Thế giằng co giữa các nước lớn trên Biển Đông

22 Tháng Ba 20157:00 CH(Xem: 21121)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 23 MAR 2015
Thế giằng co giữa các nước lớn trên Biển Đông

20/03/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây.
blank
Đối với Trung Quốc, khả năng kiểm soát Biển Đông có ý nghĩa thể hiện vai trò của Bắc Kinh trong trật tự quyền lực của khu vực. Hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập. Ảnh: IHS Jane’s.

Cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển với đối với lịch sử” của thượng tá hải quân Mỹ Alfred Thayer Mahan viết vào cuối thế kỷ 19 được cho là một trong những trước tác của phương Tây có ảnh hưởng lớn nhất đến giới hoạch định chiến lược Trung Quốc đương đại.

Mahan cổ súy cho quan điểm cường quốc cần được xây dựng trên cơ sở lực lượng hải quân hùng mạnh và phát triển nền thương mại thông qua kiểm soát tuyến đường trên biển.

Theo nhà nghiên cứu địa chiến lược Robert Kaplan, trong lịch sử, Mỹ từng vận dụng học thuyết trên để hiện đại hóa hải quân, đánh bật sức ảnh hưởng của Tây Ban Nha tại khu vực Trung, Nam Mỹ. “Điều này giúp Mỹ khống chế được tây bán cầu và sau này là ảnh hưởng đến tương quan lực lượng tại đông bán cầu”, ông cho biết.

Sự thật lịch sử trên nay được các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc coi là dẫn chứng thành công trong quá trình trỗi dậy của một cường quốc. Theo đó, Bắc Kinh muốn phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh, để thay đổi cục diện địa chính trị tại châu Á – Thái Bình Dương.

“Các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc rất thích nói về lý luận của Mahan, và họ coi đây là bí quyết thành công của phương Tây trong quá khứ”, BBC dẫn lời chuyên gia phân tích chiến lược Gary Li cho hay.

Trong mắt giới chiến lược Trung Quốc, Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền hay luật pháp quốc tế, mà quan trọng hơn là vai trò của Bắc Kinh trong trật tự quyền lực của khu vực, cũng như sự phồn vinh, thịnh vượng mà khả năng kiểm soát của nước này với tuyến đường hàng hải tại đây đem lại, đặc biệt sau khi Mỹ đưa ra chính sách xoay trục về châu Á.

Kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn quán triệt quan điểm “Giấc mộng Trung Quốc” cũng là giấc mộng xây dựng quân đội hùng cường. Trong chuyến thị sát tàu khu trục Hải Khẩu năm 2012, ông từng tuyên bố rằng: “Quân đội phải kiên trì quan điểm thống nhất giữa quốc gia giàu mạnh và quân đội hùng cường, nỗ lực xây dựng, củng cố quốc phòng và quân đội”.

Vai trò của Mỹ

Trên vấn đề Biển Đông, thái độ và hành động của Mỹ là một trong những nhân tố quyết định cục diện tại đây. Điểm chung duy nhất giữa Washington và Bắc Kinh là cả hai nước đều coi khả năng kiểm soát biển là lợi ích cốt lõi của mình. Nhưng chính vì vậy, đây lại trở thành một trong những mâu thuẫn lợi ích lớn nhất giữa hai nước.

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng bình luận rằng: “Nếu như Mỹ không thể kiểm soát Thái Bình Dương, thì Mỹ sẽ không bao giờ có thể trở thành lãnh đạo của thế giới”.

Mỹ một mặt không muốn thể hiện rõ thái độ trên vấn đề chủ quyền tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, mặt khác vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với các nước này để đảm bảo vai trò chủ đạo của mình.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8/2014, tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, từng tỏ rõ thái độ: “Mục đích chủ yếu của tôi đến đây không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc phủ bóng lên các cuộc đối thoại”.

Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn coi thái độ trên của Washington là mang tính bao vây, kiềm chế, đặc biệt sau chuyến công du bốn nước châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 4/2014.

Trong chuyến công du này, ông Obama lần đầu tiên công khai tuyên bố quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc nằm trong phạm vi của hiệp định an ninh Mỹ – Nhật, đồng thời ký kết với Philippines một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh trong thời gian 10 năm.

