Sinh viên Trung Quốc đi du học để làm gián điệp?

26 Tháng Hai 20158:43 CH(Xem: 23870)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 27  FEB  2015

Sinh viên Trung Quốc đi du học để làm gián điệp?

24/02/2015

(Quốc tế) - Du học sinh Trung Quốc bị trục xuất khỏi các trường đại học bởi rất nhiều lý do bên cạnh cáo buộc truy cập thông tin “vì lợi ích quân sự Trung Quốc”.

Một nghiên cứu sinh Trung Quốc trước đây từng làm việc cho một dự án về năng lượng gió tại trường đại học Agder, Na Uy vừa bị trục xuất khỏi đất nước này cuối tháng 1 năm nay với lý do những nghiên cứu đó có thể phục vụ cho mục đích quân sự.

image014

Trung Quốc là một trong những quốc gia có số sinh viên du học nước ngoài cao nhất thế giới. Thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, tính đến hết năm 2010, số lượng sinh viên nước này theo học tại các trường đại học ở nước ngoài đã lên đến con số kỷ lục là 1,27 triệu du học sinh.

Bạn có thể yêu cầu một gián điệp đánh cắp 10.000 tài liệu hay có thể yêu cầu 10.000 gián điệp mỗi người đánh cắp một tài liệu. (Ảnh internet)

Ngày 3/2, đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy cáo buộc Na Uy vi phạm quyền sinh viên, tuy nhiên  sinh viên này vẫn buộc phải trở về Trung Quốc.

Không chỉ Na Uy mà Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Nhật Bản cũng đuổi học những du học sinh vì hết hạn visa, hoặc nghỉ học quá nhiều.

Ba nước có số du học sinh Trung Quốc bị trục xuất nhiều nhất là Anh, New Zealand và Canada.

Cung cấp các tài liệu giả mạo là lý do phổ biến nhất sinh viên Trung Quốc bị trục xuất khỏi nước sở tại. Theo Want Daily, đi du học và có tấm bằng nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nhưng khả năng ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu của nhà trường lại là một trở ngại. Chính vì vậy, họ buộc phải làm giả giấy tờ, hồ sơ chứng nhận khả năng ngôn ngữ.

Năm 2012, chính phủ New Zealand đã nhận được 1800 hồ sơ ứng tuyển vào các học viện từ sinh viên Trung Quốc. Trong số đó, 300 hồ sơ làm giả mạo khiến 26 du học sinh Trung Quốc bị trục xuất. Theo đánh giá của Want Daily, những “con sâu” này đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc ở nước bạn.

Những sinh viên khác thì bị đuổi học do gian lận trong các kì thi, ăn cắp ý tưởng nghiên cứu khoa học của người khác hay nghỉ học quá nhiều.

Một sinh viên trẻ Trung Quốc phải kéo dài thời gian học tập ở Singapore lên 4 năm bởi không thể hoàn thành chương trình học 2 năm về ngôn ngữ.

Cuối cùng, sinh viên này bị đuổi học do điểm số quá thấp. Trường hợp này đã thu hút sự “cảnh giác” của chính quyền địa phương tới những du học sinh Trung Quốc.

Ngoài ra, du học sinh Trung Quốc bị bắt vì trồng cây cần sa và bán chất gây nghiện kiếm tiền. Một số khác thì mở quán ăn bất hợp pháp hoặc làm giả vé xe buýt cho học sinh. Thậm chí, có những sinh viên bị bắt khi đang vận chuyển ma túy qua hải quan.

Một trường hợp khác, du học sinh Trung Quốc bị bắt do tàng trữ quá nhiều thuốc cảm cúm có chứa ephedrine, một chất được coi là bất hợp pháp ở nước sở tại. Theo pháp luật địa phương, hành động này thậm chí có thể bị phạt 2 năm tù giam.

(Theo VTC)

27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14728)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15033)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14625)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13871)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16370)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15872)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16426)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13894)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14928)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16113)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14463)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14264)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.