Thế giới "tầu ngầm"

23 Tháng Sáu 201511:09 CH(Xem: 26925)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 24 JUNE 2015

Trung Quốc độc chiếm Biển Đông làm bàn đạp tấn công phủ đầu Mỹ

23/06/2015

(Quốc tế) - Trung Quốc đang muốn thiết lập một khu vực nước sâu ở Biển Đông để làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm hạt nhân cũng như làm bàn đạp tấn công phủ đầu Mỹ bằng tên lửa đạn đạo.

Nhiều tháng qua, Trung Quốc đã công khai việc xây đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trái phép trên Biển Đông. Các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines cùng Mỹ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động phi lý này.

Một số chuyên gia quân sự và an ninh cho rằng, chuyện gì sẽ xảy ra ở dưới đáy biển cũng là vấn đề hết sức lo ngại. Trung Quốc hiện đang tập trung xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo.

Việc mở rộng chủ quyền phi lý ở Biển Đông có thể nhằm mục đích thiết lập nơi trú ẩn cho các tàu ngầm, tránh khỏi sự phát hiện của radar.
blank
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 của hải quân Trung Quốc.

“Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”, giáo sư Carl Thayer hiện đang giảng dạy tại trường Đại học New South Wales, Australia nhận định. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện.

Theo ông Thayer, Bắc Kinh coi Biển Đông là một khu vực chiến lược bởi nó nằm ở cửa ngõ của Trung Quốc ở phía nam, bao gồm căn cứ tàu ngầm ở Tam Á, thuộc đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã bí mật xây dựng các đường hầm dưới nước để có thể làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo.

Năm 2014, Trung Quốc sở hữu 56 tàu ngầm tấn công, 5 trong số này chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bắc Kinh cũng có ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo và đang có kế hoạch chế tạo thêm 5 chiếc nữa, theo báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2014.
Những năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xây dựng khả năng răn đe hạt nhân dưới cái bóng của Mỹ và Nga. Do đó, chương trình tàu ngầm là một trong những dự án quan trọng mà Bắc Kinh hướng đến. Bởi tàu ngầm thường khó bị tấn công phủ đầu hơn so với tên lửa đạn đạo hay bom hạt nhân trên mặt đất.

Hiện tại, tàu ngầm JL2 của Trung Quốc chưa thể có tầm bắn tên lửa đạn đạo hướng đến lãnh thổ Mỹ. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu như Bắc Kinh có thể thiết lập căn cứ cho tàu ngầm ở Biển Đông, các nhà phân tích nhận định.
blank
Tàu ngầm Kilo 636MV  của hải quân Việt Nam ở Cam Ranh. Ành tư liệu

Ông Bernard D.Cole, giáo sư đến từ trường Đại học Hải chiến ở Mỹ nói rằng Trung Quốc đang muốn sử dụng chiến lược tàu ngầm của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Tàu ngầm Mỹ khi đó có thể dễ dàng phát hiện tàu ngầm Liên Xô. Do vậy, Liên Xô đã tạo nên khu vực được bảo vệ kiên cố bằng mìn để các tàu ngầm có thể hoạt động gần nước Mỹ nhất có thể.

Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động quá ồn ào khiến cho chúng khó có thể vượt qua khu vực Tây Thái Bình Dương mà không bị phát hiện. Nhưng một khi Bắc Kinh cải tiến tầm bắn của tên lửa, Trung Quốc không cần đưa tàu ngầm ra khỏi Biển Đông mà vẫn có thể tạo nên mối đe dọa với Mỹ.

Việc Trung Quốc muốn thiết lập Vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông cũng có thể nhằm hạn chế khả năng tuần tra, phát hiện tàu ngầm của Mỹ. Tháng trước, máy bay trinh sát P-8 Poseidon đã tiếp cận đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép và đã bị Bắc Kinh xua đuổi tới 8 lần.

Giáo sư Carth Thayer cùng một số nhà phân tích khác nhận định, Trung Quốc có nhiều lý do để xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông. Một trong những mục đích đó là để răn đe các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.

“Trung Quốc muốn gây áp lực lên Philippines để ngăn không cho nước này nhận sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ”, ông Thayer cho biết. Tháng 5/2016, Manila sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống và có thể sẽ quyết định sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines.

(Theo Người Đưa Tin)

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc định kéo J-11 ra Chữ Thập, nếu động binh Mỹ sẽ lập tức nhảy vào
blank
Chiến đấu cơ J-11 của Không quân Trung Quốc.

