Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc?

19 Tháng Năm 201511:19 CH(Xem: 19489)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 20 MAY 2015
blank
Google
blank
Google

Mỹ bỏ Ukraine, tập trung lật bài ngửa ở Biển Đông với Trung Quốc?

(GDVN) - Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông.

Đa Chiều ngày 15/5 bình luận, để chuẩn bị "lật bài ngửa" với Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã sẵn sàng buông Ukraine bởi hoạt động cải tạo, bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến Washington cực kỳ lo ngại. Từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp và xây dựng ở Trường Sa 1 năm trước đây, Mỹ cũng bắt đầu chuyển hướng từ gây sức ép ngoại giao sang cứng rắn về quân sự, tích cực can thiệp vào Biển Đông.
blank
Chuyên thăm Nga và phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khiến Đa Chiều cho rằng có thể Washington đã quyết định bỏ Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Moscow trong việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Mỹ nhận thấy không thể giành chiến thắng đồng thời trong 2 cuộc chiến tranh

Lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông đã thay đổi về bản chất, từ chỗ "không ủng hộ bên nào" sang ủng hộ các bên không phải là Trung Quốc. Trên thực tế đồng thời với việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ cũng đã bắt đầu điều chỉnh các trọng điểm chiến lược toàn cầu để dồn sức về vùng biển trọng điểm này. Chiến lược quân sự của Nhà Trắng cho hấy Lầu Năm Góc đã từ bỏ mục tiêu có thể tham chiến và chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh đồng thời mà vẫn bảo toàn được lực lượng.

Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện  Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày hôm nay 17/5.

Đáng chú ý hơn nữa là chuyến công du của ông Kerry tới Bắc Kinh diễn ra khi ông vừa đi Moscow hôm 12/5. Đây là chuyến thăm Nga đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ từ khi nổ ra khủng hoảng Ukraine. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin về sự kiện này với tít bài Đa Chiều cho là "bất thường, cổ quái".

Truyền thông Nga đưa tin: "John Kerry thăm Nga: Nga và Mỹ nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường". Trong bản tin này, RIA Novosti bình luận rằng chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Mỹ "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử", mặc dù hai bên không có đột phá nào trong đàm phán.
Đa Chiều đặt câu hỏi, tại sao không có tiến triển nào trong đàm phán Nga - Mỹ mà thông tấn nhà nước Moscow lại nói chuyến thăm của ông John Kerry "có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử" và "nỗ lực khôi phục lại quan hệ bình thường"? Theo Đa Chiều, nguyên nhân rất đơn giản: Chuyến thăm Nga lần này của ông Kerry không có đột phá nào về nhận thức chung giữa hai bên, nhưng rất có khả năng Nga đã nhận được sự nhượng bộ quan trọng có tính quyết định từ Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Washington và Moscow đã có thỏa thuận ngầm kết thúc khủng hoảng Ukraine?

"Tư thế rút lui" của Washington khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine trong chuyến thăm Nga của ông John Kerry là khá rõ ràng. 4 tháng trước vào ngày 29/1 Nga đã "phao tin" Kerry sẽ đi Moscow ngày 4/2, các báo lớn của Nga đua nhau bình luận "quan hệ Nga - Mỹ rã đông", "Mỹ đã cúi đầu", "Ukraine sinh biến". Nhưng cuối cùng ông John Kerry đã không đến Moscow mà lại sang Kiev, gián tiếp phủ nhận đồn đoán của truyền thông Nga khiến Moscow thấy rõ ác cảm của phương Tây đối với mình.
blank
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.

Nhưng 4 tháng sau Ngoại trưởng Mỹ đã có mặt ở Moscow và hội đàm với các nhà lãnh đạo Nga suốt 8 tiếng đồng hồ. Họ đã bàn những gì? Theo Đa Chiều, một số tờ báo Nga nói rằng ông Kerry đã nhắc đến việc tháo dỡ lệnh cấm vận đối với Nga, nhưng xem ngôn ngữ cử chỉ của John Kerry cho thấy quan điểm của Mỹ không có gì khác so với trước. Mỹ vẫn chỉ là kêu gọi Nga thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk, có nghĩa là ngừng bắn triệt để, vấn đề Mỹ đã đặt ra từ tháng 9 năm ngoái.

Mắt xích chuyển biến trong lập trường của Mỹ, theo Đa Chiều lại thể hiện ở một chi tiết ít người chú ý. Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm có phóng viên hỏi Ngoại trưởng Mỹ về việc Kiev tuyên bố sẽ lấy lại sân bay Donetsk, ông John Kerry trả lời, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại lãnh thổ bằng vũ lực sẽ vi phạm thỏa thuận Minsk 2 và sẽ phải đối mặt với sự phản đối nghiêm khắc từ Washington.

