USS Ronad Reagan "đóng đô" ở biển Quốc Tế / TT Obama: "Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương"

11 Tháng Chín 201611:16 CH(Xem: 14585)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 12 SEP 2016


USS Ronald Reagan "đóng đô" giữa biển Hoàng Sa-Trường Sa


image026

USS Ronald Regan. - "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


VOA-Cambodia ngày 12/7 đưa tin, tàu sân bay USS Ronald Reagan đang hiện diện trên vùng biển quốc tế giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).



Hạm trưởng Donnelly cho biết: "Tôi là Hạm trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy tàu sân bay USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


image028

Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong một hoạt động trên Biển Đông, ảnh minh họa: seahawkumitaka.wordpress.com.


Chúng tôi đang tiến hành các hoạt động bình thường của một cụm tàu sân bay tấn công, đó là tự do hàng hải, hoạt động trong khu vực hàng hải của toàn thế giới. Rất nhiều tàu đã đi qua khu vực này, từ Australia đến Malacca.


Đây là một khu vực mà chúng tôi thường xuyên hoạt động và thực hiện các bài tập cùng bạn bè, đồng minh của chúng tôi, cũng như các nước láng giềng trong khu vực này để chứng minh cam kết của chúng tôi cho tự do của biển và các quyền tự do thương mại."


HkMh USS Ronald Reagan chính thức đi vào hoạt động năm 2001, dài khoảng 330 mét, rộng 76 mét, trang bị động cơ hạt nhân. Từ tháng 1/2014, con tàu này thay thế tàu USS George Washington tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.


Hạm trưởng Donnelly cho biết, con tàu có thủy thủ đoàn hơn 5000 người, bao gồm các kỹ sư, bác sĩ, phi công và sĩ quan hải quân, với 70 máy bay chiến đấu gồm F-18, trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát.


Ông nói thêm rằng, một trong những nhiệm vụ chính của tàu sân bay này là duy trì hòa bình ở Biển Đông:


 


"Không có quá nhiều bận tâm với chúng tôi vì chúng tôi luôn hoạt động ở đây. Chúng tôi có lịch sử lâu dài của các hoạt động ở Biển Đông và khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương."


(theo Hồng Thủy 12/07/16)


Hậu chấn PCA-Kết quả G-20


TT Obama: "Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, chúng tôi hiện diện ở đây lâu dài"

image030

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Hội trường Văn hóa Quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane, 6/9/2016.


Tổng thống Mỹ Barack Obama trấn an các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương rằng chính sách tái cân bằng chiến lược của Mỹ về khu vực này "sẽ kéo dài trong trường kỳ" vì nó "phản ánh những lợi ích quốc gia căn bản."


Trong một bài phát biểu tại thủ đô Vientiane của Lào hôm thứ Ba, Tổng thống Obama nói rằng có sự công nhận rộng rãi ở Mỹ rằng Châu Á Thái Bình Dương "sẽ trở nên quan trọng hơn trong thế kỷ sắp tới, đối với cả Mỹ và thế giới."


Tổng thống phát biểu trước khoảng 1.000 người tại Hội trường Văn hóa Quốc gia Lào, một ngày sau khi ông làm nên lịch sử khi trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đến thăm nước này.


Đứng trước những lá cờ đại diện cho Mỹ, Lào và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Obama phát biểu trước cử tọa bao gồm những quan chức chính phủ, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Lào và Mỹ, học sinh sinh viên, những nhà lãnh đạo xã hội dân sự và những nhóm phụ nữ.


Ông Obama nói tham gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là điều mang tính hệ trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh tương lai của Mỹ. Chiến lược của Tòa Bạch Ốc cũng nhắm mục tiêu làm đối trọng trước ảnh hưởng và quyền lực đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.


Còn chưa đầy năm tháng tại chức, ông Obama nói Mỹ đã tham gia sâu hơn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hơn bao giờ hết trong nhiều thập kỷ qua.


"Vị thế của chúng tôi giờ mạnh hơn và sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng là một quốc gia Thái Bình Dương, chúng tôi hiện diện ở đây lâu dài," ông nói. "Trong lúc khốn khó hay thuận lợi, quý vị có thể trông cậy vào Hoa Kỳ."


Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ thừa nhận thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - "trụ cột" kinh tế của chiến lược tái cân bằng của ông đang gặp rắc rối ở Mỹ.


Thỏa thuận thương mại to lớn này, đã được 12 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương ký kết, vẫn phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.


Trước đó trong ngày thứ Ba, ông Obama đã hội đàm với Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachit trong phủ chủ tịch.

Sau cuộc hội kiến, Tòa Bạch Ốc loan báo một khoản đóng góp trong ba năm, trị giá 90 triệu đôla cho Lào để thực hiện một cuộc khảo sát toàn quốc về bom đạn chưa phát nổ và những nỗ lực rà phá bom do lực lượng Mỹ thả xuống Lào trong những năm 1960 và 1970./ VOA 07.09.2016

14 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3587)
05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3375)