Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

08 Tháng Chín 201511:29 CH(Xem: 19349)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 SEP 2015

Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

(GDVN) - Các thế lực ở khu vực đang tranh giành nguồn nước ít ỏi, dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực, nguy cơ bệnh tật và tử vong gia tăng.

image019

Một bé gái người Kurd nhóm lửa trong đống đổ nát


Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn hãng tin Fars ngày 24 tháng 7 đưa tin, chiến tranh Syria ban đầu là để lật đổ chính quyền Damascus. Đến nay, đối tượng tranh giành của cuộc xung đột này đã biến thành "nước" - nguồn tài nguyên ngày càng ít ỏi và quý giá nhất ở đây.

Theo bài báo, mối quan hệ chặt chẽ giữa tài nguyên thiên nhiên và cuộc chiến tranh hiện nay đã có từ lâu. Cuộc xung đột này đến nay đã bước vào năm thứ 5, nhưng cuộc chiến giữa chính phủ và các tổ chức khủng bố được nước ngoài ủng hộ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt rõ ràng.

Những người dân thường trong cuộc chiến đã phải trả giá vì nó, vài triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại luôn sống trong ác mộng, trong mùa hè này, tình hình gián đoạn cung cấp nước càng gay go hơn.

Liên hợp quốc cho biết, tình hình rất nguy hiểm, tổ chức y tế quốc tế cần gia tăng các nỗ lực dự phòng bệnh dịch truyền nhiễm qua nước. Tổ chức khủng bổ lựa chọn lúc có ảnh hưởng xấu nhất để cắt nguồn nước, người Syria đang chịu nóng bức của những ngày hè.

image020

Một bé trai ngồi trên xác xe tăng ở Syria


Theo bài báo, vài đô thị và khu vực xung quanh đã mất nước vài tuần, vài trăm nghìn trẻ em không có nước uống, bị mất nước, rất dễ sinh bệnh. Vài chục nghìn trẻ em đã bị kiết lị.

Việc cung cấp nước có thể gián đoạn bất cứ lúc nào. Đối với quốc gia vốn ở trong cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, điều này chắc chắn là họa vô đơn chí.

Các tổ chức khủng bố được bên ngoài giúp đỡ hiểu rất rõ vấn đề cấp bách này. Chúng trực tiếp tập trung mục tiêu vào cung cấp nước, đây là hành vi bị luật chiến tranh quốc tế cấm rõ ràng.

Bài báo cho biết, giao chiến kịch liệt ở khu dân thường và do đó, rất nhiều dân thường rời bỏ nhà cửa đã tạo ra sức ép to lớn đối với mạng lưới cung cấp nước và y tế yếu ớt của quốc gia này.

image021

Một người đàn ông Syria ôm thi thể mẹ


Tháng 4 năm nay, sau khi biên giới Syria và Jordan bị đóng cửa, những nỗ lực quốc tế vận chuyển thiết bị xử lý nước gặp phải trở ngại to lớn, các tổ chức viện trợ vốn lệ thuộc vào tuyến đường này cung cấp vật liệu xử lý nước quan trọng cho Syria.

Vì vậy, vài triệu người Syria đã vắt hết óc để có được nước dùng hàng ngày. Giống như người tị nạn chạy trốn đến Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, thứ mà họ dựa vào là một mạng lưới cung cấp nước có hạn và yếu ớt.

Điều này có nghĩa là, cùng với nhu cầu sử dụng nước vượt năng lực cung cấp hiện nay, số lượng dân thường tử vong có thể tiếp tục tăng lên.

Theo bài báo, mối đe dọa do con người gây ra là thực tế. Nó đã thu hút sự quan ngại nghiêm trọng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột Syria kéo dài, người dân thiếu nước, nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội, các tổ chức khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng đang tranh đoạt tài nguyên ngày càng ít.

image017

Trẻ em Syria trong chiến tranh


Nghiên cứu của Liên hợp quốc dự đoán, đến năm 2025, số lượng quốc gia thiếu nước sẽ lên tới 30 nước. Trong đó, 18 nước nằm ở Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm Ai Cập, Syria, Palestine, Somalia, Libya và Yemen.

Không nên quên, cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon từng nói: "Năm 1967 khai chiến với Quân đội Ả Rập là vì nước".

Theo bài báo, Israel vẫn chiếm cao nguyên Golan cướp được từ Syria, điều này chủ yếu là để kiểm soát nguồn nước, cho dù mục đích chiếm nơi này còn bao gồm chiếm ưu thế trong các cuộc xung đột tương lai.

Đối với chiến tranh Syria cũng có thể nói như vậy, bởi vì nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội và tài nguyên ít ỏi chắc chắn sẽ dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực. 

image022

Trại tị nạn của Liên hợp quốc


Việt Dũng
(nguồn Tin tức Tham khảo)

14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3590)
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3378)