TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý

30 Tháng Bảy 201511:57 CH(Xem: 26231)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 31 JULY 2015

 image049image051

Bản đồ Bán đảo Đông Dương thuộc Pháp

 

Vài hình ảnh trích từ Blog của Nhân:

Tonkin, Annam, Cochichine xưa gồm những khu vực nào? Tên một số địa danh được viết theo kiểu của người Pháp ra sao? Đường sắt xuyên Việt thời kì đầu hình thành từ những đoạn nào? Các bức bưu ảnh dưới đây cung cấp kiến thức cơ bản về những điều này.

Tonkin - Bắc Bộ

image053
L'An Nam - Trung Bộ

image054

La Cochichine - Nam Bộ

 image056

Laos

image058
Cambodge
image060

++++++++++++++++++++++++++++++++++

TS.Trần Công Trục: Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý

Ts Trần Công Trục

28/07/15

 (GDVN) - Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy.

LTS: Xung quanh những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia và quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước ông nói trước cuộc họp Nội các hôm Thứ Sáu 24/7, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có một vài lời bình luận xin trân trọng gửi đến độc giả.

image061

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: “Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."

Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen đã phản ánh đúng thực tế của quá trình nghiên cứu, lựa chọn các mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in trước năm 1954 do 2 đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới Việt Nam và Campuchia thực hiện ngay từ khi hai bên đồng ý tiến hang đàm phán về biên giới.

Cụ thể là, phía Campuchia đã đưa ra 26 mảnh bản đồ dọc tuyến biên giới đã được cắt dán thành 3 mảnh lớn, trên đó có cạo sửa 9 khu vực, lớn nhất là khu vực Bu - phơ - răng. Phía Việt Nam đã kiểm tra 3 mảnh bản đồ lớn này và đã phát hiện chỉ có 5 mảnh là của Sở Địa dư Đông Dương in, 5 mảnh không xác định được Cơ quan in vì bị cắt dán, 16 mảnh do Campuchia in và tái bản.

Những mảnh bản đồ bonne bị cạo sửa là: 156w- 172w- 192w-201e- 219e-219w -218e. Việt Nam đã thẳng thắn trao đối với phía Campuchia về những phát hiện này, phía Campuchia cũng đã phải thừa nhận và cuối cùng hai bên đã thống nhất lựa chọn được 26 mảnh bản đồ bonne gốc để đính kèm Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983.

Từ tình hình nói trên cho thấy, thực chất của những mảnh bản đồ mà một số nhân vật thuộc đảng phái đối lập Campuchia CNRP đang sử dụng chỉ có thể là những mảnh bản đồ bị cạo sửa theo lệnh của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là những “lá bài chính trị" trong ván cờ quyền lực đang diễn ra hết sức khốc liệt ở Campuchia.

Chính Thủ tướng Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy của những chính khách bản lĩnh mà chỉ là những lời phân bua, thanh minh đầy cảm xúc trước tình thế chính trị hiện nay của Campuchia.

Liên quan đế chủ quyền các đảo bao gồm Phú Quốc, thậm chí cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nói: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Phát biểu này nếu quả đúng là do chính miệng ông Hun Sen nói ra thì phải chăng đây là một sự né tránh bị động trước sức ép của phe đối lập kích động cử tri chĩa mũi nhọn vào đảng cầm quyền CPP hiện nay? Hay đây lại là cách thức mà Thủ tướng Campuchia buộc phải sử dụng để làm “hài lòng” cho những thế lực đang áp dụng mọi thủ đoạn để hạ bệ ông? Hoặc phải chăng lời nói ấy xuất phát từ nhận thức theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy tại Campuchia?

Để trả lời những câu hỏi này không đơn giản một vài câu là xong, xin vui lòng đón đọc phần bình luận tiếp theo để thấy rõ quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như việc phân định chủ quyền các đảo và vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia một cách công khai, minh bạch, hợp pháp.

 Ts Trần Công Trục

Campuchia liệu có thể là trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông

29/7/2015

Campuchia tuyên bố muốn làm trung gian hòa giải tranh chấp Biển Đông, nhưng những hành động và phát biểu của Phnom Penh vẫn khiến các quốc gia khác nghi ngờ về khả năng gánh vác vai trò này.

 

image062

Trung Quốc từ tuần trước tập trận 10 ngày ở Biển Đông. Ảnh: Xinhua


Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tuần trước nói rằng Campuchia sẽ tiếp tục theo đuổi vị trí là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

"Campuchia muốn làm trung gian để giảm bớt không khí căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc, vì chúng tôi lo ngại rằng sẽ không đạt được giải pháp nếu không đối thoại với nhau", VOA dẫn lời ông Hor Namhong, nói.