 (GDVN) - Trung Quốc nhận ra đối thủ quan trọng nhất là Mỹ chắc chắn sẽ nhảy vào ngay lập tức nếu quân đội nước này sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực.
blank
Hình minh họa. Ảnh: paralay.iboards.ru

South China Morning Post ngày 21/6 đưa tin, Trung Quốc có thể đặt chiến đấu cơ J-11 của họ trên một số đường băng vừa được xây dựng tại các đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) một khi công việc này hoàn tất, giới phân tích cho biết. Việc triển khai (bất hợp pháp) J-11 ở Trường Sa sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của quân đội nước này khỏi giới hạn từ các căn cứ ở Hải Nam.

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng J-11 Trung Quốc sẽ chỉ giới hạn trong vai trò phòng thủ bởi nó là chiến đấu cơ thế hệ cũ, không thể sánh với các chiến đấu cơ tiên tiến của không quân Hoa Kỳ. J-11 đã bị mất nhiều lợi thế cạnh tranh kể từ khi Bắc Kinh chế tạo (nhái lại) dựa trên mô hình Su-27 của Liên Xô. Nhưng loại chiến đấu cơ này được xem là tài sản quan trọng của không quân Trung Quốc.

Hoàng Triệu, một cựu phi công Trung Quốc 80 tuổi nói với South China Morning Post, là máy bay tấn công tầm xa, J-11 sẽ được Bắc Kinh điều động ra Trường Sa (bất hợp pháp). Mỗi lần khi J-11 bay trên bầu trời, nó cũng nhắc nhở quyết định lịch sử cách đây 25 năm thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nhanh chóng của không quân Trung Quốc, Hoàng Triệu bình luận.

Quân ủy trung ương Trung Quốc đã thông qua phương án ngày 30/6/1990 để mua 24 chiếc Su-27, máy bay tiên tiến nhất của Liên Xô lúc đó. Thỏa thuận này hình thành sau 3 sự kiện khiến Bắc Kinh suy nghĩ lại về lực lượng không quân của mình, Antony Wong Dong từ Macau bình luận với South China Morning Post. Việc đầu tiên là Mỹ cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc sau sự kiện đàn áp người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn.

Thứ hai là tại Trung Đông, Bắc Kinh cũng đã thấy Washington và đồng minh giành chiến thắng nhanh chóng như thế nào trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, còn gọi là Chiến dịch Bão táp sa mạc bằng lực lượng không quân. Thứ ba, Washington cũng đã đồng ý bán cho Đài Loan 150 máy bay chiến đấu thế hệ mới F-15, một bước nhảy vọt về số lượng cũng như công nghệ nếu so với chiến đấu cơ J-8 cũ kỹ của Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh tìm cách mua Su-27 là không bình thường. Liên Xô trải qua thời kỳ khó khăn, khan hiếm nên đã đồng ý bán cho Trung Quốc, trong đó 70% giá trị đơn hàng được Bắc Kinh thanh toán bằng hàng công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Thỏa thuận này cũng bao gồm 2,5 tỉ USD cho phép chia sẻ công nghệ, dây chuyền chế tạo Su-27 để Trung Quốc có thể dập khuôn hàng loạt máy bay phản lực trong nước.
blank
Không quân Trung Quốc, ảnh: Jeffhead.com

Thỏa thuận tưởng chừng sụp đổ khi Liên Xô tan rã 18 tháng sau đó, nhưng Tổng thống mới của Nga Boris Yeltsin hứa tôn trọng các điều khoản đã ký với Bắc Kinh. Việc cung cấp và chuyển giao công nghệ Su-27 cho Trung Quốc bắt đầu từ tháng 2/1991 và kết thúc tháng 9/2009. Việc mua Su-27 đã giúp không quân Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với không quân Đài Loan và hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng gần như phá sản của Moscow, Antony Wong Dong bình luận.

Với lực lượng Su-27 và "anh em" của nó, J-11, J-11B do Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương chế tạo, không quân Trung Quốc bắt đầu khoe sức mạnh cơ bắp, tỏ ra cứng rắn hơn. Vụ việc gần đây nhất được Bắc Kinh công khai xác nhận là vào tháng 8 năm ngoái, một chiếc J-11 đã tiếp cận máy bay P-8A Poseidon của Hoa Kỳ chỉ trong vòng 10 mét, cách đảo Hải Nam 220 km về phía Đông. J-11 Trung Quốc đã cắt mũi máy bay Mỹ và thực hiện cú nhào lộn đe dọa ở cự ly gần.

Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa.
Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh. Bắc Kinh rêu rao xây đảo nhân tạo để phục vụ mục đích dân sự, nhưng họ đã thất bại trong việc dập tắt nghi ngờ rằng đây là một căn cứ quân sự mới (phi pháp, nguy hiểm) án ngữ một trong những tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.


J-11 có bán kính tác chiến 1500 km, ó thể mở rộng thêm với các thùng nhiên liệu bổ sung. Nếu Bắc Kinh đặt J-11 trên các đảo nhân tạo này sẽ giúp tăng cường cự ly tác chiến của không quân Trung Quốc thêm khoảng 1000 km về phía Nam. Nếu kết hợp với tàu sân bay Liêu Ninh, Bắc Kinh có thể hoàn thành mục tiêu chuyển phòng ngự gần bờ sang tác chiến xa bờ.

David Tsui, chuyên gia quân sự từ đại học Tôn Dật Tiên nói với South China Morning Post, J-11 chỉ đủ hiệu quả để bảo vệ 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp), nhưng không đủ tinh vi để sử dụng cho một cuộc tấn công. "Trung Quốc nhận ra đối thủ quan trọng nhất là Mỹ chắc chắn sẽ nhảy vào ngay lập tức nếu quân đội nước này sử dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực để giải quyết vấn đề", David Tsui bình luận.

"Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ", David Tsui khẳng định.

Hồng Thủy 22/06/15 06:42

Chiến lược đột kích của tàu ngầm Mỹ và bài học cho Việt Nam
blank
 (Soha.vn) - Chiến lược tàu ngầm khôn ngoan đã giúp Hải quân Mỹ tiêu diệt hạm đội tàu chiến đông đảo của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Mỹ chỉ có tổng cộng 288 tàu ngầm trên khắp các mặt trận, không thấm vào đâu so với hạm đội tàu ngầm khổng lồ lên đến 1.158 chiếc của Đức quốc xã hay hạm đội tàu ngầm hơn 300 chiếc của Hải quân Nhật Bản.

Tuy nhiên, số lượng tàu ngầm nhiều hay ít không quan trọng bằng chiến lược sử dụng nó. Hạm đội tàu ngầm hơn 1.000 chiếc của Đức quốc xã đã bị đánh tơi bời trong nửa sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Tàu ngầm có lợi thế là có thể tung ra đòn tấn công bất ngờ, gây thiệt hại nặng cho đối phương. Tuy nhiên, tàu ngầm có điểm yếu là gần như không có khả năng phòng vệ. Do đó, tàu ngầm chỉ nên sử dụng như một lực lượng đột kích cản trở, phá hoại hoặc gián tiếp phá hoại chiến lược của đối phương.
blank
Mỹ đã sử dụng tàu ngầm làm lực lượng đột kích mũi nhọn phá hoại tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua eo biển Malacca trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Mỹ đã vận dụng một chiến lược hoàn toàn mới. Họ sử dụng tàu ngầm như một lực lượng mũi nhọn nhằm tiến hành các hoạt động phá hoại chứ không coi đây là lực lượng tấn công chính như chiến lược của Đức. Với chiến lược này, các tàu ngầm của Mỹ phục sẵn trên các tuyến vận tải chiến lược của Nhật Bản và ra đòn tấn công khi có cơ hội.

Bằng cách khai thác các đoạn mã liên lạc giữa các tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Nhật Bản, lực lượng tàu ngầm Mỹ luôn lựa chọn được thời điểm tung đòn tấn công hợp lý nhất. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn vận dụng học thuyết Mahanian trong chiến tranh hải quân, tức tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng tàu ngầm và tàu tuần dương hạm để bảo vệ những lợi ích chiến lược từ xa.

Trong chiến lược này, lực lượng tàu chiến mặt nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ cho tàu ngầm, các tàu ngầm không ở quá xa so với các tàu chiến mặt nước. Mỗi khi tàu ngầm tấn công luôn có các đòn đánh nghi binh và phối hợp cùng các tàu chiến mặt nước để phân tán lực lượng của đối phương.

Chiến lược tàu ngầm của Đức nhanh chóng bị đánh bại là do thiếu sự hiệp đồng tác chiến giữa các tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và không quân. Hạm đội tàu ngầm đông đảo của Đức quốc xã luôn bị đối phương đánh hội đồng như “cá nằm trong lưới”.

