Yemen có gì khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều chộn rộn?

09 Tháng Tư 20156:59 CH(Xem: 20629)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10 APRIL 2015
Yemen có gì khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều chộn rộn?

Thứ tư, 08/04/2015, 16:53 (GMT+7)

(Quốc tế) - Yemen đang là điểm nóng xung đột trên thế giới. Ngoại trừ những yếu tố bên trong liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, bất ổn ở Yemen lần này đã trở thành tâm điểm chú ý của cả Mỹ và Trung Quốc, dù cách thức thể hiện có thể khác nhau.

Khi Mỹ muốn quân sự hóa các tuyến hàng hải chiến lược

Ngay khi liên quân do Saudi Arabia đứng đầu mở các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen hôm 26/3, Washington lập tức lên tiếng ủng hộ chiến dịch này, cam kết cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần. Đến ngày 7/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tony Blinken nói rằng, Mỹ sẽ trợ giúp liên quân cả vũ khí, đạn dược. Nhìn vào những diễn biến trên, giới phân tích cho rằng can dự của liên quân ở Yemen thực chất là hình thức “chiến tranh ủy quyền” do Mỹ đứng sau, với mục tiêu là duy trì được một thể chế có thể chi phối được, phục vụ cho ý đồ chiến lược của Mỹ tại khu vực. Then chốt nhất là kế hoạch quân sự hóa các tuyến đường hàng hải chiến lược ở Ấn Độ Dương.
blank
Mỹ từ lâu đã dồn sự chú ý tới Socotra. Ảnh: AP

Đảo Socotra (Yemen) trên Ấn Độ Dượng là cửa ngõ quan trọng, án ngữ tuyến hàng hải chiến lược giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden, có tầm quan trọng chiến lược về mặt quân sự đối với Mỹ. Trong kế hoạch quân sự hóa các tuyến đường biển huyết mạch, Socotra có vai trò đặc biệt, từ đây có thể kết nối tới Địa Trung Hải, Nam Á, Viễn Đông thông qua kênh đào Suez, Biển Đỏ, Vịnh Aden. Khu vực này nằm trên tuyến đường vận tải biển sầm uất, nhất là đối với hoạt động vận chuyển dầu mỏ bằng tàu chuyên dụng. Đặt được một căn cứ quân sự ở Socotra, Mỹ có điều kiện giám sát mọi dịch chuyển tàu thuyền, kể cả tàu quân sự, ra vào Vịnh Aden.

Nhận thức được điều đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã dồn ngay sự chú ý sang Socotra – nơi mà Liên Xô từng đặt một căn cứ quân sự tại đây. Năm 2010, Mỹ đã mở các cuộc tiếp xúc với chính quyền Yemen về vấn đề này. Đầu năm 2013, Mỹ từng tuyên bố sẽ thiết lập 3 căn cứ quân sự tại quốc gia Bắc Phi này, với trọng điểm là ở Socotra. Theo tính toán của Mỹ, Socotra và Diego Garcia là hai điểm mấu chốt nhất về mặt quân sự ở Ấn Độ Dương.

Nhìn rộng ra, Ấn Độ Dương là tuyến hàng hải lớn kết nối Trung Đông, Đông Bắc Á và châu Phi với châu Âu và châu Mỹ. Đại dương này có 4 cửa ngõ chính đối với hoạt động giao thương toàn cầu, đó là kênh đào Suez (Ai Cập), eo biển Bab-el-Mandeb (nằm giữa Djibouti và Yemen), eo biển Hormuz (giáp ranh giữa Iran và Oman) và eo biển Malacca (giữa Indonesia và Malaysia). Ai kiểm soát được những trọng điểm chiến lược này, người đó sẽ làm chủ cuộc chơi trên các đại dương. Trong tác phẩm “Sức mạnh biển”, tài liệu được cho là “học thuyết nền tảng” cho chiến lược viễn dương của Mỹ, Đô đốc Alfred Thayus Mahan chỉ rõ: Ai kiểm soát được sức mạnh biển ở Ấn Độ Dương, người đó sẽ nắm quyền chi phối thế giới; đây là vùng biển quan trọng nhất trong 7 vùng biển trên toàn cầu, vận mệnh của thế giới trong thế kỉ 21 sẽ được quyết định tại Ấn Độ Dương.