Vai trò nặng gánh

Đối với những người theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Biển Đông và Đông Nam Á, thì lời đề nghị làm trung gian hòa giải của Campuchia, nước không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khá lạ lùng. 

Trung gian hòa giải là một vai trò khá nặng gánh, kể cả đối với các quốc gia có tiềm lực hơn như Indonesia, nước đã tiến hành các cuộc hội thảo không chính thức về vấn đề này từ những năm 1990. Nhà phân tích chính trị Sok Touch, tại Đại học Khemarak, Campuchia cho rằng Phnom Penh có ảnh hưởng chính trị nhỏ trong khu vực. So với Indonesia, Campuchia dường như không phải là ứng viên mạnh mẽ cho vai trò này.

Hơn nữa, theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của Diplomat, việc ASEAN và Trung Quốc không đạt được tiến bộ ngoại giao trong tranh chấp ở Biển Đông chưa bao giờ là vì nguyên nhân "thiếu đối thoại với nhau", như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Vấn đề thực sự, được giới quan sát công nhận, là Trung Quốc còn trì hoãn trên lộ trình để đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông. COC sẽ hạn chế hành vi của Trung Quốc tại thời điểm nước này đang ráo riết thực hiện chiến lược thay đổi thực địa, trong đó có việc bồi đắp và cải tạo trên các bãi đá ở Biển Đông. Trong khi đó, đa phần các nước ASEAN đều bày tỏ mong muốn sớm đạt được COC.

Parameswaran cho rằng Trung Quốc còn có một số động thái để chia rẽ ASEAN, làm suy yếu sự đoàn kết của khối trong việc tiến tới các giải pháp mang tính xây dựng. Bắc Kinh sử dụng các dự án kinh tế để "tấn công quyến rũ" một số nước trong khu vực, khiến họ phân tâm khỏi tranh chấp Biển Đông, nhằm khiến ASEAN khó đạt được đồng thuận về vấn đề này.

Theo Parameswaran, Bộ trưởng Hor Namhong hẳn phải hiểu rõ điều này hơn ai hết. Ông là người chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012, khi Campuchia là chủ tịch ASEAN. Tại sự kiện này, Campuchia tuyên bố rằng các nước đã nhất trí không "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, tương tự như lập trường của Trung Quốc là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông chỉ nên diễn ra song phương, giữa các bên đòi chủ quyền. Tuy nhiên, Philippines bác bỏ điều đó. Điều này khiến ASEAN không thể đạt được đồng thuận và lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung trong 45 năm.

Các tuyên bố sau đó của Campuchia cũng khó có thể làm các nước ASEAN yên lòng. Thủ tướng Hun Sen hồi tháng ba phát biểu rằng tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn và Trung Quốc, chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ khối ASEAN. Bình luận của ông Hun Sen được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc ngày càng được thắt chặt. Bắc Kinh là bên viện trợ quốc phòng và đầu tư kinh tế lớn cho Campuchia. Giới phân tích cho rằng, mối quan hệ gần gũi giữa hai nước có thể khiến ASEAN khó thống nhất về vấn đề Biển Đông.

Chứng minh bằng hành động

Với những điều kể trên, khó có thể tưởng tượng Campuchia có khả năng đảm đương vai trò là trung gian hòa giải trong tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, nếu muốn đóng góp cho việc này,  Phnom Penh có thể thực hiện một vài bước đi nhỏ, theo Parameswaran. Đầu tiên, Campuchia có thể tham gia nhiều hơn cùng các đối tác ASEAN, công khai thừa nhận thực tế rằng vấn đề Biển Đông có tác động đến toàn khu vực, và do đó đòi hỏi khu vực phải có phản ứng về vấn đề này.

Thứ hai, nước này có thể chứng minh bằng hành động với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế rằng quan hệ của Phnom Penh với Bắc Kinh không ảnh hưởng đến sự đoàn kết của ASEAN. Ví dụ, các quan chức Campuchia nên kêu gọi thúc đẩy để sớm đạt được COC, và sử dụng một số cuộc họp của họ với Trung Quốc để làm như vậy.

Thay vì tiến tới vị trí quá tham vọng là trung gian hòa giải, nếu thực hiện những bước đi này, Phnom Penh sẽ tiến xa hơn trong việc khôi phục uy tín và thuyết phục các nhà quan sát rằng nước này đang tích cực xúc tiến giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Phương Vũ
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13678)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13652)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13677)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13431)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13265)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12526)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13009)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13207)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 14873)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13003)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 13957)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13337)
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13686)
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13358)
Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.