"Thông điệp chiến hạm và Liên minh kinh tế TPP"

24 Tháng Mười Một 201511:16 CH(Xem: 17359)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 25 2015

Trung Quốc và Mỹ liên tục “tung chiêu” đấu nhau trong vấn đề Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc và Mỹ đã gia tăng đấu "võ mồm", ngoài ra Mỹ đã đạt được TPP và tích cực triển khai các hành động hợp tác, liên kết, hiện diện thực tế ở Biển Đông.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 11 đưa tin, Hội nghị cấp cao APEC vừa được tổ chức ở thủ đô Manila của Philippines. Do sự "va chạm" giữa Trung-Mỹ trong vấn đề Biển Đông, tại hội nghị lần này, có phương tiện truyền thông Đức đã “ngửi thấy mùi vị” đọ sức giữa Trung-Mỹ.

image068

Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama tham quan tàu chỉ huy Hải quân Philippines

Tờ “Frankfurter Allgemeine Zeitung” Đức cho rằng, hai nước khoe cơ bắp không chỉ bằng tàu chiến và máy bay, mà còn các loại thỏa thuận cũng đã được ký kết để hai bên mở rộng vai trò ảnh hưởng. Mỹ đóng vai trò "thần hộ mệnh", nhưng hoàn toàn không phải chỉ vô tư.

Trong thời điểm tổ chức Hội nghị cấp cao APEC lần này, báo Đức cho rằng, trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao APEC, hai nước đã bắt đầu hành động khoe cơ bắp với nhau, phô trương sức mạnh bằng hiệp định thương mại và tàu chiến.

Theo bài viết, thông thường, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cân nhắc nhiều hơn tới vũ khí, chứ không phải là thương mại. Nhưng, trong một số thời điểm, hiệp định thương mại cũng có ích.

Ông cho biết, tầm quan trọng của Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - mà châu Âu hầu như không quan tâm - tốt hơn so với triển  khai mới một tàu sân bay ở đường bờ biển Trung Quốc.

Việc Mỹ điều máy bay ném bom (B-52) bay gần hoặc cho tàu chiến (tàu khu trục USS Lassen) đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm trên Biển Đông đều là biểu hiện bề ngoài. Điều quan trọng hơn là hiệp định thương mại của ông Barack Obama. Dựa vào TPP, 12 nước tập trung xung quanh Mỹ.

image069

Ngày 18 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Philippines tổ chức hội đàm


Đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiệp định thương mại này là bộ phận cốt lõi trong chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ. Trong khi đó, người Trung Quốc dựa vào Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIB) để tiếp tục khẳng định họ có vai trò ảnh hưởng như thế nào.

Theo bài viết, trong vài tuần qua, ông Barack Obama đã chứng minh thực lực của Mỹ ở khu vực này - dùng tàu chiến lắp súng thật pháo thật và hiệp định thương mại có "năng lực tấn công" tương đương.

Tờ "Handelsblatt" Đức đồng thời đã quan tâm đến cuộc đấu đá giữa Trung-Mỹ ở Hội nghị cấp cao APEC, cho rằng, Tổng thống Mỹ Obama muốn thể hiện sự đoàn kết với đồng minh ở Hội nghị cấp cao APEC. Ông lên tham quan tàu chiến Philippines đã thể hiện một thái độ khác, cho thấy, hội nghị lần này của các nền kinh tế APEC tổ chức ở Manila không chỉ liên quan đến hợp tác kinh tế.

Trung Quốc mặc dù nhiều lần cho biết sẽ không bàn về vấn đề Biển Đông ở hội nghị cấp cao lần này, nhưng Cố vấn an ninh quốc gia của Obama, bà Susan Rice khẳng định, tranh chấp chủ quyền Biển Đông là "vấn đề trung tâm" trong chuyến thăm châu Á lần này của ông Obama. Trên thực tế, nó đã diễn ra đúng như vậy.

Theo bài viết, trước khi tổ chức hội nghị cấp cao, ông Obama đã tăng cường thế tấn công: Ông đã điều một tàu khu trục tới vùng biển mục tiêu, không lâu sau lại điều 2 máy bay ném bom chiến lược bay gần khu vực đảo "tranh chấp".

