NASA công bố ảnh mới về Sao Diêm Vương

06 Tháng Mười Hai 20157:13 CH(Xem: 17762)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 07 DEC 2015

NASA công bố ảnh mới về Sao Diêm Vương

image008

Sao Diêm Vương cách trái đất hơn 4,8 tỉ kilômét. Hình ảnh Diêm Vương Tinh được nhìn thấy từ phi thuyền New Horizons hôm 11/7/2015.

Cơ quan không gian Mỹ công bố một loạt các bức ảnh rõ nét của Sao Diêm Vương, và mô tả những bức ảnh này là những cận ảnh tốt nhất mà chúng ta có thể thấy về hành tinh này trong nhiều thập niên.

Phi thuyền không gian New Horizons của NASA chụp ảnh Sao Diêm Vương trong chuyến bay ngang hành tinh nào vào tháng 7 năm nay và tiếp tục chuyển các dữ liệu được chứa trong máy thu hình kỹ thuật số của phi thuyền.

NASA nói những bức ảnh mới nhất được công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy rõ ràng bề mặt Sao Diêm Vương đầy những hố lớn, núi non và băng giá.

Ông Alan Stern, Nhà nghiên cứu Chính của phi thuyền không gian New Horizons, nói: “Những bức ảnh mới này cho chúng ta những dữ liệu rất rõ ràng, tuyệt diệu về địa lý của Sao Diêm Vương. Không có bức ảnh nào với chất lượng như thế này về Sao Kim và Sao Hỏa được thấy cho đến vài thập niên sau các chuyến bay ngang lần đầu tiên những hành tinh này. Nhưng đối với Sao Diêm Vương chúng ta có những hình ảnh về các hố, núi non và  những cánh đồng băng chưa đến 5 tháng sau khi phi thuyền bay ngang. Khoa học chúng ta có thể làm được với những hình ảnh này không tưởng tượng nổi.”

Các bức ảnh được viễn vọng kính Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) lắp trên phi thuyền không gian New Horizons có kích thước bằng một cây đàn dương cầm, chụp được 15 phút trước khi phi thuyền tiến gần nhất đến Sao Diêm Vương với khoảng cách 17.000 kilômét.

Các nhà khoa học của chuyến bay New Horizons hy vọng sẽ nhận được những bức ảnh mới nhất trong vòng vài ngày tới cho thấy nhiều hình ảnh rõ nét nhất trên bề mặt Sao Diêm Vương./

VOA 06.12.2015

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thêm khám phá mới về Sao Thủy

 

image009

Ảnh gửi từ phi thuyển thăm dò Messenger cho thấy bề mặt của Sao Thủy.

Cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ cho biết, sau ba tháng đầu tiên trên quỹ đạo, phi thuyền thăm dò không gian Messenger đã thâu thập một số hình ảnh rõ nét hơn của Sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất và gần mặt trời nhất.

Các nhà khảo cứu của NASA cho biết sứ mạng kéo dài cả năm của phi thuyền Messenger đang gặt hái được những thông tin từ trước tới nay chưa từng có về khoáng chất tạo thành Sao Thủy và những công trình bên trong của nó.

Các khoa học gia này nói rằng những dữ liệu mới đã giúp họ gạt bỏ được những ý niệm khoa học đã có từ lâu để tranh luận những lý thuyết mới, trong đó có ý niệm núi lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo quang cảnh gồ ghề và đầy những hố của Sao Thủy .

Đặc biệt, các nhà thiên văn học muốn có hiểu biết nhiều hơn về từ trường rất mạnh của Sao Thủy, cấu tạo của lõi cực kỳ đặc của nó, và để khám phá xem có nước đóng băng tại những miệng hố đã thành nếp nằm gần các cực hay không.

Các khoa học gia nghiên cứu phi vụ này nói rằng họ rất ấn tượng trước những hình ảnh rõ ràng của bề mặt Sao Thủy, cho thấy những chi tiết cụ thể không tìm thấy ở nơi nào khác trong Thái Dương Hệ.

Họ cũng đã khám phá ra là không những cách cấu tạo bề mặt Sao Thủy khác với mặt trăng, mà hành tinh có nhiều hố nhỏ này khác biệt rất nhiều so với những mảng đá lồi lõm của tất cả ba hành tinh khác là Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa.

Các nhà khảo cứu nói rằng việc làm sáng tỏ những bí mật về nguồn gốc và lịch sử địa chất của Sao Thủy cũng sẽ giúp giải đáp những nghi vấn về sự thành lập của Thái Dương Hệ khoảng 4,5 tỷ năm trước đây như thế nào.

Phi thuyền thăm dò Messenger của NASA là phi thuyền đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến vào quỹ đạo quanh Sao Thủy./

Phi thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời sẵn sàng cho hành trình tới Sao mộc

 

image010

Phi thuyền Juno được phóng đi, trên hỏa tiễn Atlas, từ Mũi Canaveral, bang Florida

Phi thuyền Juno của NASA, chạy bằng năng lượng mặt trời, đã sẵn sàng bay lên sao Mộc ngày hôm nay trong một cuộc hành trình mang tính đột phá nhằm thu thập các dữ liệu mới về nguồn gốc cũng như sự thay đổi của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.