Trong khi đó, chiến lược sử dụng tàu ngầm đột kích vào biên đội tàu chiến Nhật Bản của Mỹ đã phát huy tối đa tác dụng trong khi giảm thiểu được tối đa thiệt hại. Trong số 288 tàu ngầm tham chiến của Mỹ, chỉ có 52 chiếc bị đánh chìm, trong đó có 48 chiếc ở Thái Bình Dương nơi tham chiến chính với Hải quân Nhật Bản.

Trong những cuộc chạm trán trên Thái Bình Dương, lực lượng tàu ngầm Mỹ đã đánh chìm 8 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 11 tàu tuần dương của Hải quân Nhật Bản. Chiến lược tàu ngầm của Mỹ hiệu quả đến mức gần như làm tê liệt khả năng chiến đấu của Hải quân Nhật Bản bằng cách cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của xứ sở mặt trời mọc.

Bài học cho Việt Nam ở Biển Đông

Sự đông đảo về số lượng vũ khí trang bị chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam. Chúng ta đã tiếp nhận tàu ngầm Kilo Hà Nội, chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc đặt hàng từ Nga. Tuy nhiên, hạm đội tàu ngầm 6 chiếc là một con số khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực nên chúng ta cần một chiến lược hợp lý mới phát huy tối đa hiệu quả của tàu ngầm.
blank
Sử dụng tàu ngầm Kilo làm lực lượng đột kích, dưới sự hộ tống của tàu chiến mặt nước và không quân là chìa khóa để Việt Nam duy trì lợi thế chiến lược trên Biển Đông.

Rõ ràng, chiến lược tàu ngầm của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2 là một bài học vẫn còn nguyên giá trị mà Việt Nam cần tìm hiểu và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Chúng ta có lợi thế về địa lý trên Biển Đông và Kilo là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay. Vì thế, có thể sử dụng tàu ngầm Kilo như một lực lượng trinh sát, đột kích mũi nhọn dựa vào lợi thế địa lý để bất ngờ tung đòn tấn công vào nhóm tàu chiến của đối phương, dưới sự hộ tống của các tàu chiến mặt nước cùng sự hỗ trợ của các tiêm kích Su-30MK2V.

Tương tự như chiến lược tàu ngầm của Mỹ, tàu ngầm Kilo chỉ nên hoạt động trong phạm vi có sự hỗ trợ của tàu chiến mặt nước hay không quân để có thể can thiệp khi cần thiết. Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm với chiến thuật tác chiến phi đối xứng.

Vận dụng chiến lược tàu ngầm của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2, lấy tàu ngầm Kilo làm lực lượng mũi nhọn cùng sự phối hợp của các tàu chiến mặt nước và không quân sẽ là chìa khóa để giúp Việt Nam duy trì lợi thế chiến lược trước một cuộc xung đột nếu có trên Biển Đông.
Minh Đức | 09/01/2014 theo Trí Thức Trẻ
blank
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Hải quân VN. Ảnh Rueters

Tên lửa từ tàu ngầm Việt Nam đủ sức tấn công miền nam Trung Quốc

Published on December 28, 2014   •   No Comments
blank
Tàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh – DR

Vào lúc hạm đội tàu ngầm Việt Nam đang ngày càng rõ nét, giới chuyên gia quân sự đã quan tâm nhiều hơn đến hỏa lực của loại vũ khí mới này. Báo mạng Đài Loan Want China Times hôm nay 27/12/2014, đã trích một bài viết trên tạp chí nghiên cứu quốc phòng hoa ngữ Hán hòa (Kanwa), trụ sở tại Canada, nêu bật khả năng tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm Kilo của Việt Nam đủ sức vươn tới Tổng hành dinh của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tại Trạm Giang.

Theo tạp chí nghiên cứu quốc phòng Kanwa, với một tầm hoạt động 280 km, tên lửa đạn đạo loại 3M-14E Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam từ Vịnh Cam Ranh có thể tấn công vào các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc.

Theo chuyên gia phân tích quân sự Andrei Chang (còn có bút hiệu là Pinkov), với loại tên lửa 3M-14E của Nga, sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636MV của Việt Nam mạnh hơn hẳn loại tàu Kilo mà Trung Quốc cũng mua của Nga, chỉ được trang bị loại tên lửa 3M-54E, có tầm bắn 220 km.
Chuyên gia Andrei Chang nhấn mạnh : Hiện nay Nga chỉ cho phép xuất khẩu loại tên lửa 3M-14E cho Algeri, Ấn Độ và Việt Nam mà thôi. Nếu chiến sự bùng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam, có rất nhiều khả năng Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm của mình đi đầu trong chiến lược đối phó với Hải quân Trung Quốc, và các tên lửa 3M-14E có thể được sử dụng trong sự phối hợp với các vệ tinh để đối phó với Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đặt bản doanh tại Trạm Giang ở Quảng Đông.

Sở dĩ Việt Nam được Nga ưu tiên, đó là vì Việt Nam không có truyền thống quay cóp công nghệ học được chuyển giao, trái với trường hợp của Trung Quốc. Ngoài Nga, Việt Nam có Ấn Độ là đồng minh chính trong khu vực, và trong lãnh vực tàu ngầm, Ấn Độ có thể giúp đỡ thêm cho Việt Nam, thậm chí còn tốt hơn Nga vì lẽ Ấn Độ có thêm kinh nghiêm cho tàu ngầm Kilo hoạt động trong vùng biển có nhiệt độ tương tự với vùng Biển Đông.

Trong những ngày gần đây, tiến trình Nga cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã tăng tốc rõ rệt. Từ sau hợp đồng mua 6 chiếc Kilo ký kết năm 2009, đến nay Việt Nam đã được bàn giao ba chiếc, chiếc thứ tư đang trên đường từ Nga về Cam Ranh, chiếc thứ năm sẽ được hạ thủy ngày mai, 28/12/2014, để bắt đầu việc chạy thử, và theo báo chí Nga, công việc đóng chiếc Kilo thứ sáu đã khởi sự từ cuối tháng Năm vừa qua.

Cũng trong lãnh vực phòng thủ Biển Đông, Không quân Việt Nam được cho là cũng sắp triển khai tại Cam Ranh các chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên vừa mua từ Nga. Theo kế hoạch, đến năm 2015, Việt Nam có tổng cộng 32 chiếc Su-30MK2 trong khu vực, giúp Việt Nam tăng cường năng lực tung lực lượng chống lại Trung Quốc tại vùng Biển Đông./

Theo RFI

Tàu ngầm lớp Soryu siêu tàng hình của Nhật Bản
blank
Ảnh minh họa. Google
blank
Ảnh minh họa. Google
blank
Ảnh minh họa. Google
blank
Ảnh minh họa. Google
blank
Ảnh minh họa. Google

(VietQ.vn) - Tàu ngầm lớp Soryu là thứ vũ khí quân sự mạnh Nhật Bản chế tạo, đặc biệt năng lực chạy liên tục dưới nước nổi trội sẽ phát huy vai trò to lớn trong cảnh giới, theo dõi vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Vũ khí quân sự tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là một trong những dòng tàu ngầm phi hạt nhân lợi hại nhất thế giới. Với khả năng chạy liên tục dưới nước và 'siêu tàng hình', tàu ngầm lớp Soryu là một công cụ hữu hiệu của hải quân Nhậ00:25:49t Bản.

Phát triển

Tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm điện-diesel do Nhật Bản đóng cho Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Soryu là mẫu cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio cũ, đây hiện là loại tàu ngầm mới nhất hoạt động trong lực lượng tự vệ biển, nó có kích thước lớn hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào do Nhật Bản đóng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
blank
Tàu ngầm lớp Soryu là một thứ vũ khí hiện đại của hải quân Nhật Bản

Chiếc tàu ngầm lớp Soryu đầu tiên – cũng mang tên là Soryu bắt đầu được chế tạo vào tháng 3 năm 2005, hạ thủy vào năm 2007, biên chế tháng 3 năm 2009; sau đó lần lượt biên chế các tàu ngầm lớp này mang tên là Unryu, Hakuryu, Kenryu, Zuiryu, Kokuryu và Tateryu (Nhân Long). Căn cứ vào kế hoạch tàu ngầm của Nhật Bản, tàu ngầm lớp Soryu tổng cộng chế tạo 9 chiếc, hiện nay còn có 2 chiếc đang chế tạo, dự tính năm 2018 có thể biên chế toàn bộ.