Như vậy, về chính trị, ông Obama đã tập trung nhấn mạnh chiến lược quay trở lại châu Á mà ông đã đưa ra tuyên bố nhiều lần.

image070

Ngày 19 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao APEC


Hãng tin Reuters Anh ngày 20 tháng 11 còn dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, mỗi quý, Hải quân Mỹ có kế hoạch tiến hành tuần tra 2 lần trở lên ở khu vực này để định kỳ thực hiện quyền lợi của họ và nhắc nhở Trung Quốc và các nước khác về thái độ của Mỹ.

Theo quan chức này, Hải quân Mỹ có thể tiến hành tuần tra lần tiếp theo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) vào tháng 12 tới để thách thức yêu sách vô lối của Trung Quốc.

Tại Philippines, ngày 18 tháng 11, khi hội đàm với Tổng thống Philippines, Tổng thống Mỹ Obama đã tiếp tục yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông.

Đáp lại, chiều ngày 19 tháng 11, khi tiếp Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi dọa Mỹ không được ngăn cản họ bành trướng: “Nếu Mỹ bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, tiếp tục khiêu khích, Trung Quốc có năng lực bảo vệ chủ quyền và an ninh”.

Đến tối ngày 19 tháng 11, khi hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: Mỹ sẽ triển khai “hành động (tự do đi lại) thường xuyên” ở Biển Đông. “Về các quy tắc quốc tế, vấn đề trên biển và tự do đi lại sẽ đưa ra các biện pháp liên quan”.

Ông Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản sẽ quan tâm những ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh của Nhật Bản, đồng thời “tiến hành nghiên cứu” khả năng điều Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Biển Đông.

image071

Ngày 18 tháng 11 năm 2015, tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa hành trình USS Ohio Hải quân Mỹ đã đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiến hành tiếp tế.


Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật chỉ ra tầm quan trọng của trật tự biển, tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất trí bày tỏ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với cộng đồng quốc tế để ngăn chặn “những nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng” (của Trung Quốc).

Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao tiếp tục đòi Nhật Bản không được “thổi phồng, chỉ trích” Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đòi Nhật Bản tuân thủ “đồng thuận” giữa hai bên, “bảo vệ đại cục quan hệ Trung-Nhật”.

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 22 tháng 11 cho biết, Quân đội Mỹ lại có động thái mới ở Biển Đông, ngày 18 tháng 11, tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa hành trình USS Ohio đã đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiến hành tiếp tế. Đây là một điểm tiếp tế quan trọng của tàu ngầm hạt nhân Quân đội Mỹ khi tuần tra Tây Thái Bình Dương.

Điều này diễn ra đúng vào thời điểm Trung Quốc và Malaysia vừa đạt được thỏa thuận, Malaysia cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu, bang Sabah của Malaysia làm “địa điểm cập bến giữa đường”. Bài báo nghi ngờ trong tương lai tàu chiến Trung Quốc và Mỹ sẽ “đụng mặt”.

image072

Ngày 18 tháng 11 năm 2015, tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa hành trình USS Ohio Hải quân Mỹ đã đến vịnh Sepanggar, bang Sabah, Malaysia tiến hành tiếp tế.


Ngoài ra, Nhật Bản, một đồng minh then chốt của Mỹ cũng vừa đạt được một thỏa thuận với Việt Nam để tàu chiến Nhật Bản tiếp cận vịnh Cam Ranh, tiến hành tiếp tế cho các hoạt động biển xa của họ. Đầu tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đến thăm nơi này.

Đến sáng ngày 22 tháng 11, khi tham dự cấp cao Đông Á ở Malaysia, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại tiếp tục đưa ra cái gọi là “sáng kiến 5 điểm” về việc các nước “cùng bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông”.

Báo chí Trung Quốc đưa tin về việc này, nhưng không thấy ông Cường nhắc đến “có chủ quyền từ thời cổ đại” như ông Tập Cận Bình ra rả nói ở Mỹ, ở Anh và ở Singapore như thời gian qua.

Đáng chú ý, mặc dù Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, ra sức bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông, nhưng giữa các quan khách Đông Á, ông Lý Khắc Cường vẫn dàm nhắc tới sẽ sử dụng “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” để đàm phán, cùng với đẩy nhanh tham vấn COC.

