đề, thứ nhất là vũ khí sát thương. Việt Nam lần nào cũng đặt vấn đề đó cả. Bất cứ người nào gặp phía Mỹ thì đều đặt vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Mà bên Mỹ thì ta thấy có sự ủng hộ mang tính bi-partisan, tức lưỡng đảng. Vấn đề thứ hai là vấn đề kinh tế, vấn đề TPP [Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương]. Những vấn đề đó vẫn còn giữa Mỹ và Việt Nam. Hai cái đó họ đang làm. Nó chỉ có hơi vướng mắc về vấn đề nhân quyền thôi.”

Theo nhận định của ông Earnest Bower, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, 'Washington và Hà Nội ngày càng chia sẻ các mối quan tâm chung về kinh tế, an ninh và địa chính trị. Hai chính phủ cùng quan tâm tới việc bảo đảm tự do đường thủy và thương mại trên Biển Đông'.

"http://www.youtube.com/watch?v=_8L2x1oU77s&&">YouTube

+++++++++++++++++++

VN 'cần đổi thể chế' để mua vũ khí?


image007

 

Bộ trưởng Ngoại giao VN nói về quan hệ Mỹ - Việt tại Asia Society, New York hôm 24/9

Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh tới Hoa Kỳ, một báo Mỹ viết về khả năng giải quyết vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu nước này 'cải tổ thể chế'.

Nhưng điều được cho là gắn kết và thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt là cách nhìn chiến lược về an ninh khu vực.

Bài của John Grady trên trang USNI hôm 1/10/2014 trích lời ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia cho Thượng nghị sỹ John McCain nói rằng:

"Quyền lợi chiến lược trực tiếp của hai nước là an ninh hàng hải,"

Bài báo cũng trích lời ông Borse cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bên Hành pháp để thông qua nghị quyết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam "chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế" và ý chí "xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện" chống lại các nhà bất đồng chính kiến.

Nhu cầu cải cách hệ thống tư pháp cũng là một trong những yêu cầu Hoa Kỳ đặt ra với Việt Nam.

Việt Nam cần chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế và có ý chí xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện chống lại các nhà bất đồng chính kiến

Bài báo cũng nhắc lại lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Viện nghiên cứu CSIS hôm thứ Tư ở Washington DC rằng "Chưa có hai quốc gia nào nỗ lực hơn Hoa Kỳ và Việt Nam để khắc phục các khác biệt".

Nhắc lại các ưu điểm của Việt Bam và quan hệ ngày càng tiến triển với Hoa Kỳ kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập năm 1995, ông Phạm Bình Minh cũng nói các ký kết với Mỹ "không làm tổn hại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, gồm cả Trung Quốc", theo bài báo.

Tác giả John Grady cũng đưa tin rằng theo giới quan sát tại Mỹ, việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyệ̉n 'một đổi một' về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền.

Ông Phạm Bình Minh dự kiến có cuộc hội đàm với ông John Kerry

Trong chuyến thăm từ cuối tháng 9 sang Bắc Mỹ, ông Phạm Bình Minh đã nói nước ông "hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam", theo các báo Việt Nam.

Hôm 24/9, ông đã đọc diễn văn tại Asia Society nói về các nét chính trong quan hệ Mỹ - Việt và mở đầu cuộc vận động nhằm để Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Sau khi phát biểu tại Liên hiệp quốc hôm 27/9 ở New York và có các cuộc họp cao cấp, ông Phạm Bình Minh thăm Canada.

Ông đã trở lại Washington DC, Hoa Kỳ, nơi ông dự kiến có hội đàm với người tương nhiệm Mỹ John Kerry vào tuần này./