Quan tâm của Trung Quốc

Ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Bắc Kinh bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Yemen, kêu gọi các bên liên quan nhanh chóng thực thi một lệnh ngừng bắn. Trước đó, hôm 2/4 Trung Quốc đã cử tàu hộ vệ tên lửa tới sơ tán công dân của 10 nước tại Yemen, sau khi đã sơ tán hơn 500 công dân Trung Quốc khỏi đây. Song song với hoạt động sơ tán công dân, hải quân Trung Quốc cũng phái biên đội tàu 3 chiếc tới làm nhiệm vụ “tuần tiễu chống cướp biển” tại Vịnh Aden, với tổng cộng 800 binh sĩ, thủy thủ và một đơn vị đặc nhiệm.
blank
Mô phỏng các cứ điểm trong “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Ảnh: Wiki

Không thể hiện rõ như Mỹ, nhưng Trung Quốc cũng dành sự quan tâm không nhỏ đối với Yemen. Quan hệ hai nước có bước phát triển mạnh vài năm trở lại đây. Năm 2013, Tổng thống Abed Rabbo Mansour Hadi (người hiện chạy khỏi Yemen) có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc. Tại đó, Bắc Kinh tuyên bố dành cho Yemen khoản vay 507 triệu USD để phát triển cảng Aden và hai bên thậm chí còn cam kết đẩy mạnh hợp tác quân sự.

Mối quan ngại lớn nhất của Trung Quốc chính là nguy cơ “đóng cửa” eo biển Bab-el-Mandeb. Hiện có tới 50% tàu container và 70% tàu chở dầu đi qua tuyến hàng hải ở Ấn Độ Dương. Riêng với Trung Quốc, 90% lượng dầu nhập khẩu là từ các nước Trung Đông, châu Phi và đều phải qua vùng biển này; hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc cũng đi qua đây.

