Shangri-La: "họ Tôn chuồn thẳng sau khi nói bừa xây đảo ở Biển Đông là hợp pháp, hợp lý"

02 Tháng Sáu 201511:24 CH(Xem: 18204)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 JUNE 2015
Tướng Trung Quốc: Xây đảo ở Biển Đông là 'hợp pháp, hợp lý'
blank
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấy đất lấp biển.

Steve Herman

Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động của họ để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Steve Herman của đài VOA, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại cuộc hội thảo an ninh khu vực ở Singapore rằng những hoạt động đó của nước ông là hợp pháp, hợp tình, hợp lý.

Phát biểu hôm chủ nhật tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Tôn Kiến Quốc mô tả những hoạt động xây đảo nhân tạo mà nước ông tiến hành ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đang thực hiện điều gọi là “những dịch vụ công ích quốc tế” trong vùng biển Trung Quốc gọi là Nam Hải.
blank
Tướng Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31/5/2015. Ông Tôn nói rằng các công trình xây dựng là 'hợp lý, hợp lệ và chính đáng!, và mục đích của những dự án đó là để cung cấp 'các nghĩa vụ quốc tế'.

"Không hề có thay đổi nào trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải. Cũng không hề có thay đổi nào trong lập trường của Trung Quốc là giải quyết những vụ tranh chấp này thông qua đàm phán, hiệp thương."

Sau khi đọc bài diễn thuyết, vị phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã bị chất vấn dồn dập bởi cử toạ, gồm các sĩ quan cấp cao, các nhà ngoại giao, các học giả và các phóng viên. Nhưng viên tướng này chỉ dựa vào bài soạn sẵn mà nói chứ không đưa ra thêm giải thích nào.

Bà Bonnie Glaser, một nhà nghiên cứu cấp cao về Á Châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết hành động đó của ông Tôn làm cho hầu hết tất cả những người tham dự cuộc hội thảo cảm thấy lo âu về những ý định không rõ ràng của Trung Quốc.

"Chỉ đọc những câu trả lời đã soạn trước cho các câu hỏi, theo tôi, là một sự gạt bỏ một cách khiếm nhã đối với những mối quan tâm đã được các thành viên của cộng đồng quốc tế bày tỏ ở đây. Và tôi nghĩ rằng sẽ có một sự thất vọng vô cùng to lớn."

Một ngày trước đó, khi phát biểu tại diễn đàn an ninh này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp là “hoàn toàn không phù hợp với luật lệ và chuẩn mực quốc tế vốn là nền tảng của kiến trúc an ninh của khu vực Á Châu Thái Bình Dương.”
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

"Tôi xin nói rõ, lập trường của chúng tôi là tất cả các nước có yêu sách chủ quyền trong vụ tranh chấp Biển Đông nên ngưng hoạt động lấp biển để lấy đất, không quân sự hoá thêm nữa những nơi đó, và theo đuổi một giải pháp hoà bình."

Người đứng đầu Ngũ giác đài cũng cho biết tàu bè và máy bay của Mỹ hoạt động trong hải phận và không phận quốc tế sẽ tuyệt đối không chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc đòi họ ra khỏi những khu vực ở Biển Đông.

Trung Quốc cho rằng những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của họ, nhưng tuyên bố đó bị bác bỏ bởi các nước khác trong khu vực, trong đó có một số nước, như Việt Nam và Philippines, có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau ở vùng biển này./

VOA 01.06.2015

BBC: Không thấy đại biểu châu Á chất vấn Đô đốc họ Tôn ở Shangri-la

Hồng Thủy
02/06/15 10:23

(GDVN) - Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng.
blank
Trưởng đoàn Trung Quốc Tôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: news.goo.ne.jp

BBC tiếng Trung Quốc ngày 1/6 có bài tường thuật bầu không khí Đối thoại Shangri-la kéo dài 3 ngày cuối tuần qua tại Singapore của phóng viên Lý Huệ Mẫn. Điểm nổi bật nhất của đối thoại năm nay theo tác giả Lý Huệ Mẫn chính là sự im lặng đáng ngạc nhiên của các đại biểu châu Á tham dự hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực, đặc biệt là trước bài phát biểu của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Tôn Kiến Quốc.