22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16837)
"Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ cấp 5.09 ngàn tỉ yen trong năm tài chính khởi sự từ tháng 4/201".
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18494)
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos viết trên mạng Twitter: "Người Colombia luôn đẹp nhất thế giới. Chúc mừng @gutierrezary Hoa hậu Hoàn vũ 2016!!!! Tôi thấy thật tự hào!"
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16354)
"Một phát ngôn viên Lực lượng Tuần duyên Nhật nói đây là lần đầu tiên tàu tuần duyên có vũ trang của Trung Quốc được phát giác gần Senkaku. Ba chiếc tàu khác của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong khu vực này. Các chiếc tàu Trung Quốc đó không chiếc nào tiến vào vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình".
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16500)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, chủ trì phiên họp, nói nghị quyết đã gửi “một thông điệp rõ ràng đến tất cả những ai quan tâm rằng giờ là thời điểm để kết thúc những cuộc bắn giết ở Syria".
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16987)
"Phát biểu tại Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia tại thành phố McLean, bang Virginia vào ngày thứ Năm, Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ - vào lúc nhiều người bắt đầu du hành trong dịp lễ và chuẩn bị đón năm mới - rằng họ nên nhớ là "có những người yêu nước tận tâm" đang làm việc ngày đêm để bảo vệ họ".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19748)
VĂN HÓA- CALIFORNIA; "Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến sự kiện, hoạt động của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17944)
"Cặp vợ chồng người Việt này đáp máy bay từ Addis-Abeba, Ethiopia về Hà Nội. Trong hành lý có hơn 1.500 hiện vật, gồm ngà voi, đũa ngà, nữ trang …"
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18195)
"Công du nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar được đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter nghênh đón tại Lầu Năm Góc ngày 10/12/2015".
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18884)
Người dân Myanmar lại mới nhận thêm một tin mừng khi Thống tướng Than Shwe, chính trị gia quân sự được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trên bầu trời chính trị quốc gia Đông Nam Á này dù đã về hưu từ năm 2010, tuyên bố xem bà Aung San Suu Kyi là một "nhà lãnh đạo tương lai" của đất nước. Ảnh bên: Thống tướng Than Shwe và vợ đi lễ Phật và cầu nguyện cho tướng Aung San, thân phụ của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tại một ngôi chùa. Ảnh: The Irrawaddy. Google image
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17181)
“Là đội quân mới nhất tham gia trận chiến Syria, Anh quốc đã tăng cường khả năng quân sự, sau khi thực hiện các trận không kích đầu tiên nhắm vào quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 03/12/2015. Sáu chiến đấu cơ mới đã được gởi đến khu căn cứ quân sự của Anh tại Chypre để tham gia các chiến dịch không kích".
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17762)
"Các bức ảnh được viễn vọng kính Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) lắp trên phi thuyền không gian New Horizons có kích thước bằng một cây đàn dương cầm, chụp được 15 phút trước khi phi thuyền tiến gần nhất đến Sao Diêm Vương với khoảng cách 17.000 kilômét".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16857)
"5 người Syria đầu tiên trong số 12.000 người tỵ nạn đã đến Úc theo kế hoạch tái định cư cho những người chạy trốn cuộc nội chiến".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16760)
"Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định với báo giới: “Nhà tiêu thụ chính cho nguồn dầu bị đánh cắp từ các chủ sở hữu hợp pháp ở Syria và Iraq là Thổ Nhĩ Kỳ".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15840)
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thốnng Obama nói, “Có thể vụ này có liên quan đến khủng bố, nhưng chúng ta chưa biết rõ.”
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16214)
"ông chủ điện Kremlin đã nổi giận khi chiếc Su-24 bị chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt gần với biên giới Syria. Còn người đầy quyền lực tại Ankara cũng không chịu được việc Nga vô số lần xâm phạm không phận. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối xin lỗi, Nga ra lệnh trừng phạt kinh tế. Khẩu chiến như thế tiếp tục leo thang".
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17053)
"Xung quanh những diễn biến mới về cuộc "khủng hoảng 17 giây" giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đài CNN ngày 1/12 bình luận, cả Moscow và Ankara sẽ đều thiệt hại khi Nga thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ bắn rơi máy bay Su-24 trên biên giới với Syria".
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16653)
"nhóm Kalayaan Atin Ito cho biết có 10.000 tình nguyện viên (chủ yếu là sinh viên) từ 81 tỉnh thành của Philippines sẽ tham gia vào cuộc biểu tình kéo dài 1 tháng này".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16239)
"Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga"... "Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước"..."Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17454)