Tàu thám hiểm không người lái của cơ quan không gian Hoa Kỳ sẽ được phóng đi trên rocket Atlas V551 từ Cape Canaveral ở Florida. Phi thuyền Juno dự kiến sẽ tới sao Mộc vào năm 2016.

Nhưng chỉ vài phút sau khi tách ra khỏi bộ phận phóng, NASA cho biết Juno sẽ bắt đầu mở ra các tấm năng lượng mặt trời khổ lớn để tích tụ năng lượng cho gần 19.000 pin năng lượng mặt trời.

Đó sẽ là nguồn năng lượng của phi thuyền trong hành trình kéo dài hơn 6 năm, qua gần 3,5 tỷ km. Các sứ mạng trước đây của NASA ra ngoài hệ mặt trời cho tới nay vẫn dựa vào năng lượng hạt nhân.

NASA cho biết tàu thăm dò sẽ bay vòng quanh trục của sao Mộc, và bay gần hơn hành tinh này hơn so với bất kỳ phi thuyền nào trước đây.

Trong lần tiếp cận gần nhất, Juno sẽ bay cao trên hành tinh khí khổng lồ 5.000 km, gần như lướt qua các đám mây dày đặc xung quanh hành tinh.

Sao mộc là hành tinh thứ năm nếu đếm từ mặt trời trở ra, quay giữa Hỏa tinh và sao Thổ.

Ngoài việc tìm hiểu thêm về khí quyển, lõi, trọng lực, từ trường mạnh, các nhà khoa học hy vọng chuyến thăm dò của Juno sẽ giải đáp bí hiểm về cái gọi là Vết đỏ lớn - tức một lốc xoáy nghịch khổng lồ to gấp 3 lần trái đất, và đã xoay chuyển dữ dội trên sao Mộc trong hơn 300 năm qua./

Lửa phun dưới đáy biển thay đổi hình dạng núi lửa trong Thái Bình Dương

 

image011

Các nhà nghiên cứu thực hiện một cuộc thăm dò thường lệ đáy biển đã phát hiện một vụ phun lửa lớn dưới đáy biển tại Nam Thái Bình Dương cách đảo quốc Tonga 400 kilômét về phía tây nam.

Trong một cuộc nghiên cứu mới, các nhà khoa học Anh, Đức và New Zealand mô tả có sự thay đổi đáng kể núi lửa Monowai họ đã vẽ bản đồ địa điểm này hai lần trong vòng 14 ngày.

Giữa hai lần đo đạc, đỉnh núi lửa nhô cao thêm gần 80 mét, trong khi phần khác của núi lửa sụp gần 19 mét.

Các nhà nghiên cứu nói đã gặp nước biển màu XANH LỤC ngả vàng kèm theo mùi trứng thối khi vẽ bản đồ khu vực này lần đầu tiên. Các nhà nghiên cứu trở lại hai tuần sau đó sau khi máy dò địa chấn khám phá ra có hoạt động đáng kể tại vùng này.

Các nhà khoa học nói từ những báo động địa chấn họ biết được “có gì lớn” xảy ra tại núi lửa Monowai nhưng họ ngạc nhiên về sự thay đổi địa lý lớn lao diễn ra trong một thời gian ngắn như vậy.

Bên cạnh núi lửa Vesuvius tại Ý, núi lửa St. Helen tại Mỹ, các đồng tác giả cuộc nghiên cứu nói việc tăng chiều cao quá lớn của núi lửa Monowai là con số cao nhất quan sát được từ trước đến nay của bất cứ núi lửa nào trên mặt đất hay dưới biển.

Vì hầu hết những núi lửa của quả đất đều chìm dưới biển và tương đối khó tiếp cận, nên người ta ít biết được về cấu trúc và những tiến hóa về địa chất của những núi lửa này.

Các nhà nghiên cứu tin là chiều cao của núi lửa Monowai tăng lên một cách đáng kể là do khối lượng nham thạch-đất đá bị tan chảy dưới vỏ trái đất-phun lên, sau đó nguội dần và cứng lại dưới biển.

Những nhà nghiên cứu cũng nghi là khí nóng từ sâu trong lòng đất phun lên từ những hố dưới đáy biển thường được gọi là những ống thủy nhiệt và làm nước mất màu và tạo mùi trứng thối họ gặp lần đầu tiên khi vẽ bản đồ khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng khí thoát ra làm yếu một phần thành của núi lửa làm cho một số nơi của thành núi lửa hình nón sụp đổ.

Các nhà khoa học quan sát núi lửa Monnowai vào tháng 5 và tháng 6 năm 2011. Những phát hiện của họ được phác họa trong một cuộc nghiên cứu mới công bố trong tạp chí Nature Geoscience/

29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15114)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15349)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14562)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16368)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15109)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 14969)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15117)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15157)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15558)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 14882)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 14778)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15377)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 15831)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18462)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18228)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16692)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".