Nợ Hy Lạp: Eurozone tránh được vết dầu loang

28 Tháng Bảy 201511:28 CH(Xem: 18317)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015

Đăng ngày 27-07-2015 Sửa đổi ngày 27-07-2015 17:28

Nợ Hy Lạp: Eurozone tránh được vết dầu loang

Thanh Hà
image023
 Các hoạt động giao dịch tài chính vẫn tạm ngưng tại Hy Lạp.REUTERS/Ronen Zvulun

Cuộc đọ sức kéo dài giữa Athens với các chủ nợ khiến nhiều thành viên trong khu vực đồng euro đau đầu. Nhưng khác với hai đợt khủng hoảng hồi năm 2010 và 2012, đe dọa Hy Lạp bị loại khỏi eurozone đã không tạo nên một làn sóng hoảng loạn trên thị trường tài chính thế giới.

Vào đỉnh điểm của khủng hoảng nợ công Hy Lạp năm 2011, đe dọa Athens bị vỡ nợ đã làm rúng động các thị trường tài chính trên thế giới. Các nhà đầu tư tư nhân đã ồ ạt bán lại công trái phiếu của Hy Lạp và những nền kinh tế kém cỏi nhất trong khu vực. Hậu quả trực tiếp là các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và thậm chí là cả những nước có trọng lượng hơn như Ý hay Pháp, bỗng chốc phải đi vay tín dụng trên thị trường với lãi suất chóng mặt. Lãi suất tín dụng 10 năm của Bồ Đào Nha năm 2012 đã tăng lên tới 18 %. Để so sánh, cùng thời kỳ, do nước Đức của Thủ tướng Merkel được coi là một thành trì kiên cố, nên được cấp tín dụng với lãi suất không vượt quá ngưỡng 2 %.

Một tác động khác ảnh hưởng rộng rãi đến eurozone cách nay 5 năm, là nhiều ngân hàng trong khu vực bị đe dọa kéo theo vào vòng xoáy của Hy Lạp do nắm giữ quá nhiều nợ công của quốc gia này. Đó là trường hợp của các ngân hàng từ Tây Ban Nha đến Pháp, và thậm chí là của Bỉ, Đức … Cũng cách nay 5 năm, khủng hoảng Hy Lạp phơi bày ra ánh sáng tình trạng nợ nần chồng chất của nhiều thành viên khác trong khu vực đồng euro. Pháp, Ý đã lập tức phải trấn an các nhà đầu tư và liên tục cắt giảm chi tiêu công cộng để giữ uy tín trên các thị trường tài chính.

Nhưng khác với kịch bản xảy hồi năm 2010 và 2012, lần này những khó khăn của Hy Lạp không làm dấy lên một cơn sốt tài chính trong toàn khu vực. Theo phân tích của một chuyên gia tài chính thuộc ngân hàng Pháp BNP Paribas, cuộc đọ sức giữa Athens với các chủ nợ tuy « gây ô nhiễm cho toàn khối sử dụng đồng euro nhưng eurozone đã tránh được hiện tượng vết dầu loang ».

Tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh cũng đưa ra nhận định tương tự và giải thích thêm : lần này không có hiện tượng công trái phiếu của Tây Ban Nha hay Ý bị bán đổ bán tháo. Chuyên gia tài chính Jean François Robin thuộc ngân hàng Pháp Natixis lưu ý : nếu như vào năm 2012 Bồ Đào Nha đã từng phải đi vay tín dụng dài hạn với lãi suất 18 % thì ngày nay, chính quyền Lisboa vẫn đủ sức thuyết phục để tìm được các nguồn tài trợ với lãi suất 3 %.

Một điều quan trọng khác là khi các nước thành viên trong khối euro phát hành công trái phiếu thì vẫn được hưởng ứng rộng rãi. Ngày 13/07/2015 ngay sau khi Bruxelles và Athens đạt đồng thuận về một gói hỗ trợ tài chính thứ ba cho Hy Lạp, lập tức Châu Âu đã huy động được 1,8 tỷ euro vốn đầu tư thay vì 600 triệu như mong muốn ban đầu. Lãi suất tín dụng dài hạn của BCE rớt xuống mức thấp kỷ lục. Những dấu hiệu đó cho thấy khác với 5 năm trước, giờ đây quốc tế vẫn rất tin tưởng vào khu vực đồng euro.

Theo quan điểm của chuyên gia tài chính ngân hàng Natixis, khác biệt đó bắt nguồn từ chỗ khu vực đồng euro ngày nay đã có những bước chuẩn bị chặt chẽ để đối phó với mọi tình huống. Đồng thời những thành viên yếu kém nhất, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã liên tục cải tổ và họ đã thành công. Tăng trưởng bắt đầu nhen nhúm. Một số quốc gia, nổi bật nhất là Tây Ban Nha, đã đẩy lui thất nghiệp.

Thêm vào đó, trong 5 năm qua, Châu Âu cũng đã tạo cho mình thêm nhiều công cụ để ngăn chặn đà lây lan của các « thảm họa tài chính, kinh tế ». Những công cụ đó gồm Liên minh Ngân hàng Châu Âu, Cơ chế ổn định tài chính Châu Âu MES. Nhưng quan trọng hơn cả là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã điều chỉnh chính sách tiền tệ : từ đầu tháng 3/2015 BCE mua vào hàng tháng 60 tỷ công trái phiếu của các quốc gia thành viên eurozone. Biện pháp này không hơn không kém là một hình thức bơm tiền vào cỗ xe kinh tế của khu vực để tạo đà tăng trưởng và kềm hãm giảm phát.

Tất cả những yếu tố vừa nêu giúp cho khối euro vững tâm hơn trong lúc Athens và các chủ nợ tiếp tục đàm phán về nợ của Hy Lạp. Có điều theo như dự báo của chuyên gia tài chính Jean François Robin thuộc ngân hàng Natixis, nếu như vào mùa thu này Ngân hàng Trung ương Mỹ xiết chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất chỉ đạo, và không có tiến triển trên hồ sơ Hy Lạp, thì chưa chắc gì khu vực đồng euro tiếp tục được bình an./
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15189)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15290)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15044)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15528)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14147)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16487)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15982)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15431)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15083)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15194)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14626)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14094)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14146)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14379)
Theo chương trình, lẽ ra ông Putin sẽ tới thăm Paris vào ngày 19 tháng 10, và theo ấn định sẽ dự lễ khai trương một nhà thờ Chính thống giáo mới.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15360)
Dutetrte: "Chúng ta không nhấn mạnh vấn đề Scarborough vì chúng ta không có khả năng chiến thắng. Ngay cả khi chúng ta tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta không thể lấy lại nó (bằng việc tức giận)."