Trên soái hạm BRP Gregorio del Pilar, TT Obama gởi "thông điệp chiến hạm" đến đồng minh và đối phương

19 Tháng Mười Một 20157:50 CH(Xem: 18062)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 20 NOV 2015

 

Trên soái hạm BRP Gregorio del Pilar, TT Obama gởi "thông điệp chiến hạm" đến đồng minh và đối phương

Manila 17 Nov 2015

- "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ».

- "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng".

- "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz".

- Một trong hai tàu này từng đối đầu với chiến hạm của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Nhưng từ năm đó Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này. Bãi cạn Scarborough và đảo Vành Khăn chỉ cách Manila và Palawan khoảng 200 hải lý.


image012image013image014

 image010
Mỹ giúp Châu Á tăng cường an ninh hải dương


Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu sau khi thăm chiến hạm BRP Gregorio del Pilar, soái hạm của hải quân Philippines. Chiếc tàu này trước đây là của lực lượng tuần duyên Mỹ và hiện giờ đang được Philippines dùng để thực hiện những cuộc tuần tra trong vùng Biển Đông có tranh chấp.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay cam kết giúp cho các đồng minh ở Châu Á Thái Bình Dương tăng cường an ninh hải dương khi ông thảo luận với các nhà lãnh đạo tại thủ đô của Philippines. Theo tường thuật của thông tín viên Mary Alice Salinas của đài VOA tại Manila, Tòa Bạch Ốc vừa loan báo một gói viện trợ mới trong vòng hai năm trị giá 259 triệu đô la, trong đó có 79 triệu cho Philippines, 40 triệu cho Việt Nam, 21 triệu cho Indonesia và 2 triệu rưỡi cho Malaysia. Hoa Kỳ cũng chuyển giao cho Philippines một chiếc tàu tuần duyên và một chiếc tàu khảo cứu.

Không lâu sau khi tới Manila hôm nay, Tổng thống Obama đã đến thăm chiến hạm BRP Gregorio del Pilar, soái hạm của hải quân Philippines. Chiếc tàu này trước đây là của lực lượng tuần duyên Mỹ và hiện giờ đang được Philippines dùng để thực hiện những cuộc tuần tra trong vùng Biển Đông có tranh chấp.

Tổng thống Obama nói “Chuyến viếng thăm của tôi tới nơi này nêu bật quyết tâm chung của chúng ta đối với an ninh của vùng biển của khu vực này và đối với tự do hàng hải.” Ông cũng cho rằng “Các lực lượng hải quân có nhiều nặng lực hơn và quan hệ đối tác với Hoa Kỳ là vô cùng quan trọng cho nền an ninh của khu vực này.”

Nhà lãnh đạo Mỹ đã phát biểu như vậy khi ông tới Philippines để dự hội nghị thượng đỉnh APEC và tiến hành những cuộc thảo luận mà ông nói là hết sức quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ.

Khu vực Đông Á Thái Bình Dương được xem là khu vực năng động nhất, đông dân nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tổng thống Obama nói có một việc vô cùng cần thiết đối với Hoa Kỳ là nối kết chặt chẽ với tiềm năng kinh tế và bảo đảm an ninh của khu vực này.

"Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng."

Hiệp định TPP là một đề tài then chốt tại diễn đàn kinh tế có nhiều ảnh hưởng, nơi các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế nhóm họp với nhau, trong đó có nhiều vị nguyên thủ quốc gia, kể cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Obama cảnh báo rằng nếu 12 nước thành viên TPP không phê chuẩn hiệp định này như đòi hỏi, thì những nước khác, như Trung Quốc chẳng hạn, sẵn sàng để tiến vào chiếm chỗ.

