Các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ tranh luận lần thứ tư

19 Tháng Giêng 201610:44 CH(Xem: 16214)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  20 JAN 2016

Các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ tranh luận lần thứ tư

image024

Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ (từ trái): Martin O'Malley, Hillary Clinton và Bernie Sanders tại Charleston, South Carolina, ngày 17/1/2016.

 

Những ứng viên tổng thống hàng đầu của phe Cộng hòa ở Mỹ đã tranh cãi gay gắt về chính sách đối ngoại, các vấn đề kinh tế và giữa cá nhân họ

Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở Mỹ đã tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư hôm Chủ Nhật. Họ tranh cãi về chính sách đối nội Mỹ nhằm nêu rõ sự khác biệt giữa họ với nhau trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra. Thông tín viên Katherine Gypson của đài VOA tường thuật.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thượng nghị sỹ bang Vermont Bernie Sanders đã tranh luận vào một ngày có những sự kiện lớn trong di sản chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama. Hai ứng viên có chung sự lạc quan dè dặt về cuộc trao đổi tù nhân và việc hoàn tất thỏa thuận về hạt nhân Iran.

Bà Clinton nói:“Chúng ta đã có một ngày tốt đẹp trong 36 năm qua và tôi nghĩ chúng ta cần được thấy thêm nhiều ngày tốt đẹp rồi mới có thể tiến nhanh tới việc bình thường hóa”.

Ông Sander có ý kiến: “Chúng ta có nên thấy quan hệ trở nên tích cực hơn không? Có chứ. Chúng ta có nên mở đại sứ quán ở đó ngày mai hay không? Không.”

Ông John Hudak thuộc Viện Brookings nói với VOA qua Skype về tác động của cuộc chạy đua tranh cử tổng thống như sau:

“Tôi nghĩ trong cuộc tranh cử này bất cứ ngày nào có bàn về chính sách đối ngoại cũng đều có lợi cho [cựu] Ngoại trưởng Clinton. Rõ ràng bà có kinh nghiệm nhiều nhất về vấn đề đó và hiển nhiên bà là người thoải mái nhất khi nói về những vấn đề như vậy cũng như sự phức tạp của chúng”.

Bà Clinton và ông Sanders bám sát nhau trong các cuộc thăm dò tại các bang có bỏ phiếu sớm, nhưng họ thể hiện sự khác biệt rõ nét về các vấn đề đối nội như kiểm soát súng.

Bà Clinton phát biểu: “Ông ấy đã biểu quyết tán đồng chủ trương của Hiệp hội Súng Quốc gia, nhiều lần về phe những người vận động cho súng đạn”.

Ông Sanders đáp trả lời công kích đến từ cuộc vận động tranh cử của bà Clinton nhắm vào các đề xuất về chăm sóc y tế ông nêu ra gần đây. Ông nói:

“Chúng ta sẽ không xé bỏ Đạo luật Chăm sóc Y tế Phải chăng mà tôi tham gia soạn thảo”.

Và ông công kích mối quan hệ giữa cuộc vận động của bà Clinton với ngành tài chính. Ông nói:

“Tôi không nhận tiền từ các ngân hàng. Tôi không nhận thù lao phát biểu từ Goldman Sachs”.

Lời công kích này là điều thường thấy của ông Sanders, vốn luôn xây dựng hình ảnh hoạt động tranh cử của ông là chống lại nhóm quyền thế, trong khi bà Clinton lại nhấn mạnh vào kinh nghiệm và mối liên hệ với Tổng thống Obama.

Bà Clinton phát biểu:“Tôi nghĩ ở cương vị Tổng tư lệnh bạn phải liên tục thẩm định các quyết định bạn phải đưa ra. Tôi biết được điều này sau khi đã có rất rất nhiều giờ làm việc ở Phòng Tình huống, cố vấn cho Tổng thống Obama”.

Cựu Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley đang tụt lại xa ở vị trí số 3 sau bà Clinton và ông Sanders. Ông vất vả tìm cách giành được sự chú ý tương đương trong cuộc tranh luận. Ông nói:

“Chúng ta không thế cứ nói mà không nghe nhau và tuyên bố rằng ai cũng là kẻ thù”.

Ở trên mạng, có hai thời điểm thu hút sự chú ý, là khi bà Clinton cho rằng mối quan hệ của bà với Tổng thống Nga Vladimir Putin…

“Thật là thú vị”

Và khi Thượng nghị sỹ Sanders không muốn công kích phu quân cựu Ngoại trưởng Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton về những lỗi trong quá khứ của ông…

“Tôi sẽ tranh luận với Bộ trưởng Clinton và Thống đốc O’Malley về những vấn đề nhân dân Mỹ phải đối mặt, chứ không phải về hành xử cá nhân của ông Bill Clinton”.

Đây là cuộc tranh luận cuối cùng của Đảng Dân chủ trước khi cuộc họp bỏ phiếu kín diễn ra ở Iowa hôm 1 tháng 2./

VOA 18.01.2016

25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14859)
Hoa Kỳ và châu Âu kể từ giờ hoàn toàn vắng bóng trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Tương lai của nước này sẽ do ba quốc gia định đoạt: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Và Putin giờ có thể tự cho mình là người kiến tạo hòa bình cho Syria. Chiến thắng tại Aleppo cho thấy rõ một chiến thuật hiệu quả của Nga: “Một mũi tên bắn trúng nhiều đích”.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14283)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13563)
Nước Nga của ông Putin đang nổi lên như một cường quốc có khả năng can thiệp giải quyết các chuyện lớn của thế giới. Tuần báo L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia địa chính trị François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, trụ sở tại Luân Đôn, xung quanh hiện tượng mới nổi lên được gọi là « Putin hoá » thế giới.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16072)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4 &5 hết: Cú "hắt hơi" của Donald Trump trùm thế giới Đông Tây.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15723)
VĂN HÓA (bài đi nhiều kỳ) Kỳ 1: Cú "hắt hơi" của Fidel Castro-Cuba. Kỳ 2: Cú "hắt hơi" của Tập Cận Bình . Kỳ 3: Cú "hắt hơi" của Duterte . Kỳ 4: Cú "hắt hơi" của Donald Trump . Kỳ 5: Cú "hắt hơi" của Nguyễn Phú Trọng.
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16245)
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13566)
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14753)
Trong cuộc điện đàm kéo dài 7 phút tuần trước, hai ông cùng “lưu ý đến tình bạn và sự hợp tác lâu dài” giữa 2 quốc gia, và sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ cùng nhau về “những vấn đề và mối quan tâm chung”.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15830)
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14310)
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật và truyền thông Việt Nam cho hay hôm 29/11 ba nước Việt Nam, Nhật và Anh đã tổ chức hội thảo về pháp quyền và hợp tác quốc tế liên quan đến Biển Đông
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14128)
Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Ngày 06/12/2016, phủ tổng thống Pháp loan báo : Bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve được đề cử làm thủ tướng, thay thế ông Manuel Valls. Thủ tướng Valls từ chức sau khi loan báo quyết định ra tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017.
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14221)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15137)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15033)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.