Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập

22 Tháng Mười Một 201510:05 CH(Xem: 18350)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 23 NOV 2015

Tóm lược những điểm quan trọng trong Hội nghị ASEAN 27

Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập

image017

Thủ tướng Malaysia Najib Razak tiếp đón Tổng thống Obama tại Kuala Lumpur : Mỹ hoan nghênh Cộng đồng ASEAN thực hiện "bước tiến hội nhập quan trọng" - REUTERS /Jonathan Ernst

Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, các nước Đông Nam Á cần có nhiều thời gian để thực sự tiến tới một thị trường chung, như của Châu Âu.

Nguyên thủ các quốc gia đối tác của ASEAN và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chứng kiến buổi lễ lý kết vào bản Tuyên bố Kuala Lumpur 2015. Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế của các nước Đông Nam Á, sau 48 năm kể từ khi ASEAN được hình thành.

Từ nhiều năm qua 10 thành viên trong khu vực đã đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Một khi chính thức có hiệu lực, đây sẽ là một thị trường chung. ASEAN cam kết tiếp tục xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi mậu dịch, đầu tư. Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP

Tới nay, ASEAN vẫn thường xuyên bị chỉ trích là chậm đưa ra những biện pháp cụ thể để xây dựng một thị trường chung. Thủ tướng Malaysia, Najib Razak, trong cương vị nước chủ nhà đã kêu gọi các đối tác Đông Nam Á nhanh chóng chứng minh « thực tập » của ASEAN để tiến tới một cộng đồng kinh tế chung, từ hàng hóa, đến vốn đầu tư, cũng như các nguồn nhân lực đều được tự do đi lại.

Tuy nhiên, lãnh đạo Malaysia ý thức được rằng, để đạt được mục tiêu đó, ASEAN phải vượt qua nhiều bất đồng, đặc biệt là những điều khoản cho phép xóa bỏ các hàng rào quan thuế. 

Một nhà ngoại giao có mặt tại Kuala Lumpur trong buổi lễ khai sinh Cộng đồng Kinh tế ASEAN ghi nhận : cho dù Hiệp Hội các nước Đông Nam Á sẽ còn mất nhiều năm để thực sự tiến tới một thị trường chung, nhưng với Tuyên bố Kuala Lumpur 2015, hy vọng là từ nay trở đi « mỗi thành viên sẽ quan tâm nhiều hơn đến những lợi ích chung của khu vực ». 

Chứng kiến buổi lễ thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN hôm nay, lãnh đạo các quốc gia đối tác của ASEAN như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hay Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe … đều tuyên bố ủng hộ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Washington xem đây là « một bước tiến quan trọng trên con đường hội nhập » của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đóng góp nhiều hơn trong việc duy trì ổn định tại khu vực. ASEAN bao gồm 10 nước thành viên : Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore Thái Lan và Việt Nam./

Thanh Hà RFI 22-11-2015

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN

Cũng trong sáng 21.11, bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đại diện thương mại Mỹ, Đại sứ Michael Froman.

Tại buổi gặp mặt, thủ tướng Dũng nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm tiếp tục triển khai chính sách chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về kinh tế, thực hiện nghiêm túc các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, thủ tướng Dũng cũng đề nghị Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

(Tóm lược theo Thanh Niên)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông

22/11/15 07:42

 (GDVN) - Người đứng đầu Chính phủ VN đưa ra đề nghị này tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18, Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 13, Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 18...

Chiều ngày 21/11/2015, tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra các Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 18, Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 13, Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 3 và Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 18. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu tại các hội nghị.

Về vấn đề Biển Đông:

"Đề nghị các bên cam kết không theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là cụ thể hóa Điều 5 và đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); hoan nghênh các đề xuất và đóng góp xây dựng của các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông".

(Tóm lược theo Ngọc Quang)

Hội nghị ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur Malaysia 22/11/2015

image016

Về vấn đề Biển Đông:

Các lãnh đạo ASEAN tiếp tục quan ngại sâu sắc về các diễn biến phức tạp đang xảy ra, nhất trí cần phát huy vai trò ASEAN trong việc xử lý vấn đề này.

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, kêu gọi các bên tự kiềm chế và không có các hành động gây phức tạp tình hình hoặc làm gia tăng căng thẳng.

“Một trong những thách thức an ninh nghiêm trọng nhất đối với khu vực là diễn biến ngày càng phức tạp ở Biển Đông. Việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các đảo, đá và các hoạt động đơn phương khác ở Biển Đông đang gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và có thể dẫn đến nguy cơ quân sự hoá và xung đột trên biển”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

“Việt Nam đề nghị ASEAN cùng Trung Quốc cam kết không theo đuổi, không có hành động quân sự hoá ở Biển Đông”, thủ tướng đề nghị tại hội nghị.

(Tóm lược theo Ngọc Quang)