"Nếu chúng ta không thực hiện TPP, nếu chúng ta không tạo ra một cấu trúc cho những tiêu chuẩn cao về mậu dịch và thương mại trong khu vực này, thì khoảng trống đó sẽ được lấp đầy bởi Trung Quốc. Nó sẽ được lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh kinh tế của chúng ta. Họ sẽ đặt ra những luật lệ và những luật lệ đó sẽ không có lợi cho chúng ta."

Các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ thảo luận về những cách thức để phối hợp với nhau một cách chặt chẽ hơn để chống lại Nhà nước Hồi giáo, là nhóm hiếu chiến đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm thứ sáu.

Các đề tài khác tại cuộc họp cấp cao này là chống khủng bố, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, an ninh hải dương, nhân quyền và sự giải quyết một cách hoà bình những vụ tranh chấp, như vụ tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã làm gia tăng những mối căng thẳng trong khu vực.

Cuối tuần này, Tổng thống Obama sẽ đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia để dự cuộc hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN./

VOA 17.11.2015

Tổng thống Mỹ tới Philippines dự Thượng đỉnh APEC

image016
Tổng thống Mỹ Obama trên soái hạm G.del Pilar của Philippines. Ảnh ngày 17/11/2015.Reuters

Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Hơn 20 ngàn cảnh sát và binh sĩ Philipines đã được huy động để bảo đảm an ninh cho Thượng đỉnh APEC, khai mạc vào ngày 18/11/2015.

Tuy là diễn đàn kinh tế, nhưng Thượng đỉnh APEC diễn ra trong bối cảnh xảy ra loạt khủng bố tại Paris và do vậy, chủ đề chống khủng bố chắc chắn sẽ được đề cập tới.

Tình hình trong khu vực cũng căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền, biển đảo giữa Trung Quốc với nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông.

Hơn nữa, để khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải và phản đối các đòi hỏi chủ quyền liên quan đến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoa Kỳ vừa qua đã điều một khu trục hạm và cả máy bay ném bom chiến lược B52 tới gần khu vực này.

Ngay sau khi đến Manila, Tổng thống Mỹ đã lên thăm soái hạm Gregorio del Pilar của Hải Quân Philippines. Tại đây, ông Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ».

Cũng trong ngày hôm nay, Nhà Trắng thông báo viện trợ 259 triệu đô la cho các đồng minh và đối tác Đông Nam Á để bảo đảm an ninh khu vực Biển Đông. Cụ thể, 119 triệu đô la trong năm tài khóa này và 140 triệu đô trong 12 tháng sau đó.

Thông cáo của Nhà Trắng viết : « Chúng tôi nâng cao khả năng bảo đảm an ninh hàng hải của các đồng minh và đối tác nhằm đối phó với các mối đe dọa ở các vùng ngoài khơi bờ biển những nước này và để bảo đảm tốt hơn an ninh hàng hải trong khu vực ».

Philipines được hưởng trợ giúp nhiều nhất, các nước khác cũng được hỗ trợ là Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Trong khuôn khổ của viện trợ này, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines một tàu chiến./

RFI 17-11-2015

Philippines giang hai tay chào đón Mỹ hiện diện quân sự để đối phó Trung Quốc

 (GDVN) - Tổng thống Mỹ đã đến Philippines, lập tức đến thăm tàu chỉ huy Philippines và gửi thông điệp cho Trung Quốc. Người Philippines trông đợi đại quân Mỹ quay lại.

Tổng thống Mỹ thăm tàu chỉ huy của Philippines có thể chọc giận Trung Quốc

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 11 dẫn trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 17 tháng 11 đưa tin, Nhà Trắng Mỹ tiết lộ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm tàu chỉ huy của Hải quân Philippines vào ngày 17 tháng 11 để nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với an ninh biển khu vực.

image017

Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines


Theo báo Mỹ, chuyến thăm Philippines lần này của ông Barack Obama là để tham gia Hội nghị cấp cao APEC, sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Tập Cận Bình - người đại diện cho chính quyền Bắc Kinh.