“Mỹ muốn trấn an đồng minh, đồng thời lại muốn không bị lôi kéo vào cuộc xung đột của khu vực, nhưng kết quả lại khiến Trung Quốc cho rằng Mỹ có ý định bao vây mình”, ông Gary Li nói. “Trung Quốc vì vậy mà có những phản ứng đáp trả”.

AFP dẫn lời chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer cho rằng, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, có một phần là nhằm phản ứng lại với chuyến thăm châu Á của Tổng thống Obama.

Các đối trọng khác
blank
Biểu đồ so sánh mức chi tiêu quân sự giữa khối ASEAN và Trung Quốc trong giai đoạn từ 1989-2013. Đồ họa: IPR.

Mặt khác, sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc và hàng loạt động thái cứng rắn của quốc gia này những năm gần đây là nhân tố khiến các quốc gia láng giềng châu Á trở nên ngày càng lo lắng, bất kể mối liên hệ kinh tế mật thiết với Bắc Kinh.

“Trung Quốc đang khiến các quốc gia láng giềng hình thành nên một liên minh đối kháng”, ông Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, bình luận. “Khi Trung Quốc tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng, thì Nhật Bản và các nước khác cũng vậy”.

Theo Wall Street Journal, Philippines đã đặt hàng nhiều chiến đấu cơ của Hàn Quốc, trị giá khoảng 410 triệu USD, đồng thời dành ra gần 1,8 tỷ USD để mua sắm, cải tiến các khí tài hạng nặng trong hai năm tới.

Malaysia mua thêm một loạt máy bay chiến đấu mới và vừa nhận hai chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô đặt hàng từ Pháp với giá khoảng 2,2 tỷ USD.
Indonesia thì có kế hoạch triển khai một số tàu ngầm mới mua của Hàn Quốc và trực thăng vũ trang Apache tới gần các quần đảo mà họ cho rằng dễ bị Trung Quốc xâm phạm.

Nhật Bản lại đang thúc đẩy tiến trình sửa đổi Hiến pháp Hòa bình, để chuyển Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy và  tăng ngân sách quốc phòng thêm 2%. Tokyo cũng đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, nhằm đóng góp vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, bởi lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường qua lại.

“Có thể khẳng định tranh chấp trên Biển Đông sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài, khó có thể tìm ra giải pháp trong thời gian ngắn”, ông Golez kết luận. “Điều này chắc chắn sẽ thay đổi cục diện địa chính trị và kinh tế trong khu vực”.

Liệu xung đột có nổ ra

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, một cuộc xung đột lớn tại Biển Đông là hoàn toàn có thể tránh được, dù tình hình khu vực trong những năm vừa qua có xu hướng tăng nhiệt.

Từ sau Thế chiến II, nền hòa bình của châu Á đã khiến khu vực dần trở thành trung tâm của nền thương mại quốc tế. Theo tạp chí Economist, hơn một nửa lượng hàng hóa thế giới mỗi năm đều đi qua Biển Đông, trong đó có một nửa lượng dầu thô mà Trung Quốc cần cho sản xuất và phát triển.

Kể từ sau khi mở cửa nền kinh tế hơn 30 năm trước đây, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự phồn vinh của tuyến đường hàng hải trên Biển Đông. Chính vì vậy, những thay đổi trong cục diện an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt xoay quanh vấn đề Biển Đông, sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước này.

“Tôi không tin rằng sẽ có xung đột trong những năm sắp tới”, chuyên gia Gary Li bình luận. “Đặc biệt với Trung Quốc, cái mất nhiều hơn cái được, trong khi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và kết cấu phát triển bên trong đang có sự điều chỉnh”.
blank
Một cuộc xung đột trên Biển Đông được cho là có thể tránh khỏi do mối đan xen lợi ích giữa các quốc gia. Trong ảnh là cảnh đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu của Philippines. Ảnh: AFP
(Theo VnExpress)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14515)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15485)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15184)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16375)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16697)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14594)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16517)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17880)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16016)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16097)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16026)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14629)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14755)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14799)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14904)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14309)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.