Đấy là ông Lý Khắc Cường nói ở diễn đàn, cái gì cũng phải thực tế. Cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi chặt chẽ từng hành động cụ thể của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, xem lời nói có đi đôi với việc làm hay không.

image073

Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 8 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia chiều ngày 21 tháng 11 năm 2015


Tuy nhiên, “sáng kiến 5 điểm” của ông Cường cũng không có gì mới lắm, hầu như là vẫn muốn dùng đàm phán song phương trực tiếp giữa Trung Quốc với từng nước liên quan, đồng thời đòi hỏi các nước ngoài khu vực không được can thiệp đối với vấn đề Biển Đông. 

Đông Bình  23/11/15 07:14

+++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thông cáo của tòa Bạch Ốc

Mỹ bỏ cấm vận vũ khí trên biển với VN

image075

Image copyright Other Image caption Tổng thống Mỹ Barrack Obama phát biểu tại một căn cứ hải quân Philippines

Trong một thông cáo ngày 17/11, Nhà Trắng cho biết “tăng cường năng lực an ninh hàng hải của các đồng minh và đối tác” nhằm mục đích “đáp trả với những nguy cơ” trên vùng biển ngoài khơi của các nước này và đảm bảo an ninh hàng hải cho cả vùng.

Hoa Kỳ nhấn mạnh không chỉ hướng đến việc giúp các nước đối tác về năng lực an ninh hàng hải, mà còn “hỗ trợ cả cơ sở vật chất và vận tải, xây dựng tổ chức vững mạnh và tăng cường các kỹ năng thực tế để phát triển lực lượng hàng hải bền vững và hiệu quả" cho các quốc gia đối tác.

Thông cáo này liệt kê những nội dung cơ bản mà Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Mỹ nêu rõ những hợp tác hàng hải với Việt Nam trong thông cáo này, gồm các điểm:

  • "Tăng hỗ trợ chương trình hàng hải cho Việt Nam lên 19,6 triệu USD trong năm tài khóa 2015 để hỗ trợ phát triển năng lực hàng hải của Đông Nam Á, và có thể mở rộng tài trợ lên đến 20,5 triệu USD trong năm 2016. Chúng ta đang giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn tình báo hàng hải, giám sát, trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát trong nội bộ các cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam.

  • Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực.

  • Hai bên mở rộng huấn luyện và tập trận, tập trung vào cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo."

Thông cáo này cũng cho biết Philippines vẫn là quốc gia "nhận hỗ trợ an ninh hàng hải nhiều nhất", với số tiền lên đến 79 triệu USD trong năm tài khóa 2005.

Đồng thời, Mỹ nêu rõ sẽ “hợp tác với những đồng minh mạnh của chúng ta là Nhật và Úc trong hỗ trợ an ninh hàng hải, để sắp xếp và đồng bộ hóa những chương trình an ninh khu vực, và hỗ trợ thực thi luật pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất”./