Sau khi đến thủ đô Manila, ông Barack Obama sẽ lên tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar do Mỹ chế tạo. Trợ lý của ông cho biết, việc làm này của ông Barack Obama là để thể hiện sự viện trợ an ninh biển đối với Philippines và khu vực này.

Tại sao ông Barack Obama lựa chọn tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar để tham quan? Tiền thân của tàu này là tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.

Theo báo Mỹ, hành động này của ông Barack Obama có thể khiến cho Trung Quốc tức tối. Hiện nay, Trung Quốc đang đòi hỏi yêu sách "đường lưỡi bò" tham lam, bành trướng và bất hợp pháp, nhảy vào tranh chấp với các nước ven Biển Đông.

image018

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin chào đón ông Barack Obama


Đối với việc Mỹ đẩy mạnh can thiệp trực tiếp vào vấn đề Biển Đông, Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao luôn nói là tự do hàng hải và tự do bay hiện nay và trong tương lai ở Biển Đông "sẽ không tồn tại bất cứ vấn đề gì", đồng thời họ sẽ luôn coi trọng và bảo vệ nó.

Trung Quốc cũng ám chỉ Mỹ "lợi dụng danh nghĩa tự do đi lại" để điều tàu chiến, máy bay "vi phạm luật pháp quốc tế, coi thường quyền lợi hợp pháp và an toàn hàng không và hàng hải của nước khác".

Đồng thời, Trung Quốc thường nhấn mạnh Mỹ không phải là "nước đương sự" của vấn đề Biển Đông, "cần tôn trọng đầy đủ những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN, thận trọng trong lời nói và hành động, tạo không khí tốt đẹp cho tham vấn, chứ không phải là quấy rối, làm loạn thêm".

Trung Quốc ra vẻ tốt đẹp như vậy, nhưng chính việc họ ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng vũ lực theo yêu sách "đường lưỡi bò" tham lam, bất hợp pháp ở Biển Đông thực sự đang là mối đe dọa chính đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

image019

Các quan chức Mỹ và Philippines chào đón Tổng thống Mỹ ở sân bay Ninoy Aquino, Manila, Philippines


Chính hành động bất hợp pháp này của Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của các nước ven Biển Đông, đe dọa lợi ích quốc gia của các nước liên quan, trong đó có các nước ngoài khu vực.

Trong rất nhiều vấn đề, Trung Quốc nói rất hay, nhưng hành động lại trái ngược hoàn toàn. Trung Quốc thậm chí bịa đặt trắng trợn ra chứng cứ để đòi chủ quyền tới gần 90% diện tích Biển Đông, bất chấp chủ quyền và quyền lợi chính đáng dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của các nước khác.

Thông tin cập nhật: 

Theo các nguồn tin khác, vào trưa ngày 17 tháng 11, chuyên cơ Mỹ chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở thủ đô Manila, Philippines. Đây là lần thứ hai ông Obama đến thăm Philippines.

Chào đón ông có Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr và Đại sứ Mỹ tại Philippines Goldberg. 

image020

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines
.

Trên boong con tàu này, ông Obama bày tỏ cam kết "sắt đá" đối với việc bảo vệ đồng minh lâu năm Philippines cũng như tự do hàng hải ở châu Á.

"Mỹ cam kết bảo vệ an ninh của khu vực này hơn 70 năm qua. Chúng tôi có thỏa thuận, có cam kết sắt đá để bảo vệ đồng minh Philippines. Philippines có thể dựa vào nước Mỹ" - ông Obama nhấn mạnh.

Chính phủ Mỹ cho biết, đồng minh Philippines của Mỹ ở châu Á - nước chỉ trích Trung Quốc nhiều nhất về hành động bành trướng ở Biển Đông - sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính nhiều nhất từ Mỹ là 79 triệu USD. Sự viện trợ này sẽ giúp tăng cường hàng hải cho Manila.

image021

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Theo hãng tin AP Mỹ và theo báo chí Philippines, trong buổi tham quan tàu chiến Philippines, ông Barack Obama đã cho biết, Mỹ sẽ chuyển giao cho Manila 2 tàu nữa để giúp Philippines tăng cường năng lực phòng vệ biển, đối phó tham vọng xâm chiếm lãnh hải của Philippines.

AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz. Một trong hai tàu này từng đối đầu với Trung Quốc ở bãi cạn Scaroborough vào năm 2012. 

Đứng trước tàu BRP Gregorio del Pilar, Tổng thống Mỹ không điểm danh Trung Quốc, nhưng những phát biểu của ông rõ ràng đã đưa ra thông điệp cho Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông, dùng hành động thách thức trực tiếp đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.

image022

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Hình ảnh của ông Obama trên tàu chiến Philippines ở cảng Manila là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ tiếp tục thách thức yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Được biết, ngày 18 tháng 11, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC, đồng thời đã lên kế hoạch tập trung đặc biệt vào chào mời các đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Ông Obama còn có các cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Philippines Benigno Aquino và các nhà lãnh đạo khác.

Sau Hội nghị cấp cao APEC, Tổng thống Mỹ sẽ bay đến Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Chuyến thăm châu Á lần này của ông Obama kéo dài 1 tuần.

Theo trang mạng Japantimes, Tổng thống Mỹ Obama đang củng cố các liên minh trong khu vực Đông Nam Á, đây là một phần trong các nỗ lực của ông để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. 

image023

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Philippines giang hai cánh tay chào đón Mỹ đối phó Trung Quốc

Trang mạng "Thời báo Los Angeles" Mỹ ngày 16 tháng 11 đưa tin, 25 năm trước, Philippines đã không hài lòng với người Mỹ và đã buộc Quân đội Mỹ phải rời khỏi vịnh Subic - căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ khi đó.

Nhưng, do lập trường trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, Trung Quốc đã trở thành "cái gai trong mắt" của Philippines. Vì vậy, người Philippines giang hai cánh tay hoan nghênh Washington quay trở lại vịnh Subic.

Olongapo nằm ở ven bờ vịnh Subic nổi tiếng với cảng nước sâu, bãi thả neo an toàn và cơ sở sửa chữa tàu thuyền, có 220.000 dân. Một người cung ứng điện thoại di động 45 tuổi đến từ thành phố này cho biết: "Theo tôi, 90% người Philippines thích người Mỹ, không chỉ là vịnh Subic".

Giống như rất nhiều người ở đây, người đàn ông này hy vọng đại quân của Mỹ quay trở lại.

image024

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Một người khác 26 tuổi cho rằng: "Tôi cảm thấy, đại quân của Mỹ có thể đồn trú ở Philippines. Đối với chúng tôi, điều này đã giúp đỡ rất lớn, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông và vấn đề Trung Quốc. Phần lớn khách hàng của tôi đều là người Mỹ, ấn tượng của tôi đối với họ không xấu".

Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức ở Philippines từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 11, đồng thời cũng tận dụng cơ hội để khôi phục quan hệ quân sự hai nước Mỹ-Philippines.

Washington và Manila đã tái khởi động hợp tác quân sự vào năm 2014, dự tính lần này Tổng thống Obama sẽ tiến hành hội đàm trực tiếp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, tuyên bố tiếp tục tăng cường triển khai các tài sản quân sự ở Philippines.

Chủ nhiệm Karl Becker của Diễn đàn Thái Bình Dương - Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Honolulu Mỹ cho rằng: Rất nhiều quan chức Manila đều cho rằng, Philippines cho phép Mỹ hiện diện quân sự để chống lại Trung Quốc là rất quan trọng.

image025

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Năm 2014, Manila và Washington đã ký kết "Hiệp định hợp tác phòng thủ tăng cường" dài 10 năm, hiệp định này cho phép Hải quân Mỹ triển khai vật tư và nhân viên quân sự đến Philippines tham gia các cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Philippines thường niên, hơn nữa địa điểm diễn tập không chỉ giới hạn ở vịnh Subic.

