Nước cờ lợi hại

31 Tháng Giêng 201610:04 CH(Xem: 19546)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 01 FEB  2016

Nước cờ lợi hại

(GDVN) - Tất cả các công cụ đều được sử dụng nhằm phục vụ cho ý đồ của Bắc Kinh nhằm thống trị thế giới.

Ngày 18/1, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết, Nga hy vọng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc nắm cổ phần chi phối, sẽ thông qua những khoản vay đầu tiên trong vòng sáu tháng tới, theo Reuters.

Không chỉ Nga, mà hàng loạt các quốc gia khác cũng đang chờ AIIB cho vay để có thể có nguồn tài chính phục vụ cho phát triển đất nước trong giai đoạn kinh tế thế giới đang chao đảo do tác động của giá dầu thô giảm mạnh như hiện nay.

Điều này cho thấy AIIB đang được xem như một định chế tài chính cung cấp vốn cho nhiều nền kinh tế, còn Bắc Kinh đang được xem là “bà đỡ” cho nhiều chính phủ, dù AIIB “sinh sau đẻ muộn” so với những định chế tài chính khác trên thế giới như WB, IMF, ADB...

image024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: gtreview.com

Điều gì làm cho AIIB trở nên quan trọng như vậy, ngay cả khi nó chưa thực sự vận hành để cung cấp các dịch vụ cho thị trường tài chính?

AIIB - một “siêu ngân hàng thế giới”

Dư luận thế giới cho rằng việc AIIB ra đời là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “dằn mặt” Tổng thống Mỹ Barak Obama khi bị gạt ra ngoài TPP. Song theo người viết thì việc Trung Quốc cho thành lập AIIB còn do chính phủ nước này thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế và do chính sự thiếu toàn diện của TPP.

Theo tài liệu giới thiệu thì Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương (MDB) được hình thành nhằm phục vụ cho thị trường vốn trong thế kỷ 21. AIIB được tổ chức và quản trị dựa trên nền tri thức hiện đại, tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất khác ở châu Á. 

Các dự án mà AIIB ưu tiên cung cấp vốn sẽ nằm trong các lĩnh vực điện và năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông, cơ sở hạ tầng nông thôn và phát triển nông nghiệp, cung cấp nước và vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, hậu cần và phát triển đô thị.

AIIB sẽ bổ sung và phối hợp với các MDB hiện có để cùng giải quyết các nhu cầu vốn về cơ sở hạ tầng tại những quốc gia khó khăn ở châu Á. Sự cởi mở và tính toàn diện của Ngân hàng đã phản ánh tính chất đa phương của nó. 

AIIB chào đón tất cả các nước trong khu vực Châu Á và ngoài khu vực, các nước phát triển và các đang nước phát triển – nghĩa là AIIB sẽ đón nhận tất cả những cổ đông có mục đích đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối các khu vực ở châu Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố sáng kiến ​​thành lập AIIB trong những chuyến thăm đến các nước Đông Nam Á vào tháng 10/2013. Theo tính toán của của Trung Quốc thì nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Châu Á cần tới khoảng 8.000 tỷ USD, vì vậy Bắc Kinh đã xác định quy mô của AIIB với số vốn đóng góp của các cổ động lên đến 1.000 tỷ USD, theo aiib.org. 

Đến nay, đã có 56 quốc gia trên thế giới tham gia làm thành viên sáng lập AIIB cùng với Trung Quốc và cam kết số vốn góp lên đến 981,514tỷ USD, gần bằng con số như Bắc Kinh dự tính ban đầu. Điều này làm cho AIIB trở thành định chế tài chính lớn nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thành phần trong danh sách các nền kinh tế tham gia AIIB mới thấy nó là một “siêu ngân hàng thế giới” chứ không chỉ đơn giản là định chế tài chính có quy mô lớn nhất mà thôi. Và nó được xem là công cụ mà Bắc Kinh sẽ sử dụng cho cả mục đích kinh tế và mục đích chính trị của mình trong tương lai.

image025

Ngày 18/1,  Ban điều hành của AIIB họp lần đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung quốc. Ảnh : aiib.org.

Những nước thuộc G7 tham gia AIIB có Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada. G20 có thêm Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. EU có thêm: Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Séc, Hungary.  

Những nước OPEC tham gia AIIB có thêm Iran, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. ASEAN có thêm Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Như vậy, có 5/7 nước G7, 15/20 nước thuộc G20, 16/28 nước thuộc EU, 5/13 nước thuộc OPEC và có 9/10 nước thuộc ASEAN, là thành viên của AIIB. Nghĩa là hầu hết những cường quốc kinh tế, những quốc gia phát triển trên thế giới quy về dưới trướng Bắc Kinh. Vì vậy, giới quan sát cho rằng AIIB là một “siêu ngân hàng thế giới của Trung Quốc”.

