Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

08 Tháng Chín 201511:29 CH(Xem: 19347)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 SEP 2015

Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

(GDVN) - Các thế lực ở khu vực đang tranh giành nguồn nước ít ỏi, dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực, nguy cơ bệnh tật và tử vong gia tăng.

image019

Một bé gái người Kurd nhóm lửa trong đống đổ nát


Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn hãng tin Fars ngày 24 tháng 7 đưa tin, chiến tranh Syria ban đầu là để lật đổ chính quyền Damascus. Đến nay, đối tượng tranh giành của cuộc xung đột này đã biến thành "nước" - nguồn tài nguyên ngày càng ít ỏi và quý giá nhất ở đây.

Theo bài báo, mối quan hệ chặt chẽ giữa tài nguyên thiên nhiên và cuộc chiến tranh hiện nay đã có từ lâu. Cuộc xung đột này đến nay đã bước vào năm thứ 5, nhưng cuộc chiến giữa chính phủ và các tổ chức khủng bố được nước ngoài ủng hộ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt rõ ràng.

Những người dân thường trong cuộc chiến đã phải trả giá vì nó, vài triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại luôn sống trong ác mộng, trong mùa hè này, tình hình gián đoạn cung cấp nước càng gay go hơn.

Liên hợp quốc cho biết, tình hình rất nguy hiểm, tổ chức y tế quốc tế cần gia tăng các nỗ lực dự phòng bệnh dịch truyền nhiễm qua nước. Tổ chức khủng bổ lựa chọn lúc có ảnh hưởng xấu nhất để cắt nguồn nước, người Syria đang chịu nóng bức của những ngày hè.

image020

Một bé trai ngồi trên xác xe tăng ở Syria


Theo bài báo, vài đô thị và khu vực xung quanh đã mất nước vài tuần, vài trăm nghìn trẻ em không có nước uống, bị mất nước, rất dễ sinh bệnh. Vài chục nghìn trẻ em đã bị kiết lị.

Việc cung cấp nước có thể gián đoạn bất cứ lúc nào. Đối với quốc gia vốn ở trong cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, điều này chắc chắn là họa vô đơn chí.

Các tổ chức khủng bố được bên ngoài giúp đỡ hiểu rất rõ vấn đề cấp bách này. Chúng trực tiếp tập trung mục tiêu vào cung cấp nước, đây là hành vi bị luật chiến tranh quốc tế cấm rõ ràng.

Bài báo cho biết, giao chiến kịch liệt ở khu dân thường và do đó, rất nhiều dân thường rời bỏ nhà cửa đã tạo ra sức ép to lớn đối với mạng lưới cung cấp nước và y tế yếu ớt của quốc gia này.

image021

Một người đàn ông Syria ôm thi thể mẹ


Tháng 4 năm nay, sau khi biên giới Syria và Jordan bị đóng cửa, những nỗ lực quốc tế vận chuyển thiết bị xử lý nước gặp phải trở ngại to lớn, các tổ chức viện trợ vốn lệ thuộc vào tuyến đường này cung cấp vật liệu xử lý nước quan trọng cho Syria.

Vì vậy, vài triệu người Syria đã vắt hết óc để có được nước dùng hàng ngày. Giống như người tị nạn chạy trốn đến Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, thứ mà họ dựa vào là một mạng lưới cung cấp nước có hạn và yếu ớt.

Điều này có nghĩa là, cùng với nhu cầu sử dụng nước vượt năng lực cung cấp hiện nay, số lượng dân thường tử vong có thể tiếp tục tăng lên.

Theo bài báo, mối đe dọa do con người gây ra là thực tế. Nó đã thu hút sự quan ngại nghiêm trọng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột Syria kéo dài, người dân thiếu nước, nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội, các tổ chức khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng đang tranh đoạt tài nguyên ngày càng ít.

image017

Trẻ em Syria trong chiến tranh


Nghiên cứu của Liên hợp quốc dự đoán, đến năm 2025, số lượng quốc gia thiếu nước sẽ lên tới 30 nước. Trong đó, 18 nước nằm ở Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm Ai Cập, Syria, Palestine, Somalia, Libya và Yemen.

Không nên quên, cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon từng nói: "Năm 1967 khai chiến với Quân đội Ả Rập là vì nước".

Theo bài báo, Israel vẫn chiếm cao nguyên Golan cướp được từ Syria, điều này chủ yếu là để kiểm soát nguồn nước, cho dù mục đích chiếm nơi này còn bao gồm chiếm ưu thế trong các cuộc xung đột tương lai.

Đối với chiến tranh Syria cũng có thể nói như vậy, bởi vì nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội và tài nguyên ít ỏi chắc chắn sẽ dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực. 

image022

Trại tị nạn của Liên hợp quốc


Việt Dũng
(nguồn Tin tức Tham khảo)

29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15121)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15350)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14563)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16368)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15115)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 14973)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15117)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15160)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15558)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 14882)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 14782)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15378)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 15831)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18466)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18235)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16695)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".