Thỏa thuận cũng cho phép Mỹ tiếp tục triển khai quân nhân, máy bay và tàu thuyền ở Philippines.

Một quan chức ngoại giao phương Tây giấu tên cho biết, tháng 4 năm 2015, 6.000 quân nhân Mỹ từng tham gia diễn tập quân sự 10 ngày ở vịnh Subic, dự tính họ sẽ quay trở lại đây vào năm 2016. Trong thời gian thăm thường lệ, tàu chiến Mỹ cũng sử dụng vịnh Subic như là căn cứ tiếp tế.

Mặc dù Quân đội Mỹ có thể quay trở lại vịnh Subic, nhưng Hiệp định Mỹ-Philippines năm 2014 quy định, vịnh này do Quân đội Philippines kiểm soát, chứ không phải là Hải quân Mỹ.

image026

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Từ năm 1946 đến năm 1992, vịnh Subic
luôn do Hải quân Mỹ kiểm soát (vấn đề quyền kiểm soát vịnh Subic rất nhạy cảm, do từ năm 1898 đến năm 1946, Philippines là thuộc địa của Mỹ, còn trong 300 năm trước đó, Philippines luôn nằm dưới sự thống trị của Tây Ban Nha).

Tuy nhiên, hoàn toàn không phải là tất cả mọi người cảm thấy hài lòng đối với hiệp định trên. Tòa án tối cao Philippines đang xem xét tính hợp pháp của Hiệp định hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines.

David Fisher - hội trưởng một hiệp hội thương mại ở thành phố Olongapo cho biết, ông phát hiện người Philippines có mức độ chấp nhận cho Mỹ triển khai lực lượng quân sự ở Philippines ngày càng cao.

Theo ông, cùng với thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông ngày càng cứng rắn, sự việc đã thay đổi. "Tôi cảm thấy, nếu sự việc không phải như vậy, thái độ của người Philippines đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines sẽ khác".

image027

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines.


Đông Bình 18/11/15 07:28

++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Việt Nam và Philippines ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược
image028

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân tới Manila Philippines, dự Thượng đỉnh APECAFP

Hôm nay, 17/11/2015, tại Manila, trước sự chứng kiến của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, Ngoại trưởng hai nước đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương.

Theo AFP, hiệp định được ký kết nhằm tăng cường hợp tác an ninh song phương trước những xác quyết chủ quyền lãnh thổ ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong cuộc họp báo, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cho biết nguyên thủ hai nước đã đề cập đến tình hình Biển Đông. Ông nói : « Ngài Tổng thống (Aquino) và tôi chia sẻ những quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, ảnh hưởng đến lòng tin, hòa bình và ổn định trong khu vực ».

Về phần mình, Tổng thống Aquino thông báo thêm là lãnh đạo hai nước cũng thảo luận về nội dung các phán quyết gần đây của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến trường hợp Philippines kiện Trung Quốc về những đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông. Manila hy vọng trường hợp này sẽ khuyến khích các nước đưa các tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ra trước tòa án của Liên Hiệp Quốc.

Với việc ký kết ngày hôm nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 10 nước và là đối tác chiến lược thứ hai của Philippines, sau Nhật Bản./

