Khẩu chiến Nga - Thổ : Putin đã dữ, Erdogan chẳng vừa

03 Tháng Mười Hai 201510:11 CH(Xem: 16222)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 04 DEC 2015

Khẩu chiến Nga - Thổ : Putin đã dữ, Erdogan chẳng vừa

Minh Anh Đăng ngày 03-12-2015 Sửa đổi ngày 03-12-2015 16:39
image008

Ảnh minh họa.CC DonkeyHotey/Wikimedia

Mặt trận chống Daech bắt đầu lộ rõ. « Phương Tây tăng cường sức mạnh chống Daech », tít lớn thông báo trên Le Figaro ngày 03/12/2015. Mười lăm ngày sau loạt khủng bố tại Paris, liên quân chống Daech bắt đầu tăng cường lực lượng. Hoa Kỳ thông báo bổ sung 200 lính đặc nhiệm đến Irak và tăng cường không kích tại Syria, chủ yếu nhắm vào các đoàn xe chở dầu của quân thánh chiến. Đức đề nghị cung cấp máy bay trinh sát và tiếp tế cùng với một tàu chiến. Và hôm qua, Quốc hội Anh cuối cùng cũng đã cho phép chính phủ mở rộng các cuộc không kích nhắm vào Daech tại Syria.

Tuy vậy, Le Figaro vẫn tỏ ra dè dặt trên hai điểm : Thứ nhất, các cuộc không kích này chưa đủ để diệt trừ hoàn toàn quân thánh chiến. Cam kết đưa quân đánh bộ vẫn còn là một điều xa vời, do bởi « các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh không có chút thiện chí gởi lính đánh bộ để chiến đấu chống quân thánh chiến Hồi giáo cực đoan ».

Thứ hai, « tăng cường quân sự như thông báo của liên quân không che giấu được những bất đồng tồn tại giữa các cường quốc trong cuộc khủng hoảng tại Syria, nhất là giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng giữa hai nước này hiện đang gây khó khăn cho việc thành lập một liên minh lớn và duy nhất chống lại Daech ».

Đấu khẩu leo thang giữa "Sa hoàng" và "Quốc vương"

Một quan điểm cũng được tờ thiên tả Libération đồng chia sẻ. Theo Libération, sự đối đầu giữa hai nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga giờ khó có thể lắng dịu dù rằng từ lâu cả hai bên rất ngưỡng mộ lẫn nhau. Một bên là « Sa hoàng » và bên kia là « Quốc vương », cả hai đều có cùng quan niệm về quyền lực chuyên chế. Cả hai đều tự cho rằng được Chúa Trời giao phó trách nhiệm mang lại ánh hào quang như xưa cho đất nước của mình. Cả hai đều không chịu đựng được bất kỳ chỉ trích nào, ghét cay ghét đắng phe đối lập và rất thích giương oai diễu võ hô hào chủ nghĩa dân tộc trước các cử tri của họ.

Do đó, ông chủ điện Kremlin đã nổi giận khi chiếc Su-24 bị chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt gần với biên giới Syria. Còn người đầy quyền lực tại Ankara cũng không chịu được việc Nga vô số lần xâm phạm không phận. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối xin lỗi, Nga ra lệnh trừng phạt kinh tế. Khẩu chiến như thế tiếp tục leo thang.

Ngay tại lễ khai mạc COP 21, không những Tổng thống Nga từ chối gặp đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn khai mào cuộc tranh cãi khi tố cáo Ankara bắn hạ máy bay để « bảo vệ việc giao nhận dầu khí từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo ». Lẽ đương nhiên, Tổng thống Erdogan phải la to, cho đấy là « vu khống » và nhắc lại rằng chế độ Assad là kẻ hưởng lợi đầu tiên trong vụ buôn lậu này. Matxcơva còn tố cáo là « ông Erdogan và gia đình của ông có liên can trong phi vụ bất hợp pháp đó ».

Sự việc đã làm cho Tổng thống Mỹ quan ngại, e sợ rằng căng thẳng sẽ ngăn chặn một cuộc chiến chung chống Daech. Nhưng theo Libération, đối đầu Nga - Thổ đã làm lộ rõ những lợi ích đối lập nhau hoàn toàn của hai phe chính trong cuộc khủng hoảng Syria.

Nga một mặt tuyên bố tham gia chống Daech, nhưng trên thực tế các cuộc không kích của nước này chủ yếu nhắm vào các vị trí của quân nổi dậy ôn hòa, Quân đội Tự do Syria và các đồng minh nói tiếng Thổ khác, được Ankara hỗ trợ. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu lại có thái độ mập mờ đối với các phần tử thánh chiến cực đoan, thậm chí với cả Daech, cho nên các cáo buộc của Nga không phải là không có cơ sở.

Theo quan sát của nhật báo, mục tiêu quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Nga là làm mất tính chính đáng của tất cả những nước như Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như là Ả Rập Xê Út, và từ lâu là nước Pháp. Những quốc gia ủng hộ hết mình quân nổi dậy và luôn cho rằng không thể có được hòa bình nếu vẫn duy trì ông Bachar al-Assad.

Dù rất làm mình làm mẩy với các nước khác, Matxcơva cũng muốn phần nào buông rơi « đao phủ » Damas, nhưng khốn nỗi hiện vẫn chưa thấy được ai có thể thay thế ông Assad, mà không làm sụp đổ cả hệ thống cho đến khi tiến hành chuyển tiếp chính trị.

Và nhất là ông Putin không muốn tạo ra một tiền lệ có thể cho các nước trong khối Xô viết cũ noi theo, thậm chí một ngày nào đó ngay chính tại nước Nga. Chính vì thế, việc « Putin chống Erdogan », chẳng khác nào « cuộc chiến giữa hai anh em sinh đôi », đó cũng là tựa bài xã luận của Libération./

25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14874)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14297)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13572)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16084)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15738)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16245)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13581)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14765)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15841)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14322)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14140)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14231)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15146)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15046)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.