BBC 19 tháng 11 2015

12 Tháng Hai 2015(Xem: 20823)
Khoảng 50 xe tăng, 40 hệ thống tên lửa và 40 xe bọc thép từ Nga đã vượt biên giới ở khu vực Izvaryne để vào miền Đông Ukraine giữa lúc hội đàm Minsk diễn ra, theo quân đội Ukraine hôm 12-2.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 18769)
Ông Obama biện minh cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách sử dụng luật trao quyền chiến tranh năm 2001 được Quốc hội phê chuẩn cho tổng thống khi đó là George W. Bush.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 20501)
Ông Vladimir Putin nói "chúng tôi đã đạt thỏa thuận về các ý chính" sau cuộc đàm phán kéo dài với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko và các lãnh đạo Đức và Pháp. Cuộc đàm phán do Đức và Pháp làm trung gian nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 19265)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: Người dân Ukraine đang bị sát hại vậy mà chúng ta chỉ gửi cho họ chăn màn và thức ăn. Chăn màn không giúp được gì trước xe tăng Nga. Hơn một triệu người dân Ukraine đã rời bỏ nhà cửa kể từ tháng Tư năm 2014 khi phiến quân chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Luhansk và Donetsk sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea tự trị của Ukraine.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 19475)
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama cho biết ông sẽ chờ đợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh ngày thứ Tư trước khi quyết định xem có nên cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Kiev hay không trong cuộc chiến của Ukraine để chấm dứt cuộc nổi dậy của thành phần ly khai.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 19618)
Ngoại trưởng Kerry phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Munich-Germany hôm Chủ nhật rằng thế giới đang chứng kiến một tình trạng 'tội phạm hỗn loạn'
05 Tháng Hai 2015(Xem: 18245)
Libya đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và bế tắc chính trị kể từ khi nhà độc tài lâu năm Moammar Gadhafi bị lật đổ và bị hạ sát vào năm 2011. Những phe phái vũ trang đối thủ đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát những cảng dầu của Libya.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 18001)
Quốc vương Abdullah nói chuyện với dân chúng Jordan từ Washington hôm thứ ba: “Đây là hành vi khủng bố hèn nhát của một nhóm tội phạm không có liên hệ gì với đạo Hồi. Viên phi công can trường đã hy sinh cuộc sống để bênh vực cho đức tin của mình, cho đất nước, cho quốc gia và đã gia nhập những người tuẫn đạo khác của Jordan.”
03 Tháng Hai 2015(Xem: 31080)
Truyền hình nhà nước Jordan xác nhận cái chết của ông và nói ông đã bị giết cách đây một tháng. Đoạn video được đăng lên mạng hôm thứ Ba thông qua một tài khoản Twitter được cho là nguồn tuyên truyền cho IS. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong một tuyên bố rằng nếu đoạn video là đúng thì đó sẽ là "một chỉ dấu nữa cho thấy sự tàn ác và man rợ" của IS.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 19566)
Đó là một cách miêu tả tính chất cuốn sách nhan đề The China Choice: Why America should share power (Những Chọn Lựa Đối Với Trung Quốc: Tại sao Hoa Kỳ cần chia quyền lực với Trung Quốc) của ông Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược người Úc mới xuất bản viết về quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 18252)
Phóng viên BBC Rana Jawad ở Tripoli cho biết trong tháng qua đã có một loạt các sự kiện ở Tây Libya bao gồm đánh bom và bắt cóc và tài khoản mạng xã hội của IS đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này. Tuy nhiên phóng Jawad cũng nói hiện vẫn chưa chắc chắn là liệu những nhóm phiến quân này là lực lượng tại chỗ của IS hay chỉ là những người hâm mộ đi theo IS.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 17200)
Những cuộc tuần tra thường xuyên trên không của Nhật Bản chỉ giới hạn ở Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp một nhóm quần đảo. Mở rộng những chuyến bay tuần tra xuống Biển Đông gần như chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16707)
Anh Quốc đã trong tình trạng báo động sau khi hai oanh tạc cơ của Nga bay sát không phận nước này. Các máy bay Nga không xâm nhập không phận Anh, nhưng đã đi qua vùng ngoài khơi Ai Len, rồi vùng biển Manche và chỉ cách bờ biển Scotland khoảng 50 km về phía bắc, nơi có rất nhiều các tuyến hàng không.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 19925)
Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 17463)
Trong đoạn video có thời lượng 67 giây mà IS công bố hôm 31/1, Goto quỳ trên mặt đất trong khi chiến binh bịt mặt đọc thông điệp trước ống kính camera. Sau đó tên sát nhân hạ dần con dao và màn hình chuyển sang màu đen. Sau đó, khi màn hình trở lại trạng thái bình thường, người xem thấy thi thể nhà báo Nhật Bản trên mặt đất, BBC đưa tin. Bà Junko Ishido, mẹ của Goto, nói rằng anh là một người đàn ông tốt và anh chết vì cố gắng cứu mạng Haruna Yukawa, một con tin người Nhật khác.
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 33915)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17296)
Hoa Xuân Oánh tuyên bố: "Thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không, và rằng Bắc Kinh tin là sẽ không có vấn đề gì nổi lên trong tương lai. Cùng lúc đó, một bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo của đảng cộng sản Trung Quốc thúc giục Ấn Độ chớ có rơi vào ‘bẫy’ của Mỹ để can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17433)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19945)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21055)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.