"Nếu Tổng thống Poroshenko ủng hộ bất kỳ hành động vũ lực nào, chúng tôi sẽ kêu gọi ông ấy suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào, vì lúc đó thỏa thuận Minsk có nguy cơ bị phá vỡ nghiêm trọng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại những hành động như thế có thể gây ra hậu quả. Đến lúc đó nó sẽ là một bước đi hủy diệt", ông John Kerry nói. Đa Chiều bình luận, câu nói này của ông John Kerry không chỉ đơn thuần phản đối Poroshenko, mà còn là sự thay đổi quan trọng trong thái độ của Washington.

Hiệu quả bùng nổ trong câu nói này của Ngoại trưởng Mỹ còn được thể hiện và củng cố bởi chiến lược của Mỹ trên thực tế. Sân bay Donetsk là một trong những cứ điểm 2 phe tranh giành ác liệt ở miền Đông Ukraine và hiện được xem như "biểu tượng" của cuộc chiến ở miền Đông. Tháng 2 năm nay trước khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết sân bay Donetsk lại thành điểm nóng và hiện nay giao tranh ở đây ngày càng ác liệt. Trong bối cảnh đó John Kerry lại cảnh báo Kiev "suy nghĩ cho kỹ trước khi hành động", chẳng khác nào Mỹ ép Kiev phải từ bỏ cứ điểm biểu tượng này sau một thời gian đã đổ bao xương máu.

Điều này sẽ dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ chính quyền mới ở Kiev, đồng thời cũng là mối uy hiếp công khai đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Washington muốn Kiev 2 tay dâng đất cho người, món mồi béo bở này tất nhiên không dành cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine, mà dành cho Moscow. Đa Chiều lưu ý, trên thực tế cái gọi là "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" hay "Cộng hòa Nhân dân Luhansk" tự xưng chỉ kiểm soát chưa đầy 30% diện tích 2 khu vực này,

Phát biểu bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ về cục diện chiến sự Đông Ukraine cho thấy, rất có khả năng Washington sẽ ép Kiev từ bỏ 2 tỉnh này, thậm chí không giới hạn trong khu vực người Nga khống chế để đổi lấy hợp tác của Moscow  trong các vấn đề chiến lược khác.

Thêm dấu hiệu Mỹ rút khỏi khủng hoảng Ukraine đổi lấy thỏa hiệp với Nga

Thực tế thứ 2 củng cố nhận định này là, trong toàn bộ cuộc họp báo, ông John Kerry tuyệt nhiên không đả động gì đến bán đảo Crimea, vốn là nguyên do chủ yếu dẫn đến lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Đây không phải lần đầu tiên, ngay từ khi thỏa thuận Minsk 2 được ký kết hồi tháng 2, cũng không có chữ nào nhắc tới Crimea. Một khi Mỹ và các quốc gia lớn khác không nhắc gì đến Crimea, thì câu chuyện Ukraine vĩnh viễn mất vùng lãnh thổ này đã là gạo nấu thành cơm.
blank
Ông John Kerry nhắc nhở Tổng thống Ukraine Poroshenko suy nghĩ cho kỹ khi quyết định lấy lại sân bay Donetsk là dấu hiệu đầu tiên Đa Chiều cho rằng Washington đã "đảo chiều" trong khủng hoảng Ukraine.

Mặt khác, ở Mỹ hiện nay rất ít tiếng nói kêu gọi viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi ông John Kerry từng tuyên bố sẽ không gặp Putin nếu như chưa có ngừng bắn ở miền Đông thì nay Ngoại trưởng Mỹ đã thăm chính thức Moscow. Điều này củng cố nhận định phương Tây đã thay đổi lập trường trong vấn đề Ukraine.

Đa Chiều bình luận, phát biểu trên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dù chưa thể lấp đầy khoảng cách mất lòng tin giữa Nga và Mỹ, nhưng trên thực tế nó có thể kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine. Bản thân Washington là "kẻ đứng sau rèm" thao túng cục diện Ukraine nay tự tay kết thúc cuộc khủng hoảng này, đồng thời lại thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông quá nhanh, động thái này cho thấy Nhà Trắng dường như muốn liên thủ với Điện Kremlin để gây áp lực với Trung Nam Hải trên Biển Đông./

Hồng Thủy 17/05/15
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16077)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16379)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14270)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16229)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17614)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15700)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15791)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15785)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14463)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14616)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14659)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14753)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14107)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14136)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15147)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14932)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.