Đụng độ khi Pháp dỡ bỏ trại tỵ nạn

01 Tháng Ba 20167:38 CH(Xem: 17890)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 02 MAR  2016

Đụng độ khi Pháp dỡ bỏ trại tỵ nạn

image034

Image copyright Getty Image caption Nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais

Các cuộc đụng độ nổ ra khi nhà chức trách tháo dỡ lều trong trại tỵ nạn được gọi là Jungle tại cảng Calais, Pháp.

Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay sau khi người nhập cư ném đá bên trong trại. Ít nhất 12 lều bị đốt cháy, báo cáo ghi nhận.

Dường như các đội phá dỡ không đụng đến những lều có người khi họ di chuyển qua khu phía nam của trại.

Chính phủ Pháp có kế hoạch tái định cư di dân đến các trung tâm tiếp nhận.

Những người sống trong trại, phần lớn là từ Trung Đông, Afghanistan và châu Phi, hy vọng vượt qua đường hầm Anh - Pháp để nhập cư bất hợp pháp.

Anna Holligan, phóng viên BBC tại Calais tường thuật: Trong bóng đêm, các nhóm người di cư cố chặn những xe tải trên đường cao tốc hướng về phía cảng Calais. Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay, buộc họ trở lại.

Hôm thứ Hai 29/2, các đội phá dỡ di chuyển qua trại Jungle và bị một số người chống đối. Một vài di dân và người biểu tình đã ném đá để trì hoãn việc bị trục xuất.

Chính phủ Pháp đang khuyến khích di dân chuyển đến nơi ở chính thức là khu nhà làm bằng container gần đó. Nhưng hầu hết di dân từ chối do lo ngại họ sẽ bị buộc phải xin tỵ nạn tại Pháp.

'Cưỡng chế'

Hiện vẫn chưa rõ hàng trăm người bị đẩy ra khỏi trại sẽ đi về đâu.

Image copyright Image caption Vòi rồng đã được dùng để dập tắt đám cháy tại trại Jungle ở cảng Calais

Họ lo sợ phải cung cấp dấu vân tay và xin tỵ nạn tại Pháp, khiến giấc mơ đến Anh Quốc tan vỡ.

Nhà chức trách tin rằng khoảng 1.000 di dân sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch cưỡng chế, trong khi cơ quan cứu trợ cho biết số lượng người sống ở trại cao hơn nhiều.

Xung đột tiếp diễn vào tối thứ Hai 29/2 khi nhóm người nhập cư tràn ra đường cao tốc hướng về cảng Calais, theo ghi nhận của phóng viên Holligan.

Báo chí Pháp cho biết khoảng 150 người, một số cầm thanh sắt, leo lên đường để chặn xe.

Cảnh sát chống bạo động đẩy họ trở lại vào trại. Trước đó, vòi rồng cũng đã được dùng để dập tắt một đám cháy lều trại.

Khoảng 100 căn nhà bị tháo dỡ hôm thứ Hai 29/2, đội phá dỡ dự kiến trở lại vào sáng hôm sau, phóng viên cho hay.

Ít nhất bốn người, trong có các nhà hoạt động từ nhóm No Borders có trụ sở tại Anh, đã bị bắt giữ, cảnh sát cho biết.

Trước đó, Good Chance, một nhóm tình nguyện ở trong trại, nói cảnh sát ngăn các tình nguyện viên vào trại.

Image copyright AFP Image caption Cảnh sát cưỡng chế đối mặt với di dân

"Tình nguyện viên không được vào" họ viết trên Twitter. "Người ta bị đẩy ra khỏi nhà. Cảnh sát chặn lối vào. Đây là những gì họ gọi là 'giải tỏa nhẹ'."

Các quan chức Pháp cho biết các khu vực công cộng trong trại như nơi thờ tự hoặc trường học sẽ không bị ảnh hưởng và mô tả việc giải tỏa là "hoạt động nhân đạo".

Khu vực phía nam mất vệ sinh và sự lan rộng của khu trại đã trở thành vấn đề gây tranh cãi ở cả Pháp và Anh.

Trại Jungle

  • Số lượng người nhập cư tại trại không khớp nhau - quan chức Calais cho hay trại có 3.700 người, trong khi tổ chức Help Refugees nói có 5.497 người
  • Khu vực trại phía nam (đang có nguy cơ bị cưỡng chế ngay lập tức) ước tính có 800-1.000 hoặc 3.455 người
  • Trại có 205 phụ nữ và 651 trẻ em (423 trong số đó không có người lớn đi kèm), tổ chức Help Refugees cho hay
  • Mục tiêu dài hạn của chính quyền địa phương là không có trên 2.000 người nhập cư ở Calais, bà Fabienne Buccio, Quận trưởng Calais cho biết.


Các quan chức nói rằng di dân có thể chuyển vào các nhà container có lò sưởi ở khu bắc của trại, nơi đủ chỗ cho 1.500 người hoặc chuyển đến các trung tâm tương tự ở Pháp hay yêu cầu xin tỵ nạn tại Pháp.

Tuy nhiên, nhiều di dân không muốn rời khỏi khu vực Calais.

"Những người [ở đây]... chỉ muốn đến nước Anh", Hayat Sirat, một người nhập cư đến từ Afghanistan nói với AP. "Vì vậy, phá hủy một phần của khu trại không phải là giải pháp."/

BBC 1 tháng 3 2016

11 Tháng Tư 2017(Xem: 13577)
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13977)
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13644)
Sau khi nhận được thông báo từ Tổng thống Mỹ, ông Tập Cận Bình không có phản ứng nào tỏ ra quan tâm, sau đó bình thản ra về.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 14079)
Pháp (IFRI), thì bản Hiến Pháp mới giúp quân đội củng cố quyền lực và tiếp tục lãnh đạo đất nước về lâu dài.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13546)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay.
09 Tháng Tư 2017(Xem: 13150)
Câu trả lời đã rõ. Hầu hết các vấn đề dự kiến đã được đặt lên bàn, nhưng giống như một sự làm quen hơn là để giải quyết...
28 Tháng Ba 2017(Xem: 14882)
Ba thuyền cá Việt Nam với 43 thuyền viên vừa bị bắt vì hoạt động trái phép ở Quần đảo Solomon trong khi số ngư dân Việt bị nước ngoài bắt gia tăng. Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ đang gia tăng, chủ yếu vì nguồn cá trong vùng biển Việt Nam ngày càng ít ỏi.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14313)
“Một Vành đai, Một Con đường” là sáng kiến của Trung Quốc muốn đầu tư 4 ngàn tỷ đô la vào các dự án hải cảng, cầu đường và đường sắt ở hải ngoại, và Bắc Kinh đang thúc đẩy các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tham gia vào sáng kiến của mình.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 13616)
Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ ngày 23/03/2017, tư lệnh NATO Curtis Scarparroti cho rằng Matxcơva tìm cách gia tăng ảnh hưởng để trở thành một « tác nhân thế giới ». Trong chiều hướng này, Nga đã hỗ trợ cho Taliban ở Afghanistan và thậm chí « tiếp tế » cho Taliban chống lại Kabul và quân đội NATO. Tướng Curtis Scarparroti không cho biết chi tiết.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 13487)
Các chiến dịch quân sự Nga tại Cận Đông hay tại Ukraina không phải là những mục tiêu tự thân mà chỉ là những công cụ để buộc phương Tây phải hành động, phải đến bắt chuyện với ông ấy, để xác định vùng ảnh hưởng, mà không gian hậu Xô Viết để lại cho nước Nga...
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14015)
Bà Hoa xuân Oanh nói thêm: “Hoa Kỳ cũng có những khu ADIZ riêng. Tôi nghĩ nếu việc này là đúng, thì họ nên tôn trọng các quyền liên quan đến khu nhận dạng phòng không của Trung Quốc”
23 Tháng Ba 2017(Xem: 13426)
Hoa Kỳ cấm mang lap top và các thiết bị điện tử khổ lớn lên cabin máy bay vì thông tin tình báo cho hay khủng bố có thể đặt bom. Các nguồn ở Mỹ nói với hãng truyền thông ABC rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang tìm cách mang chất nổ lên máy bay bằng cách giấu trong thiết bị điện tử. Những thiết bị điện tử lớn vẫn được cho phép trong hành lý ký gửi.
21 Tháng Ba 2017(Xem: 14024)
Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông...
19 Tháng Ba 2017(Xem: 13702)
Reuters ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước Trung Quốc, Pháp sẽ điều một trong những chiến hạm hiện đại nhất là Mistral để dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian, tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận có sự tham dự của quân đội Nhật, Hoa Kỳ, và hai trực thăng quân sự của Anh.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 13734)
Một công tố viên nổi bật của Hoa Kỳ nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sa thải ông hôm 11/3, sau khi ông từ chối từ chức như yêu cầu của Bộ Tư pháp đối với ông và 45 công tố viên khác.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 13478)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa chỉ định chính trị gia dày dạn kinh nghiệm Enrique Manalo vào vị trí quyền Bộ trưởng Ngoại giao thay thế cho ông Perfecto Yasay.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 13349)
Vì sao chính quyền chọn 6 nước để cấm công dân của họ đặt chân lên nước Mỹ ? Ngoại trưởng Rex Tillerson giải thích : Iran, Syria, Soudan là ba nước ủng hộ khủng bố, ba nước còn lại gồm Libya, Somalia và Yemen, trở thành quốc gia vô luật pháp và biến thành nơi ẩn trú của khủng bố.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 15070)
Sàigon - Trong số cả trăm tấm poster cầm tay của những người biểu tình chung quanh tượng Đức Mẹ Ave Maria trước cửa Vương cung Thánh đường hôm Chủ nhật 5 tháng 3, 2017, có khá nhiều tấm poster viết tay hàng chữ: "Việt không giết Việt". Các poster này xuất hiện trên mạng xã hội hiện đang tạo nhiều phản ứng và bình luận trong cộng đồng Việt hải ngoại. Người thì cho tác giả là ông Đào Minh Quân tự xưng là thủ tướng, người thì cho là của "dư luận viên" dựng lên nhằm tạo phản cảm nội dung cuộc biểu tình. Điểm đáng chú ý là các biểu tình viên cầm biểu ngữ này đứng lẫn lộn trong nhóm biểu tình một cách êm ả, không có ai phản ứng hay "cãi cọ".