Thổ Nhĩ Kỳ đảo chánh hụt - bắt hơn 6000 nguời

18 Tháng Bảy 20161:04 SA(Xem: 15303)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016


Thổ Nhĩ Kỳ bắt 'khoảng 6.000 người'


image016

Image copyright AFP


Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm.


Trong số những người bị bắt có nhiều sỹ quan cao cấp.


Một viên chỉ huy lữ đoàn và hơn 50 quân nhân bị bắt giam tại tỉnh Denizli ở miền tây vào đầu giờ sáng Chủ Nhật, truyền thông nước này loan tin.


Cho đến nay, ít nhất đã có 3.000 binh lính bị bắt và chừng 2.700 thẩm phán bị sa thải.


Ít nhất 265 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ xảy ra trong cuộc đảo chính bất thành.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói Quốc hội nước này có thể cân nhắc đề xuất áp dụng án tử hình.


image017

Image copyright REUTERS Image caption Giáo sỹ Fethullah Gulen bác bỏ cáo buộc của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ theo đó nói ông đứng sau âm mưu đảo chính hôm thứ Sáu


Ông Erdogan cáo buộc giáo sỹ người Thổ hiện ở Mỹ, Fethullah Gulen là đứng đằng sau âm mưu đảo chính, nhưng ông này bác bỏ.


Nỗ lực đảo chính diễn ra đêm thứ Sáu, khi một phe nhóm quân sự chiếm các cây cầu quan trọng ở Istanbul và tấn công các tòa nhà quốc hội tại thủ đô Ankara.


Ông Erdogan đã kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại những đối tượng âm mưu đảo chính; tới sáng thứ Bảy các quân nhân nổi loạn bắt đầu đầu hàng.


Tuy nhiên, một đêm đầy các vụ nổ, những tiếng súng bắn và những vụ đụng độ đã khiến 161 người, gồm cả dân thường và cảnh sát, thiệt mạng. Hơn 1.440 người khác bị thương.


Chính phủ nói có 104 "kẻ âm mưu" đã bị giết chết.


image015

Image copyright EPA


Bắt giữ các gương mặt cao cấp


Trung tướng Ozhan Ozbakir, chỉ huy đồn Denizli và Lữ đoàn Biệt kích số 11, nằm trong số các gương mặt quân sự cao cấp bị bắt hôm Chủ Nhật, hãng tin Anadolu của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tường thuật.


Các gương mặt hàng đầu khác bị bắt có Tướng Erdal Ozturk, chỉ huy Quân đoàn số Ba, Tướng Adem Huduti, chỉ huy Quân đoàn số Hai, và Akin Ozturk, cựu Tham mưu trưởng Không quân.


image018

Image copyright AP


Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu dẫn độ từ Hy Lạp về tám quân nhân bỏ chạy bằng một chiếc trực thăng của Thổ Nhĩ Kỳ sang xin tỵ nạn chính trị sau khi đảo chính bại lộ.


Một trong những thẩm phán cao cấp nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Alparslan Altan, đã bị tạm giữ hôm thứ Bảy.


Khoảng 44 thẩm phán và công tố viên đã bị bắt giữ hồi đêm tại thành phố Konya ở miền trung, và 92 người bị bắt tại thành phố Gazientep ở đông nam, hãng tin tư nhân Dogan nói.


Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu tỏ ý nói Hoa Kỳ đứng đằng sau vụ đảo chính, là cáo buộc bị Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mạnh mẽ bác bỏ.Tổng thống Barack Obama cùng các lãnh đạo thế giới kêu gọi các đảng phái tại Thổ Nhĩ Kỳ "hành động trong khuôn khổ pháp luật".


BBC 16/7/16 5 giờ trước


Tuần hành ủng hộ dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ


image019

Image copyright epa Image caption Đám đông vẫy cờ đêm 16/7 tại các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ


Đám đông tập hợp tại Istanbul và các thành phố khác để đáp lại lời kêu gọi bảo vệ nền dân chủ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự thất bại.


Tổng thống Recep Tayyip Erdogan muốn Mỹ dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc là đã xúi giục cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, ông Gulen bác bỏ bất kỳ giả định liên hệ giữa ông và những gì đã xảy ra.


Gần 3.000 binh sĩ đã bị bắt giữ và 2.700 thẩm phán bị sa thải trong lúc chính phủ tái khẳng định quyền lực.


Các tướng lĩnh được ghi nhận nằm trong số những người bị bắt giữ.


Thủ tướng Binali Yildirim gọi âm mưu đảo chính là một "vết đen của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ".


Các vụ nổ bom và súng được nghe thấy tại các thành phố trọng điểm đêm 15/7. Thống kê chính thức cho thấy 161 dân thường và cảnh sát thiệt mạng, trong lúc 104 binh sĩ tham gia đảo chính cũng bị giết. 1.440 người bị thương.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng pháp luật trong quá trình điều tra âm mưu đảo chính.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen.


Mỹ tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ phải chứng minh những cáo buộc trước khi việc dẫn độ ông Gulen có thể được xem xét.


'Bất ổn'


Trong khi đó, Mỹ khuyến cáo công dân nước họ về bất kỳ ý định đi đến Thổ Nhĩ Kỳ.


Image copyright EPA Image caption Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan "ngày càng trở nên độc trị"


"Khách du lịch nước ngoài và Mỹ bị các tổ chức khủng bố quốc tế và bản địa nhắm mục tiêu rõ ràng," thông cáo Bộ Ngoại giao Mỹ viết.


Jeremy Bowen, Biên tập viên Trung Đông của BBC News phân tích: “Có âm mưu đảo chính là do Thổ Nhĩ Kỳ bị chia rẽ sâu sắc với kế hoạch của Tổng thống Erdogan muốn thay đổi đất nước và do bạo lực lây lan từ cuộc chiến ở Syria".


"Tổng thống Erdogan và Đảng AK đã trở thành chuyên gia trong việc đắc cử, nhưng vẫn luôn tồn tại nghi ngờ về cam kết lâu dài của ông với dân chủ. Ông là một chính trị gia Hồi giáo, người bác bỏ di sản thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Ông Erdogan ngày càng trở nên độc trị và cố gắng biến mình thành một tổng thống có khả năng điều hành mạnh mẽ".


"Ngay từ đầu, chính quyền của ông Erdogan đã tham gia sâu vào cuộc chiến ở Syria, ủng hộ phe đối lập Tổng thống Assad. Nhưng bạo lực đã tràn qua biên giới, châm ngòi lại cho cuộc chiến giữa Đảng PKK của người Kurd và khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành mục tiêu của quân thánh chiến tự xưng là Nhà nước Hồi giáo.


Điều này gây lo lắng lớn. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối diện với bất ổn và nỗ lực lật đổ Tổng thống Erdogan chưa phải là diễn biến cuối cùng”./


BBC 17 tháng 7 2016

12 Tháng Hai 2015(Xem: 20638)
“Ấn Độ Dương đang ngày càng trở thành điểm nóng về mặt địa lý và chiến lược. Châu Phi, Ấn Độ, các nước vùng Vịnh đều cùng chia sẻ Ấn Độ Dương và Úc là một quốc gia quan trọng”, bà Rosita Dellios, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bond (Úc), nói với Bloomberg.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 20480)
Có lo ngại 300 người di cư đã thiệt mạng sau khi các thuyền chở họ bị chìm ở Địa Trung Hải, cơ quan người tỵ nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) nói. "Chín người được cứu sống sau bốn ngày trên biển. 203 người khác đã bị những ngọn sóng nhấn chìm," nữ phát ngôn viên của UNHCR tại Ý, Carlotta Sami nói trên Twitter.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 23319)
Wall Street Journal viết, năm 2014, Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ tổng cộng 467 tỷ USD, và Hoa Kỳ gửi 124 tỷ hàng hóa sang Trung Quốc, là khoản thâm hụt kỷ lục, số liệu của U.S. Census Bureau. Được biết hàng loạt doanh nghiệp từ các nước (đa phần từ Trung Quốc) đã sang Việt Nam đầu tư, đón đầu cơ hội TPP.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 21120)
Khoảng 50 xe tăng, 40 hệ thống tên lửa và 40 xe bọc thép từ Nga đã vượt biên giới ở khu vực Izvaryne để vào miền Đông Ukraine giữa lúc hội đàm Minsk diễn ra, theo quân đội Ukraine hôm 12-2.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 19078)
Ông Obama biện minh cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách sử dụng luật trao quyền chiến tranh năm 2001 được Quốc hội phê chuẩn cho tổng thống khi đó là George W. Bush.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 20683)
Ông Vladimir Putin nói "chúng tôi đã đạt thỏa thuận về các ý chính" sau cuộc đàm phán kéo dài với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko và các lãnh đạo Đức và Pháp. Cuộc đàm phán do Đức và Pháp làm trung gian nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 19566)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: Người dân Ukraine đang bị sát hại vậy mà chúng ta chỉ gửi cho họ chăn màn và thức ăn. Chăn màn không giúp được gì trước xe tăng Nga. Hơn một triệu người dân Ukraine đã rời bỏ nhà cửa kể từ tháng Tư năm 2014 khi phiến quân chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Luhansk và Donetsk sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea tự trị của Ukraine.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 19727)
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama cho biết ông sẽ chờ đợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh ngày thứ Tư trước khi quyết định xem có nên cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Kiev hay không trong cuộc chiến của Ukraine để chấm dứt cuộc nổi dậy của thành phần ly khai.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 19844)
Ngoại trưởng Kerry phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Munich-Germany hôm Chủ nhật rằng thế giới đang chứng kiến một tình trạng 'tội phạm hỗn loạn'
05 Tháng Hai 2015(Xem: 18455)
Libya đã rơi vào tình trạng hỗn loạn và bế tắc chính trị kể từ khi nhà độc tài lâu năm Moammar Gadhafi bị lật đổ và bị hạ sát vào năm 2011. Những phe phái vũ trang đối thủ đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát những cảng dầu của Libya.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 18254)
Quốc vương Abdullah nói chuyện với dân chúng Jordan từ Washington hôm thứ ba: “Đây là hành vi khủng bố hèn nhát của một nhóm tội phạm không có liên hệ gì với đạo Hồi. Viên phi công can trường đã hy sinh cuộc sống để bênh vực cho đức tin của mình, cho đất nước, cho quốc gia và đã gia nhập những người tuẫn đạo khác của Jordan.”
03 Tháng Hai 2015(Xem: 31307)
Truyền hình nhà nước Jordan xác nhận cái chết của ông và nói ông đã bị giết cách đây một tháng. Đoạn video được đăng lên mạng hôm thứ Ba thông qua một tài khoản Twitter được cho là nguồn tuyên truyền cho IS. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong một tuyên bố rằng nếu đoạn video là đúng thì đó sẽ là "một chỉ dấu nữa cho thấy sự tàn ác và man rợ" của IS.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 19775)
Đó là một cách miêu tả tính chất cuốn sách nhan đề The China Choice: Why America should share power (Những Chọn Lựa Đối Với Trung Quốc: Tại sao Hoa Kỳ cần chia quyền lực với Trung Quốc) của ông Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược người Úc mới xuất bản viết về quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 18579)
Phóng viên BBC Rana Jawad ở Tripoli cho biết trong tháng qua đã có một loạt các sự kiện ở Tây Libya bao gồm đánh bom và bắt cóc và tài khoản mạng xã hội của IS đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này. Tuy nhiên phóng Jawad cũng nói hiện vẫn chưa chắc chắn là liệu những nhóm phiến quân này là lực lượng tại chỗ của IS hay chỉ là những người hâm mộ đi theo IS.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 17497)
Những cuộc tuần tra thường xuyên trên không của Nhật Bản chỉ giới hạn ở Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp một nhóm quần đảo. Mở rộng những chuyến bay tuần tra xuống Biển Đông gần như chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16950)
Anh Quốc đã trong tình trạng báo động sau khi hai oanh tạc cơ của Nga bay sát không phận nước này. Các máy bay Nga không xâm nhập không phận Anh, nhưng đã đi qua vùng ngoài khơi Ai Len, rồi vùng biển Manche và chỉ cách bờ biển Scotland khoảng 50 km về phía bắc, nơi có rất nhiều các tuyến hàng không.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 20157)
Nhà trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng sẽ cùng tham gia vào một sự kiện dự kiến tổ chức tại Washington vào ngày 05/02/2015 tới đây. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết : tại sự kiện “bữa ăn sáng và cầu nguyện quốc gia, Tổng thống Obama sẽ phát biểu về tầm quan trọng của tôn trọng tự do tôn giáo". Năm nay, các nhà tổ chức sự kiện đã mời Đạt Lai Lạt Ma tới tham dự.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 17736)
Trong đoạn video có thời lượng 67 giây mà IS công bố hôm 31/1, Goto quỳ trên mặt đất trong khi chiến binh bịt mặt đọc thông điệp trước ống kính camera. Sau đó tên sát nhân hạ dần con dao và màn hình chuyển sang màu đen. Sau đó, khi màn hình trở lại trạng thái bình thường, người xem thấy thi thể nhà báo Nhật Bản trên mặt đất, BBC đưa tin. Bà Junko Ishido, mẹ của Goto, nói rằng anh là một người đàn ông tốt và anh chết vì cố gắng cứu mạng Haruna Yukawa, một con tin người Nhật khác.
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 34406)
Được mô tả như là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao, Henry Kissinger vẫn được chính phủ Mỹ trọng dụng, mặc dù rất nhiều nhà phân tích chính trị đã chỉ rõ là những sách lược của ông ta từ những năm 60-70 đã gây tổn hại tức thì cho nhiều quốc gia, cũng như về sau đó của nước Mỹ.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17568)
Hoa Xuân Oánh tuyên bố: "Thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không, và rằng Bắc Kinh tin là sẽ không có vấn đề gì nổi lên trong tương lai. Cùng lúc đó, một bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo của đảng cộng sản Trung Quốc thúc giục Ấn Độ chớ có rơi vào ‘bẫy’ của Mỹ để can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.