Với kinh nghiệm 5 năm liên tục tường thuật, đưa tin và phỏng vấn các kỳ Đối thoại Shangri-la, ngay từ trước khi diễn ra hội nghị Lý Huệ Mẫn đã nhận thấy rằng, tiêu điểm của Đối thoại Shangri-la năm nay chỉ có một, đó là hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong vài kỳ Đối thoại Shangri-la gần đây, chỉ cần vấn đề có liên quan đến Trung Quốc đều khiến dư luận và báo chí chú ý.

Năm nay bên cạnh vấn đề Biển Đông, cuộc khủng hoảng di cư tại Đông Nam Á hay chủ nghĩa khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS được đưa ra thảo luận nhưng không mấy được quan tâm. Khi Đô đốc họ Tôn bước lên bục phát biểu, các phóng viên có mặt trong hội trường hầu như đều lấy sổ sách, dụng cụ ra ghi chép chăm chú như sinh viên lên lớp nghe giảng. Khi đến lượt đại diện các quốc gia khác lên phát biểu, cánh báo chí lại bắt đầu tản mát.

Điều đáng chú ý nhất trong kỳ Đối thoại Shangri-la lần này là khi Tôn Đô đốc vừa kết thúc bài phát biểu thì các đại biểu phương Tây dồn dập chất vấn hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Các phóng viên Mỹ và châu Âu hỏi "hăng" nhất, họ rất hứng thú với vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên theo tường thuật của Bloomberg, khi rời khỏi phòng họp Đô đốc họ Tôn lập tức bị phóng viên quốc tế bủa vây, nhưng ông này không trả lời và nhanh chóng tìm cách "thoát thân, chuồn thẳng".
blank
Không khí một phiên họp toàn thể tại hội trường của Đối thoại Shangri-la năm nay, ảnh: BBC tiếng Trung Quốc.

Trái ngược với chất vấn gay gắt liên tục từ các đại biểu phương Tây, các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la từ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines đều im lặng không có ý kiến gì trước bài phát biểu của Tôn Kiến Quốc. Điều này khá kỳ lạ khi cả 3 nước đều có tranh chấp lãnh thổ, hàng hải với Trung Quốc (bị Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp). Khi trao đổi vấn đề này với các học giả có mặt tại hội trường, phóng viên BBC nhận được giải thích: Đã có Mỹ và châu Âu đứng ra chất vấn Tôn Kiến Quốc rồi nên họ không cần lên tiếng.

Cũng có quan điểm cho rằng sự im lặng này là do quan hệ giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" nên các bên có thể thông qua các kênh giao thiệp khác nhau để trao đổi các vấn đề liên quan nên "không nhất thiết bày tỏ bất mãn trước hội nghị". Một số đại biểu của châu Á như Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long đều sử dụng cách diễn đạt hàm súc, thâm thúy khi đề cập đến vấn đề Biển Đông và hoạt động bồi lấp (bất hợp pháp) của Trung Quốc để tránh làm mất thể diện Bắc Kinh.

Ngoài ra phóng viên BBC cũng ghi nhận, lực lượng truyền thông  Trung Quốc tham gia đưa tin viết bài về Đối thoại Shangri-la năm sau đông hơn năm trước. Ban tổ chức hội nghị cũng xác nhận với BBC điều này dựa trên con số thống kê của mỗi kỳ Đối thoại. Ngoài phóng viên Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương, có khá nhiều phóng viên các báo địa phương, bộ ngành của Trung Quốc cũng có mặt đưa tin.

Một đồng nghiệp Trung Quốc nói với Lý Huệ Mẫn: "Truyền thông Trung Quốc bây giờ có tiền rồi, cần phải tìm chỗ tiêu". Phóng viên BBC cho rằng đây chỉ là "câu nói đùa", nhưng thực tế truyền thông Trung Quốc rất quan tâm đến hội nghị an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần này./
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15121)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15350)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14563)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16368)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15115)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 14973)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15117)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15159)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15558)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 14882)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 14782)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15378)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 15831)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18466)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18235)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16694)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".