"Mỹ qua" Bắc Kinh, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ "qua Mỹ" dẫn theo 3 tướng

11 Tháng Sáu 201511:06 CH(Xem: 19879)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 12 JUNE 2015

Phạm Trường Long dẫn 3 Thượng tướng đi Mỹ nói chuyện Biển Đông

(GDVN) - Lần này Phạm Trường Long sẽ nói gì với Ash Carter về Biển Đông đang là đề tài thu hút sự quan tâm, chờ đợi của dư luận.
blank
Tướng Phạm Trường Long, ảnh: SCMP

South China Morning Post ngày 9/6 đưa tin, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long đã bay đến Hoa Kỳ ngày hôm qua để hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter về vấn đề Biển Đông trong lúc quan hệ Trung - Mỹ đang hết sức căng thẳng. Cuộc họp diễn ra khi 2 cường quốc đang bị khóa trong một bế tắc ngoại giao vì các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) cũng như vấn đề an ninh mạng.

Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, người vừa làm trưởng đoàn quân đội Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la, Ngô Xương Đức - Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Tống Phổ Tuyển, Thượng tướng - Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh. Phái đoàn Trung Quốc rời Bắc Kinh chiều hôm qua và cũng sẽ thăm Cuba sau khi đi Mỹ, Lầu Bát Nhất cho biết nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Căng thẳng Trung - Mỹ ở Biển Đông bắt đầu từ một sự kiện tháng trước, sau khi Washington kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay lập tức và lâu dài các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa cũng như việc Bắc Kinh công bố sách trắng quốc phòng 2015, tập trung mở rộng sức mạnh hải quân và chống các hoạt động giám sát của Mỹ.

Diễn biến căng thẳng đối đầu Trung - Mỹ ở Trường Sa sẽ dẫn đầu chương trình nghị sự trong chuyến công du nước Mỹ lần đầu tiên của Phạm Trường Long và chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ "thảo luận thẳng thắn nhất có thể" với các tướng Trung Quốc, một quan chức quân sự cấp cao Mỹ nói với Defensenews.com.

4 viên Thượng tướng Trung Quốc cũng sẽ đi thăm một căn cứ hải quân North Island, căn cứ Thủy quân lục chiến ở San Diego, tàu sân bay USS Ronald Reagan và căn cứ Fort Hood ở Texas.

Bình luận về động thái này, Đa Chiều ngày 8/6 cho rằng Phạm Trường Long thăm Mỹ trước, Cuba sau có "ý nghĩa chính trị" đặc biệt sau khi quan hệ Mỹ - Cuba được cải thiện và Havana quyết định rút khỏi hiệp định cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại các cảng của Cuba. 3 viên Thượng tướng tùy tùng không chỉ là các "dũng tướng đắc lực" của Tập Cận Bình mà đại diện cho Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và đại quân khu Bắc Kinh.

Lần đề cập công khai về vấn đề Biển Đông gần nhất của Phạm Trường Long là trong buổi hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh. Lần đầu tiên một Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc được Tập Cận Bình đẩy ra tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ trước khi ông Bình gặp. Lần này Phạm Trường Long sẽ nói gì với Ash Carter về Biển Đông đang là đề tài thu hút sự quan tâm, chờ đợi của dư luận.

Tuy nhiên từ những diễn biến trên thực địa ngoài Biển Đông gần đây, Đa Chiều cho rằng Ash Carter và Phạm Trường Long khó có thể có phát ngôn hay hành động nào "kinh động thế giới".

theo Hồng Thủy 09/06/15 07:17

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc sẽ đến thăm tàu sân bay mang tên Ronald Reagan tại một căn cứ hải quân tại California.

Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ- Trung đang trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây do những tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông, tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã có chuyến thăm 5 ngày tới Mỹ.

Theo tin tức trên Defense News, mở đầu chuyến thăm, Phạm Trường Long tới tham quan tàu sân bay USS Ronald Reagan tại thành phố San Diego, bang California. CCTV hôm nay đưa tin ông Phạm đã thăm ba căn cứ quân sự Mỹ ở bang California và Texas.

Ông Phạm dự kiến gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Washington D.C hôm nay (11/6), tuy nhiên, đây là cuộc họp kín với báo chí.
blank
Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc ( phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Reuters

Trong thư điện tử gửi các phóng viên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Carter sẽ đón tiếp ông Phạm tới Lầu Năm Góc với một đội danh dự vào lúc 10h sáng 11/6. Hai quan chức quân sự được cho là sẽ tham dự một lễ ký kết tại Lầu Năm Góc.

Ngày 12/6, Tướng Phạm sẽ thăm Đại học Quốc phòng Mỹ, nơi ông dự kiến ký kết Cơ chế Đối thoại Quân đội Mỹ - Trung.

Ông Phạm cũng sẽ gặp các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ông có gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hay không. Những người tiền nhiệm của ông này từng thảo luận với Tổng thống Mỹ George W. Bush trong chuyến thăm năm 2006 và với ông Obama năm 2009.

Tướng Phạm là lãnh đạo quân sự cao cấp nhất Trung Quốc đến Washington D.C kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012.

Cuộc gặp giữa ông Phạm và ông Carter đang thu hút sự chú ý đặc biệt, bởi sự kiện diễn ra chỉ hai tuần sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ công khai chỉ trích Trung Quốc bồi lấp các đá ở Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên nói hoạt động nằm trong "quyền chủ quyền" của nước này, trong khi giới chức Mỹ cáo buộc Bắc Kinh khiêu khích và làm thay đổi nguyên trạng.

Thời gian gần đây, khẩu chiến Mỹ - Trung đã gia tăng do tham vọng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng. Washington chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động cải tạo trái phép các đảo trong quần đảo Trường Sa.
blank
 Tướng Phạm Trường Long sẽ thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan trong chuyến công du Mỹ.

Hoa Kỳ cảnh báo sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm tự do lưu thông hành hải được tôn trọng, như đưa tàu chiến hay chiến đấu cơ đến tuần tiễu trong khu vực, kể cả ở những vùng không phận hay lãnh hải xung quanh những đảo do Trung Quốc kiểm soát.

Truyền thông quốc tế nhận định, để tránh xảy ra các sự cố hải quân hay không quân do những bất đồng giữa quân đội hai bên, Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì các mối quan hệ quân sự thường xuyên ở các cấp. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiền nhiệm, ông Chuck Hagel, từng đến thăm Bắc Kinh vào tháng 4/2014.

Lý Kiệt, một chuyên gia quân sự từ Bắc Kinh nhận định: "Trung Quốc đã không phái Bộ trưởng Quốc phòng mà là Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy trung ương, người nắm quyền chỉ huy quân đội chỉ sau Tập Cận Bình và chịu trách nhiệm về chiến lược quân sự và các vấn đề cốt lõi khác.
Điều này cho thấy cả Tập Cận Bình và Obama đều cảm thấy một nhu cầu cấp thiết để thiết lập cơ chế kiểm soát quân sự hiệu quả cho cả hai bên, ngăn chặn đối đầu trong khu vực".

Yên Yên (Defense News) Nguồn : Người đưa tin 11/06/2015
18 Tháng Chín 2016(Xem: 17342)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17650)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15761)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14730)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 14999)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15404)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15067)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14052)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15856)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17876)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16191)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15499)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16718)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14276)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14215)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15908)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17413)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .