Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger: "Mỹ nên chờ thêm một thế hệ nữa"; Có nghĩa là ...

07 Tháng Tư 20156:28 CH(Xem: 22940)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 08 APRIL 2015
Biển Đông : Cựu cố vấn Mỹ Kissinger « tiếp tay » cho Trung Quốc
Trọng Nghĩa
blank
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, Bắc Kinh, 17/03/2015.REUTERS/Feng Li/Pool

Cựu Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng thống Richard Nixon Henry Kissinger thường bị đánh giá là thân Trung Quốc. Suy nghĩ này một lần nữa có thể được kiểm chứng qua đề nghị mới nhất hôm 28/03/2015 của ông liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bị cho là đã « tiếp tay » cho Bắc Kinh trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Biển Đông.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, trong một cuộc gặp gỡ với giới báo chí ở Singapore, bên lề tang lễ cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, ông Kissinger đã khuyên Trung Quốc và Hoa Kỳ nên theo gương cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các láng giềng tại vùng Biển Đông.

Đề nghị của tác nhân tiến trình hòa giải Bắc Kinh-Washington vào đầu thập niên 1970 thoạt nhìn rất có lý. Ông Kissinger cho rằng ông Đặng Tiểu Bình « đã giải quyết một vài vấn đề thời đó dựa trên phương châm không nhất thiết mọi điều đều phải xử lý ở thế hệ hiện tại. Có lẽ nên đợi thế hệ sau, nhưng đừng làm cho vấn đề xấu đi thêm ».

Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên với việc Bắc Kinh ngày càng có thêm những động thái quyết đoán nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên 80% Biển Đông, buộc Washington phải can thiệp, xoay trục qua châu Á, và cam kết bảo vệ các đồng minh của mình trong khu vực, lời khuyên của ông Kissinger gắn liền với một quan điểm của ông Đặng Tiểu Bình về tranh chấp biển đảo thường xuyên được nhắc đến : Tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác.

Đây chính là diễn giải của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trả lời hãng Bloomberg, khi ông cho rằng « Nếu đề nghị của Kissinger được lắng nghe, lời khuyên khôn ngoan của Đặng Tiểu Bình có thể giúp Trung Quốc giữ được thể diện. Một khi các bên tranh chấp tạm gác vấn đề chủ quyền để đồng khai thác, điều đó có thể gỡ bỏ một nhân tố gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ Trung ».

Tuy nhiên, việc ông Kissinger khuyên Mỹ và Trung Quốc giảm bớt đối đầu đã bị một số chuyên gia cho là nhằm tiếp tay cho Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Đông.

Theo nhà phân tích Ấn Độ Subahash Kapila trên báo mạng Eurasia Review ngày hôm qua, thì tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông lại bắt nguồn từ chính các hành động leo thang của Trung Quốc nhằm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông. Và « chính những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc tại vùng chiến lược quan trọng là Biển Đông đã thúc đẩy chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương ».

Còn chuyên gia Trang Gia Dĩnh, giảng sư tại Đại học Quốc gia Singapore, trả lời hãng Bloomberg, cũng tự hỏi : « Liệu Trung Quốc có sẵn sàng tự kiềm chế trong hành động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông hay không ? ». Câu hỏi này cũng được đặt ra cho các nước khác, và trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể làm gì để giảm nhiệt. Tóm lại, theo chuyên gia này, vấn đề giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông không phải là đơn giản.

Một nhân tố khác cũng khiến giới quan sát quan ngại. Đó là chủ trương của ông Đặng Tiểu Bình từng được phía Trung Quốc nêu bật là tạm gác tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác, một chủ trương đang được Trung Quốc thúc đẩy.

Vấn đề đặt ra là câu nói của Đặng Tiểu Bình còn có một vế tiên quyết mà guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh ít đề cập đến : đó là « Chủ quyền về ta » (Chủ quyền thuộc ngã). Trong bối cảnh đó, rõ ràng là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ tham vọng trên Biển Đông, sau khi đã công bố tấm bản đồ hình lưỡi bò đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển này.

Lời cố vấn của ông Kissinger nhắm vào cả hai nước Mỹ và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là sẽ có tác dụng trói tay Mỹ./

RFI  31-03-2015

+++++++++++++++++++++++++++++++

Kissinger: Mỹ nên noi gương kiên nhẫn của TQ về vấn đề Biển Đông
blank
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger.

Hãng tin Bloomberg số ra ngày hôm nay trích lời cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên tháo ngòi nổ và giảm thiểu tính cách cấp bách của cuộc tranh luận về vấn đề Biển Đông, để mở đối thoại về vấn đề này.

Theo ông Kissinger, Hoa Kỳ nên noi theo gương kiên nhẫn của Trung Quốc, thể hiện rõ nhất qua hành động của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, trong cố gắng xoa dịu các cuộc tranh chấp chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông.

Lên tiếng tại Singapore nơi ông đến dự tang lễ của cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu, Henry Kissinger giải thích rằng ông Đặng Tiểu Bình trước đây đã giải quyết một số vấn đề mà ông phải đối mặt bằng cách chấp nhận rằng không phải vấn đề nào cũng phải được giải quyết trong thế hệ hiện tại, mà có lẽ “nên chờ thêm một thế hệ nữa, thay vì làm cho tình hình càng xấu hơn”.