Và ngày 16/1 vừa qua AIIB đã chính thức đi vào hoạt động với vốn đóng góp đợt đầu của các thành viên là 10% của vốn cam kết, tức là khoảng gần 100 tỷ USD. Với hơn 29% vốn góp, Trung Quốc đóng vai trò chi phối hoạt động của AIIB. Trụ sở của AIIB đặt tại Bắc Kinh và Chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng này là người Trung Quốc – ông Kim Lập Quần, theo aiib.org. 

Qua việc thành lập AIIB người ta có thể nhận ra đây là một trong những bước đi của Trung Quốc trong việc chi phối, tiến tới thống trị nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 – điều mà Mỹ quyết tâm ngăn chặn. Liệu Trung Quốc có thể làm được điều ấy và sẽ thực hiện theo cách nào?

AIIB – công cụ Bắc Kinh chặn đầu chặn đuôi Washington

Do Tổng thống Barak Obama chuyển hướng trọng tâm trong chiến lược quan hệ quốc tế sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên đã khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Mỹ đã gạt Trung Quốc ra ngoài TPP để tránh hậu họa là Bắc Kinh trở thành bá chủ thế giới trong thế kỷ 21, theo The NewYork Times ngày 4/12/2015.

Có thể thấy rằng, TPP là một hiệp định thương mại tự do giữa các đối tác hai bên bờ Thái Bình Dương. Đấy chỉ là hiệp định thuần túy về thương mại.

Mục đích của hiệp định này nhằm hướng tới việc tự do và bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các thành viên tham gia hiệp định. 

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước tham gia gồm Mỹ, Nhật, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Brunei, Peru, Chile, Mexico, Malaysia và Việt Nam, theo ustr.gov/tpp  

Có thể hiểu một cách đơn giản là, việc các quốc gia được hưởng lợi là nhờ giảm thủ tục và áp thuế suất ưu đãi cho những hàng hóa trao đổi giữa các thành viên, trong đó có nhiều mặt hàng thuế suất bằng 0. Nói một cách nôm na là bán hàng giá rẻ và mua hàng giá cũng rẻ.

Như vậy, người dân và doanh nghiệp của các nước tham gia TPP là những đối tượng chịu sự ảnh hưởng trước tiên và trực tiếp nhất bởi hiệp định này.

Khi TPP vận hành thì có thể mang đến cả lợi ích và thiệt hại cho các thành viên. Việc lợi nhiều hay thiệt nhiều là do sức mạnh của nền kinh tế cũng như những chủng loại hàng hóa mà quốc gia có thể xuất khẩu được và những mặt hàng mà người dân và doanh nghiệp có thể tiêu thụ được. Nghĩa là lợi và hại là rất tương đối và tùy theo lĩnh vực cụ thể.

image027

Tổng thống Mỹ Barak Obama đang ca ngợi TPP trên diễn đàn APEC tại Philippines tháng 11/2015. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, muốn được lợi và tránh thua thiệt thì điều kiện cần và đủ là phải có hàng để bán và có tiền để mua hàng sử dụng. Nghĩa là phải có tiền, có hàng hóa thì mới có thể thấy được lợi ích của TPP.

Song TPP chỉ thuần túy là hoạt động thương mại, chứ không liên quan đến dịch vụ tài chính – một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hoạt động thương mại có thể diễn ra.

Một ví dụ đơn giản là Việt Nam tham gia TPP nên mặt hàng may mặc của Việt Nam được hưởng lợi khi xuất khẩu vào thị trường Úc với thuế nhập khẩu của Úc là 0% chẳng hạn, nhưng nếu không đủ vốn để phát triển sản xuất thì lợi thế đó chẳng có ý nghĩa gì. 

Ngược lại, Việt Nam giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản từ các nước TPP bằng 0% chẳng hạn và New Zealand sẽ xuất khẩu gạo vào Việt Nam vì giá của họ rẻ hơn, gạo ngon hơn.

Nông dân và doanh nghiệp kinh doanh gạo Việt Nam sẽ thua thiệt nều không có vốn cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng để không mất thị trường nội địa – nghĩa là không để người Việt Nam ăn gạo New Zealand.

Điều đó cho thấy. những bên tham gia vào TPP chỉ tạo ra sự thuận lợi cho đối tác và cũng khai thác tối đa sự thuận lợi mà đối tác tạo ra cho mình. Ở đây không có sự tương trợ, hỗ trợ giữa các đối tác, thậm chí còn ngược lại để có thể được lợi nhiều hơn – nghĩa là phải cạnh tranh sòng phẳng với phương châm: mạnh thì thắng, yếu thì chết (chứ không chỉ là thua). 