Về mặt chiến lược, giới nghiên cứu phương Tây từ lâu đã đề cập đến khái niệm “Chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc theo đuổi nhằm mở rộng sức mạnh ở Ấn Độ Dương, tiến đến vị thế của một cường quốc đại dương. Lý thuyết này đề cập đến việc tạo lập một chuỗi các cứ điểm quân sự và thương mại chạy dọc từ Trung Quốc đại lục qua các tuyến đường biển huyết mạch như eo Bab-el-Mandeb, eo Malacca, eo Hormuz, eo Lombok, các cảng chiến lược ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives và Somalia. Yemen với vịnh Aden và eo Bab-el-Mandeb khi đó được xem là những cửa ngõ rất quan trọng./
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17911)
- "Giáo hoàng Francis kêu gọi giáo dân cần tỉnh táo hơn trong một thế giới bị ám ảnh bởi "chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa". Hôm thứ Sáu 25/12, ông sẽ đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống từ ban công trung tâm của thánh đường nhìn ra quảng trường St Peter". - "Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16393)
" Các lãnh đạo Đông Nam Á đã nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến dự cuộc họp thượng đỉnh tại Sunnylands, bang California, vào đầu năm tới. Đó là thông báo của phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ngày 23/12/2015 được hãng tin Reuters trích dẫn". - Ảnh bên: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp không chính thức tại điền trang Sunnylands gần Los Angeles, California, ngày 7/6/2013.
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16521)
"Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, nói kế hoạch này đem lại cho người dân Syria một "lựa chọn thực sự... giữa chiến tranh và hòa bình". He said the plan gave Syrians a "real choice... between war and peace".
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16963)
"Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ cấp 5.09 ngàn tỉ yen trong năm tài chính khởi sự từ tháng 4/201".
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18605)
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos viết trên mạng Twitter: "Người Colombia luôn đẹp nhất thế giới. Chúc mừng @gutierrezary Hoa hậu Hoàn vũ 2016!!!! Tôi thấy thật tự hào!"
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16468)
"Một phát ngôn viên Lực lượng Tuần duyên Nhật nói đây là lần đầu tiên tàu tuần duyên có vũ trang của Trung Quốc được phát giác gần Senkaku. Ba chiếc tàu khác của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong khu vực này. Các chiếc tàu Trung Quốc đó không chiếc nào tiến vào vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình".
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16605)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, chủ trì phiên họp, nói nghị quyết đã gửi “một thông điệp rõ ràng đến tất cả những ai quan tâm rằng giờ là thời điểm để kết thúc những cuộc bắn giết ở Syria".
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17112)
"Phát biểu tại Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia tại thành phố McLean, bang Virginia vào ngày thứ Năm, Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ - vào lúc nhiều người bắt đầu du hành trong dịp lễ và chuẩn bị đón năm mới - rằng họ nên nhớ là "có những người yêu nước tận tâm" đang làm việc ngày đêm để bảo vệ họ".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19875)
VĂN HÓA- CALIFORNIA; "Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến sự kiện, hoạt động của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18127)
"Cặp vợ chồng người Việt này đáp máy bay từ Addis-Abeba, Ethiopia về Hà Nội. Trong hành lý có hơn 1.500 hiện vật, gồm ngà voi, đũa ngà, nữ trang …"
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18295)
"Công du nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar được đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter nghênh đón tại Lầu Năm Góc ngày 10/12/2015".
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19150)
Người dân Myanmar lại mới nhận thêm một tin mừng khi Thống tướng Than Shwe, chính trị gia quân sự được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trên bầu trời chính trị quốc gia Đông Nam Á này dù đã về hưu từ năm 2010, tuyên bố xem bà Aung San Suu Kyi là một "nhà lãnh đạo tương lai" của đất nước. Ảnh bên: Thống tướng Than Shwe và vợ đi lễ Phật và cầu nguyện cho tướng Aung San, thân phụ của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tại một ngôi chùa. Ảnh: The Irrawaddy. Google image
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17313)
“Là đội quân mới nhất tham gia trận chiến Syria, Anh quốc đã tăng cường khả năng quân sự, sau khi thực hiện các trận không kích đầu tiên nhắm vào quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 03/12/2015. Sáu chiến đấu cơ mới đã được gởi đến khu căn cứ quân sự của Anh tại Chypre để tham gia các chiến dịch không kích".
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17887)
"Các bức ảnh được viễn vọng kính Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) lắp trên phi thuyền không gian New Horizons có kích thước bằng một cây đàn dương cầm, chụp được 15 phút trước khi phi thuyền tiến gần nhất đến Sao Diêm Vương với khoảng cách 17.000 kilômét".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16993)
"5 người Syria đầu tiên trong số 12.000 người tỵ nạn đã đến Úc theo kế hoạch tái định cư cho những người chạy trốn cuộc nội chiến".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16849)
"Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định với báo giới: “Nhà tiêu thụ chính cho nguồn dầu bị đánh cắp từ các chủ sở hữu hợp pháp ở Syria và Iraq là Thổ Nhĩ Kỳ".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15956)
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thốnng Obama nói, “Có thể vụ này có liên quan đến khủng bố, nhưng chúng ta chưa biết rõ.”
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16480)
"ông chủ điện Kremlin đã nổi giận khi chiếc Su-24 bị chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt gần với biên giới Syria. Còn người đầy quyền lực tại Ankara cũng không chịu được việc Nga vô số lần xâm phạm không phận. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối xin lỗi, Nga ra lệnh trừng phạt kinh tế. Khẩu chiến như thế tiếp tục leo thang".
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17169)
"Xung quanh những diễn biến mới về cuộc "khủng hoảng 17 giây" giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đài CNN ngày 1/12 bình luận, cả Moscow và Ankara sẽ đều thiệt hại khi Nga thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ bắn rơi máy bay Su-24 trên biên giới với Syria".