Dương Khiết Trì “xuống” Hà Nội làm gì?

30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 22623)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 31 OCT 2014

“Dương Khiết Trì “xuống” Hà Nội làm gì?

Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Hai, ngày 27 tháng 10 năm 2014 | 27.10.14

Viết Lê Quân

(Theo VNTB)

Hôm nay 26/10, Dương Khiết Trì đến Hà Nội.
Hai chuyến “Nam triều” của người mang chức ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa chỉ diễn ra cách nhau 4 tháng.

image007-content

Dương Khiết Trì và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội ngày 18/06/2014

Đảng hồi sinh

Nếu vào lần trước khi cuộc đấu tố trên Biển Đông do Trung Quốc khơi mào chỉ mới tạm xẹp xuống và hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã chẳng có nổi một lời lên án “đồng chí tốt”, thì lần này Dương Khiếu Trì đến Hà Nội trong bối cảnh cuộc họp trung ương cuối năm được xếp sau kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội Việt Nam; còn nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”.

Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam.

Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Ngân hàng Xây dựng được một số dư luận cho là có mối quan hệ “ruột rà” với Ngân hàng nhà nước và người đứng đầu cơ quan này. Người đứng đầu ấy lại được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.

Cũng kể từ cuối tháng 7/2014, dường như một sự hồi sinh đã bừng dậy trong lòng đảng. Khác khá nhiều với tư thế chậm chạp trong nhiều tháng trước đó, giới quan chức cao cấp của đảng vươn vai thể diện trên chính trường quốc tế. Đầu tiên là hình ảnh xuất hiện không công bố trước của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, người được xem là nhiều khả năng kế vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội đảng 12. Sau đó đến chính ông Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn tùy tùng hiện ra ở Hàn Quốc vơi nghi thức tiếp đón cấp nguyên thủ quốc gia. Chỉ sau những chuyến đi của ông Nghị và ông Trọng, phía chính phủ mới lần lượt hé ra những cái tên như Phạm Bình Minh đi Mỹ và Nguyễn Tấn Dũng đi Tây Âu.


Sẽ “tài trợ”?

Việc Dương Khiết Trì “xuống” Hà Nội vào đúng kỳ họp quốc hội lần thứ 8 cũng là một ẩn ý cần xem xét. Đây là kỳ họp với chủ ý là bỏ phiếu tín nhiệm, cùng dư luận đang ngày càng nóng lên về việc sẽ có một số nhân vật cao cấp có thể phải “ra đi” nếu bị trên một nửa số phiếu tín nhiệm thấp. Nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo tương đối của họ, phái thân thiện Trung Quốc ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì.

Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian gần đây, gắn liền với việc Hà Nội chấp nhận thả một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng chống Trung Quốc là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Chuyến đi lần này của Dương Khiết Trì lại diễn ra vài ngày ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu.

Điều chua chát là theo truyền thông Trung Quốc, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung Quốc./