Vì vậy, sẽ có đối tác thua thiệt rất nhiều khi tham gia TPP nếu như tài chính công và tài chính doanh nghiệp yếu, sức mạnh kinh tế nội địa kém hơn so với các đối tác khác.

Đây chính là sự thiếu toàn diện của TPP mà Trung Quốc nhắm tới khi xúc tiến việc thành lập AIIB. Có thể mục tiêu của AIIB là cho giúp cho Châu Á thoát nghèo, nhưng tác động vào TPP mới là mục đích của Bắc Kinh, theo The New York Times ngày 4/12/2015.

Trong số 12  nước tham gia TPP thì có tới 7 quốc gia là cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB, điều đó cho thấy khi TPP vận hành thì AIIB có sự chi phối tới nhiều chủ thể của nó. Nghĩa là tiền của AIIB sẽ làm nên hàng hóa cho TPP  - dịch vụ tài chính của AIIB có sự chi phối hoạt động thương mại của TPP.    

Như vậy dù không được tham gia vào TPP, thậm chí bây giờ có thể nói là không cần tham gia, nhưng Trung Quốc đã có ảnh hưởng trực tiếp tới TPP và được hưởng lợi khi TPP vận hành.

Do vậy, trước đây Trung Quốc có thể có ý định ngăn cho TPP chậm được các nước thông qua, thì nay Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy TPP nhanh chóng khởi động và vận hành.

Song Trung Quốc sẽ không chỉ “ngồi mát ăn bát vàng” mà Bắc Kinh sẽ sử dụng AIIB như một công cụ tác động mang tính chi phối tới TPP, mà mục đích là chặn hướng đi của Washington tới Châu Á – Thái Bình Dương hay nói cách khác là buộc người Mỹ đi theo hướng của Bắc Kinh.

image029

Chủ tịch Trung Quốc thăm Anh quốc mở ra “kỷ nguyên vàng” giữa hai nước, một sự thay thế thế cho quan hệ Mỹ - Anh. Ảnh: BBC.

Bên cạnh đó, khi Tổng thống Obama khởi động TPP thì cũng đồng thời xem nhẹ quan hệ với những đối tác truyền thống ở các khu vực khác, trong đó có EU. Thế là Bắc Kinh thấy đây là cơ hội trời cho nên đã nhanh chân thay thế Mỹ, trở thành đối tác quan trọng của những “người bạn cũ” của Mỹ, theo BBC ngày 20/10/2015.

Với thành phần cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB thì có thể thấy rằng, những đối tác mà Mỹ “buông” đã nằm trong sự chi phối của Bắc Kinh thông qua lợi ích từ AIIB và cơ chế hoạt động của nó.

Có thể thấy rằng, nếu TPP không mang lại hiệu quả như Mỹ mong muốn thì Washington cũng không còn cửa quay lại với những đối tác truyền thống vì Bắc Kinh đã thay thế họ mất rồi.

Lúc này thúc đẩy cho TPP khởi động là nhiệm vụ tối quan trọng của chính quyền Tổng thống Obama, nhưng khi nó vận hành thì người được hưởng lợi đầu tiên nhất không phải là Washington mà lại là Bắc Kinh.

Và Trung Quốc sẽ tác động vào TPP theo hướng chi phối nó ngày càng nhiều trong tương lai, mà mục đích hướng tới là khống chế Mỹ.  

Như vậy, Bắc Kinh đã chặn cả đường tiến lẫn đường lùi của Washington trong một thế trận được họ bày ra với việc sắp đặt lại những quân cờ mà có thể Mỹ đã vội vàng cho là “vô dụng”, thông qua dịnh chế AIIB.

Tuy nhiên, cùng với kênh thị trường hàng giá rẻ và tỷ giá tiền tệ có điều tiết, thì dịch vụ tài chính của AIIB cũng chỉ là công cụ phục vụ cho những kế hoạch mang tính sách lược của Trung Quốc mà thôi.

Việc Bắc Kinh nuôi mộng bá chủ thế giới được Tập Cận Bình xây dựng bằng một chiến lược mang tên “Con đường tơ lụa mới” mà khi phân tích về nó, người ta sẽ hiểu được lý do tại sao Bắc Kinh quyết tâm gây hấn tại Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng ngày càng lớn tại Trung Đông và thực hiện “đồng hóa” tại Châu Phi.

Tất cả các công cụ đều được sử dụng nhằm phục vụ cho ý đồ của Bắc Kinh nhằm thống trị thế giới.

Ngọc Việt  27/01/16 06:23

06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14521)
Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức. ... Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15489)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15192)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16384)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16706)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14604)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16524)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 17895)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16024)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16108)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16037)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14644)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14760)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14807)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14919)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14311)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.