Hoa Kỳ mới đây đã trấn an các nước đồng minh rằng Mỹ sẽ hậu thuẫn họ chống lại những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, đòi chủ quyền hơn 4/5 diện tích Biển Đông. Phản ứng lại, Trung Quốc tăng sức ép đối với một số quốc gia thuộc Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN, đẩy mạnh các dự án bồi đắp xây đảo trên các bãi cạn trong vùng biển mà các nước khác trong vùng, kể cả Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
blank
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây nhiều bãi đá cách xa bờ biển nước này hàng trăm kilomet. Trên một bãi đá, Trung Quốc đã mang đến nhiều đất đến nỗi tạo được một đảo mới.

Các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khởi sự vào tháng 9 năm nay, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội kiến theo kế hoạch đã định trước. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác và xoa dịu những căng thẳng, kể cả những căng thẳng liên quan tới các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.

Hồi tuần trước, ông Kissinger đã gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Hãng tin Bloomberg tường thuật rằng dịp này ông Tập nói với ông Kissinger rằng: “Trung Quốc coi các quan hệ với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng, và muốn thấy hai bên tăng cường hợp tác để có thể giải quyết tốt hơn những bất đồng”.

Ông Kissinger đến Singapore dự đám tang của Thủ Tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu. Nhà cựu ngoại giao Mỹ đã cùng hàng trăm ngàn người Singapore đến nghiêng mình trước linh cữu cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu tại Quốc hội Singapore.

Ông Kissinger nói “thế giới đã trở thành tốt đẹp hơn nhờ ông Lý Quang Diệu. Ông Lý đã dạy cho chúng ta về cách người Á Châu suy nghĩ về những vấn đề và giải thích cho chúng ta ý nghĩa thực tế của thế nào là phát triển”.

Ông Kissinger, năm nay 91 tuổi, là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Nixon. Ông được cho là kiến trúc sư trong chuyến đi lịch sử của Tổng Thống Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972, đã đưa hai nước xích lại gần nhau, và mở rộng quan hệ bang giao với nhau, qua đó làm thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới, và cuối cùng thay đổi cả cục diện chiến tranh Việt Nam.
blank
Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, một bản tin của trang mạng quốc phòng Defensenews.com hôm 28/3 nói vấn đề Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với Việt Nam, bởi vì an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Việt Nam gắn liền với cuộc tranh chấp về chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.

Trang mạng tin tức quốc phòng trích lời ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề Đối ngoại và Chiến lược của Việt Nam, phát biểu tại một buổi hội thảo ở Paris mang chủ đề “Những thách thức an ninh của Việt Nam trong năm 2015” nhận định rằng nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông thì điều này sẽ gây phương hại cho lưu thông hàng hải đối với Pháp và EU.

Hội thảo này do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Học viện Quốc phòng Pháp tổ chức, có sự tham dự của Đại sứ Pháp Christian Lechervy, nguyên cố vấn về các vấn đề Châu Á của Pháp. Ông Lechervy được dẫn lời nói rằng Pháp có quyền lợi gắn chặt với khu vực này. Ông nói:

"Sự qua lại của các lực lượng Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng cho chiến lược răn đe hạt nhân của nước Pháp. Những căng thẳng phát sinh từ tranh chấp hàng hải và lãnh thổ là mối quan ngại sâu sắc của Paris và các đồng minh trong khu vực.”

Đại sứ Lechervy nói đó là lý do Pháp đang làm việc với các nước đồng minh, nhất là Mỹ và Australia.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế của Viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INLOC) Marie-Sybille de Vienne, cho rằng Trung Quốc hiện không phải đối mặt với thách thức quân sự đáng kể nào trong khu vực. Bà Vienne nói Đài Loan không được công nhận là một nước, Việt Nam thì ngân sách quốc phòng thấp hơn nhiều so với nhu cầu cần có, chi tiêu quân sự của các thành viên ASEAN không đáng kể so với Trung Quốc. Và Singapore tuy có công nghệ cao, nhưng cũng không phải là một thách thức đối với Trung Quốc.

Bà Vienne nói Việt Nam còn lệ thuộc quá nặng nề vào thương mại với Trung Quốc, hàng hoá Trung Quốc chiếm tới 28% trong tổng số hàng nhập khẩu, và dự kiến sẽ chiếm hơn 50% vào năm 2020.

Trước cuộc hội thảo tại Paris, ông Hoàng Anh Tuấn đã có mặt tại Diễn đàn Bruxelles, lần đầu tiên trong 10 năm hội nghị này đã mời Việt Nam tham dự, phản ánh mối quan tâm sâu xa của các nước Châu Âu về vấn đề Biển Đông.

Nguồn: Bloomberg, Defensenews.
VOA 30.03.2015
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14338)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15351)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15211)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15400)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15446)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15392)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15714)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14385)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16643)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16139)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15652)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15242)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15327)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14840)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14321)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”