08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17967)
"Giới chức Hoa Kỳ trước đó nói "dưới 50 quân" của họ sẽ "huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ" cho lực lượng đối lập đã qua tuyển chọn để chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS)".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17861)
"Một số người mô tả đó là sao băng trong khi những người khác nói rằng đó là một tên lửa. Những người quan sát khác nói thêm rằng họ nhìn thấy nó phát nổ trước khi vệt ánh sáng bắt đầu".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16612)
"Chúng ta lên đỉnh núi cao, nhìn tầm mắt ra xa, cùng nhau bắt tay nỗ lực, phấn đấu mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ toàn diện Trung Quốc Việt Nam, nhằm duy trì lâu dài hòa bình ổn định, tạo dựng một Châu Á và thế giới thịnh vượng, phồn vinh, góp phần tạo nên một thế giới rộng lớn hơn!"
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17142)
"Nếu như năm 1972 Hoa Kỳ có nhu cầu "thiết lập lại" quan hệ với Trung Quốc thì ngày nay đang tồn tại một nhu cầu chiến lược thôi thúc Washington "thiết lập lại" quan hệ với Việt Nam với mục đích phát triển quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17878)
" Nga, một đồng minh chính của Syria trong cuộc nội chiến bốn năm, cho biết họ chỉ điều các chuyên gia quân sự tới Syria và không làm việc gì khác. Các phóng viên nói rằng nếu không có sự ủng hộ của Moscow, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã bị hạ bệ". " Những binh sĩ Mỹ được triển khai tới Syria sẽ cung cấp "một số hoạt động đào tạo, một số lời khuyên và một số hỗ trợ" cho những người chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói với các phóng viên".
30 Tháng Mười 2015(Xem: 18218)
"Các cuộc không kích ở Syria đã giết chết ít nhất 35 bệnh nhân và nhân viên y tế tại 12 bệnh viện kể từ khi những vụ ném bom được tăng cường bắt đầu từ cuối tháng 9, tổ chức nhân đạo quốc tế Y sĩ Không Biên giới cho biết hôm thứ Năm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 17287)
- Hãng tin Fox News, The Wall Street Journal và Business Insider của Mỹ đưa tin cho rằng Nga đã bí mật kéo lực lượng đặc biệt ra khỏi Ukraine và triển khai đến Syria trong những tuần gần đây. - Nga bắt đầu phát động chiến dịch không kích chống lại khủng bố IS tại Syria vào ngày 30/9. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng quân đội Nga sẽ không tham gia chiến đấu trên mặt đất trong chiến dịch này".
26 Tháng Mười 2015(Xem: 17246)
" Nếu Nga và Syria đánh bại IS, ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông có thể kết thúc trong vài năm tới hoặc phải mất rất nhiều thời gian mới có thể vực lại được..."; "Washington đang thúc đẩy kế hoạch thiết lập vùng an toàn, vùng cấm bay ở Syria với mục tiêu không giấu giếm là bảo vệ phe đối lập chống chính phủ Damascus trước các cuộc không kích của Nga.".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17729)
"Chuyên gia Trung tâm Carnegie khẳng định với AFP : việc can thiệp của Nga đã giúp cho quân đội Syria « lấy lại tinh thần ». Tuy nhiên, việc chiếm lại các vùng đất cũ là một vấn đề khác".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 19830)
"Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó là ông Itsunori Onodera nhấn mạnh sự liên hệ khi nói rằng Tokyo "rất lo ngại rằng diễn biến ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình tại Biển Hoa Đông."
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17324)
"Theo kế hoạch mới, khoảng hơn một nửa của số lực lượng hiện nay, tức 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ được duy trì trong năm 2017, tại ba căn cứ quân sự Bagram, Jalalabar và Kandahar".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 17277)
- "Đối với Bắc Kinh, kế hoạch mà Washington gọi là tuần tra để hành xử quyền tự do hàng hải được luật quốc tế cho phép chỉ là một cái cớ để thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vì lẽ « Trung Quốc chưa bao giờ làm bất kỳ điều gì để vi phạm quyền tự do lưu thông trong khu vực ». - Ảnh: Chiến hạm USS Forth World tuần tra Trường Sa trong lúc hải cảnh TQ bám sát sau đuôi. Góc trái: Hoa Xuân Oánh.
20 Tháng Mười 2015(Xem: 19472)
- "Anh Quốc cho bắn đại bác tại London để đón chào 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ với Trung Quốc". - "Trong chuyến thăm ở London và có một ngày tới cả Manchester, ông Tập sẽ chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng tổng số lên tới trên 30 tỷ bảng Anh".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19193)
"Trả lời trên đài truyền hình của hãng thông tấn Bloomberg tại Hồng Kông, Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb nhấn mạnh « không đứng về phe nào » và « không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ » trong vùng Biển Đông".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 19837)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đả kích lập trường của Hoa Kỳ đối với vụ xung đột ở Syria là “không xây dựng,” sau khi Washington từ chối không tham gia các cuộc thương nghị song phương cấp cao về việc phối hợp hoạt động quân sự ở Syria".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20292)
"Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ».