Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đi Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?

09 Tháng Bảy 201511:36 CH(Xem: 23405)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10  JULY 2015

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đi Trung Quốc liên quan gì đến Việt Nam?

(GDVN) - 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp.
blank
Ông Tea Banh tiếp Hứa Kỳ Lượng trong một chuyến thăm đến Phnom Penh. Ảnh: Khmer Times.

The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?

Ông Tea Banh dẫn theo 23 tướng quân sự và an ninh cấp cao thăm Trung Quốc 5 ngày bắt đầu từ ngày 8/7. Trong khi cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều nhấn mạnh rằng chuyến thăm này là "thói quen", "thông lệ", nhưng những sự kiện gần đây cũng như những chi tiết cụ thể của chuyến thăm có thể đáng chú ý nhiều hơn.

Bản thân ông Tea Banh nói với The Cambodia Daily rằng đó chỉ là chuyến thăm "không có gì lớn", phát ngôn viên quân đội Campuchia nói với báo giới đây là hoạt động thường xuyên mỗi năm một lần. Báo chí Trung Quốc thì viết rất ít về chương trình nghị sự, ngoài việc chuyến thăm này được thiết kế để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương", Tea Banh gặp các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc và thăm một số cơ quan chủ chốt của Bộ Quốc phòng nước chủ nhà.

Đối với một số người, thật khó tin khi 24 viên tướng Campuchia từ Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân, Không quân cho đến Cảnh sát quân sự quốc gia đi Bắc Kinh chỉ để "thúc đẩy hữu nghị". Quy mô phái đoàn này cho thấy chuyến thăm được thiết kế để làm một số vấn đề lớn trong khi đang xảy ra những biến động không nhỏ lúc này, The Diplomat bình luận.

Bất kể bản chất chuyến thăm này là gì cũng nhận được sự quan tâm lớn bởi nó diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc va chạm ở biên giới Campuchia - Việt Nam cuối tháng 6 (CNRP kích động cái gọi là) chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. CNRP cáo buộc đảng cầm quyền CPP đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen "sử dụng bản đồ được vẽ bởi Việt Nam để đàm phán biên giới với Việt Nam".

Ông Hun Sen đã gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon xin mượn lại bản đồ Hiến pháp do Sở Địa dư Đông Dương thời Pháp xuất bản trước năm 1955 mà ông Norodom Sihanouk đã nộp cho Liên Hợp Quốc năm 1964 để đối chiếu. Ủy ban Biên giới Chính phủ hai nước vừa tổ chức một cuộc họp 3 ngày và kết thúc hôm qua.
blank
Ông Thường Vạn Toàn đón ông Tea Banh.

Với những diễn biến này, ông Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu đi Bắc Kinh là một sự đảo ngược "có thể hiểu được", The Diplomat bình luận. Trung Quốc là nhà viện trợ quân sự và tài chính lớn nhất của Campuchia, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được tăng cường trong vài năm qua. Trong khi đó quan hệ Trung - Việt trở nên căng thẳng và ảnh hưởng đến tam giác trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung.

The Diplomat cho rằng, 23 viên tướng do ông Tea Banh dẫn đầu có mặt tại Bắc Kinh trong lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thăm Mỹ gây ấn tượng mạnh hơn là sự trùng hợp. Mặc dù các quan chức Trung Quốc hay Campuchia không công khai nhắc tới biên giới Việt Nam - Campuchia trong chuyến đi này, nhưng vẫn có những dấu hiệu gián tiếp cho thấy sự liên quan nếu ai đó quan tâm tìm kiếm nó.

Ví dụ sau khi ông Tea Banh hội đàm với Thường Vạn Toàn, hội kiến Hứa Kỳ Lượng, Campuchia và Trung Quốc cam kết cải thiện hợp tác quân sự và "tiếp tục hỗ trợ nhau trong các vấn đề chủ yếu liên quan đến lợi ích cốt lõi". Cụm từ "lợi ích cốt lõi" trong trường hợp này thường được dùng một cách quá mức và gây tranh cãi về sự thay đổi của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó phần lớn có sự hỗ trợ từ Campuchia.

Điểm nhấn nữa đáng chú ý là sự nhấn mạnh hỗ trợ các lợi ích cốt lõi "của nhau". Trong khi người ta có thể tranh luận về lợi ích quốc gia bao gồm những gì, thì vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (theo cách hiểu sai lầm của một số người Campuchia) là yếu tố đáng kể trong các vấn đề biên giới với Việt Nam đang diễn ra chắc chắn là một trong số các "lợi ích cốt lõi" vừa đề cập.

Tân Hoa Xã ngày 9/7 nói rằng Trung Quốc và Campuchia tuyên bố sẽ nâng cao hợp tác quân sự, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi. Hứa Kỳ Lượng - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương khi tiếp ông Tea Banh đã nói, hai bên đã hỗ trợ nhau trong các vấn đề "chủ quyền, an ninh và phát triển", hy vọng hai nước tăng cường hợp tác đối phó với "những thách thức".

Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thì bình luận rằng quan hệ hợp tác quân sự Trung Quốc - Campuchia đang ở thời kỳ "tốt nhất từ trước đến nay" với sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế - an ninh cùng thắng.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích về yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam mà chúng ta cần cảnh giác, mời quý độc giả quan tâm theo dõi TẠI ĐÂY.

Hồng Thủy 10/07/15 06:57
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14727)
Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15031)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14625)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13871)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16369)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15871)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16426)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13893)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14925)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16111)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14461)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14262)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.