RFI 17-11-2015

01 Tháng Ba 2017(Xem: 14004)
« Barack Obama giảm, Donald Trump tăng lên : Ngân sách quốc phòng sẽ được bổ sung 54 tỷ đô la, tức là tăng gần 10% so với mực hiện nay. Như vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ muốn thực hiện lời hứa là bảo vệ các công dân Mỹ. Ông nói : Ngân sách này sẽ tập trung vào lĩnh vực công an và an ninh quốc gia. Chi ngân sách sẽ tăng ở mức kỷ lục trong lĩnh vực quốc phòng để tái xây dựng quân đội Hoa Kỳ vào một thời điểm mà nước Mỹ đang cần nhất.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 15483)
Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.
26 Tháng Hai 2017(Xem: 15963)
Gọi họ là “địa chủ, tư sản” e rằng hơi “bất kính” vì theo lời một vị Thiếu tướng quân đội - ông Nguyễn Xuân Tỷ: “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Một khi họ “kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” mà gán cho họ thành phần “địa chủ, tư sản” là không “phải phép”. Thiếu tướng Tỷ đã không sai khi sử dụng cụm từ “Cán bộ” để gọi tầng lớp này, nguyên văn ý kiến của ông như sau: “Làm “Cán bộ” mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 15045)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/2 gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong cuộc tiếp xúc được coi là cấp cao nhất đầu tiên giữa phía Hà Nội và chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 13727)
Trong diễn văn của mình, Tổng thống Donald Trump đã gọi truyền thông là 'gian dối' và thường xuyên nhắc lại rằng một số hãng thông tấn 'không muốn đưa sự thật' mà chỉ bịa chuyện về mình.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 13897)
Giải pháp « hai nhà nước » không còn là một đòi hỏi nữa, như lời phát biểu của tổng thống Donald Trump : « Tôi nghĩ đến hai nhà nước hay một nhà nước… và tôi thích giải pháp mà hai bên sẽ lựa chọn… Tôi sẽ hài lòng với quyết định mà hai bên thỏa mãn… ».
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14450)
Hôm 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước tăng chi phí quân sự.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14127)
Vẫn theo nguồn tin này, có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trắng cùng với sự ‘lên ngôi’ của một vị Tổng thống có các chính sách phản ánh giá trị của những người Mỹ trắng theo chủ nghĩa dân tộc.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 15027)
Đại diện tỉnh Móng Cái trong một cuộc phỏng vấn với BBC bác bỏ đã có việc đánh công dân Trung Quốc và chỉ nói đã xảy ra giằng co. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/2 nói với báo giới rằng họ đang "làm rõ vụ việc và sẽ giải quyết theo đúng bản chất sự việc".
13 Tháng Hai 2017(Xem: 14492)
Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau nhiều lần. Cái bắt tay kéo dài 19 giây trong phòng Bầu Dục và Trump vỗ nhẹ vào lưng ông Abe hiển thị một mối quan hệ cá nhân ấm áp đã bắt đầu nảy nở, kể từ khi ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm khi Trump đắc cử.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 14602)
Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi". Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 14223)
Chào đón xuân Đinh Dậu, Lee's Sandwiches, Chân thành cảm tạ và kính chúc Quý khách hàng, Quý đồng hương, thân hữu, cùng toàn thể nhân viên một năm mới Hạnh Phúc - Bình An / An Khang Thịnh Vượng.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14521)
- Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. - “Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14045)
Quân thánh chiến Hồi Giáo Syria đang bị tấn công từ tứ phía. Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Paul Khalife gửi về bài tường trình :
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14576)
“Tôi muốn rằng sẽ không một ai có thể hiểu lầm là trong giai đoạn chuyển tiếp ở Washington, chúng tôi mạnh mẽ đứng bên cạnh, 100% sát cánh với ông và với nhân dân Nhật Bản, thưa ông Thủ tướng.”
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14976)
Hôm 03/02/2017, trong một cuộc họp báo bên lề cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Muscat, thủ tướng Malta, thông báo châu Âu đã thông qua hàng loạt biện pháp để chặn dòng người tị nạn từ Libya vượt biển trái phép sang châu Âu, chủ yếu là qua Ý.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14547)
“Nước Mỹ sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi nào tất cả trẻ em thuộc mọi màu da đều được có cơ hội để thực hiện Giấc mơ Mỹ”