Thông số kỹ thuật

Tàu ngầm lớp Soryu áp dụng loại tàu hình xì gà tiên tiến, thân tàu dài 84 m, rộng 9,1 m, lắp 4 động cơ AIP Sterling, độ dài thân tàu tăng thêm khoảng 2 m, vì vậy lượng giãn nước khi lặn tăng khoảng 200 tấn so với tàu ngầm lớp Oyashio hiện có của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đạt 4.100 tấn.
blank
Tàu ngầm lớp Soryu là thứ vũ khí quân sự chủ chốt trong các hoạt động cảnh giới biển

Do trang bị 4 động cơ Stirling, tàu ngầm lớp Soryu có khả năng chạy liên tục tương tự tàu ngầm hạt nhân, khi lặn với tốc độ thấp hơn 4 hải lý/giờ, thời gian chạy liên tục có thể đạt khoảng 3 tuần.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Soryu cũng đã chuyển sang sử dụng bánh lái hình X, làm cho tính cơ động và khả năng thích ứng nước nông của nó đều tốt hơn tàu lớp Oyashio sử dụng bánh lái chữ Thập.

Vũ khí trang bị

Các trang bị tiên tiến trên tàu ngầm lớp Soryu gồm có : Ra đa phòng không ZPS-6F sử dụng khi nổi, bộ phận sóng âm Hughes/Oki ZQQ-7: 1 ở trước, 4 ở sườn và 1 ở hệ thống định vị thủy âm nối cáp, thiết bị chiến đấu điện tử, hệ thống hỗ trợ tác chiến điện tử ZLR-3-6 và 2 hệ thống phát hiện nhiệt và âm thanh để dẫn đường cho ngư lôi.
blank
Ngư lôi và tên lửa chống hạm là loại vũ khí quân sự chính trên tàu ngầm lớp Soryu

Tàu ngầm lớp Soryu trang bị ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể phóng ngư lôi Type 89 Nhật Bản, cũng có thể phóng tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo, tầm bắn đạt 130 km, nó giúp Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã có năng lực chống hạm bí mật tầm xa.

Khả năng tàng hình

Việc trang bị 4 động cơ Stirling làm cho tàu ngầm lớp Soryu có khả năng ở dưới nước lâu, khả năng chạy liên tục kinh ngạc tăng làm mạnh tính linh hoạt trong vận dụng chiến thuật tàu ngầm, làm cho nó vừa có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra cảnh giới biển gần, vừa thích hợp với tác chiến biển xa.
blank
Tàu ngầm Soryu là thứ vũ khí quân sự nổi tiếng với khả năng tàng hình trước radar

Theo các phóng viên trên tàu cho biết, tàu ngầm Hakuryu có thể ở dưới nước lâu hơn hẳn các tàu ngầm diesel thông thường khác, năng lượng của nó được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp nhiên liệu và ô-xi lỏng ở trong bể chứa. Các hệ thống radar rất khó để phát hiện được tàu ngầm bởi số lần nó nổi lên mặt nước để lấy không khí ít hơn nhiều lần so với các tàu ngầm khác, hệ thống động cơ đẩy của tàu hoạt động bằng pin khi ngập nước và sử dụng động cơ diesel để sạc pin.

Tiếng ồn là sát thủ chí tử nhất của tàu ngầm, khả năng chạy êm được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu trong tất cả các chỉ tiêu tính năng của tàu mới. Gạch giảm âm được Ban nghiên cứu công nghệ Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển cho tàu ngầm lớp Soryu, được chế tạo bằng vật liệu cao su, dùng chất kết dính để ghép với thân tàu và dùng đinh ốc để cố định, hệ số giảm âm có thể đạt 90% trở lên, có thể làm cho khả năng dò tìm của thiết bị định vị thủy âm chủ động của đối phương giảm 50 - 75%, khả năng lặn lâu và hoạt động êm của tàu ngầm lớp Soryu đã giúp nó trở nên tàng hình tốt hơn nhiều so với các tàu ngầm diesel-điện khác./

Anh Toàn 01/03/2015
blank
Sĩ quan và binh sĩ tầu ngầm Nhật Bản thời Thế chiến thứ II. Ảnh minh họa - Google
blank
Sĩ quan và binh sĩ tầu ngầm Nhật Bản thời Thế chiến thứ II. Ảnh minh họa - Google
blank
Tầu ngầm đèo thêm phi cơ trên lưng của Nhật Bản thời Thế chiến thứ II. Ảnh minh họa - Google
 blank
blank
Tầu ngầm lừng danh U-99 trong Thế chiến II của Đức Quốc Xã. Ảnh minh họa Google