TPP bị hủy, trò chơi địa chính trị khu vực sẽ thế nào?

06 Tháng Mười Hai 20165:40 CH(Xem: 14522)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  07   DEC  2016


TPP bị hủy, trò chơi địa chính trị khu vực sẽ thế nào?


Bùi Nguyên Gửi cho BBC từ Singapore


 image006


Top of Form

 Bottom of Form


Image copyright Reuters Image caption Ông Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ ra khỏi TPP


Người sắp là tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ khỏi TPP và thay bằng các hiệp định thương mại song phương ngay sau khi ông nhận chức.


Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã nói nếu không có Mỹ thì TPP sẽ không có nghĩa lý gì. Vậy là hiệp định TPP coi như thất bại.


Về địa chính trị, TPP là mục đích của Mỹ nhằm bớt sự phụ thuộc về thương mại của các nước gần Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand vào việc giao thương với Trung Quốc. Tổng thống Obama từng khẳng định rằng, nếu không lôi kéo các nước quan trọng trong khu vực Tây Thái Bình Dương vào TPP, thì Trung Quốc sẽ là người viết luật chơi thương mại trong khu vực. Sự ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm sút.


Sau việc tái phối trị lực lượng quân sự về vùng Tây Thái Bình Dương, thì TPP là công cụ về kinh tế của tổng thống Obama để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Tất cả đều năm trong chiến lược xoay trục về Châu Á (Pivot to Asia) của tổng thống Obama và bà Hillary Clinton, khi còn làm bộ trưởng ngoại giao, đề ra từ năm 2009.


Cùng với sự thất cử của bà Hillary Clinton thì TPP coi như hoàn toàn thất bại, Xoay Trục Châu Á của Obama trở nên dang dở.


Thủ tướng Singapore trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time vào tháng 10 nhận định Trung Quốc sẽ dùng kẹo mút (lollipops: ý nói dùng tiền) để dụ dỗ các nước nhỏ trong khu vực, nếu Mỹ từ bỏ TPP. Ông Lý Hiển Long cho rằng uy tín của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu TPP bị hủy bỏ.


Theo ông Lý, tình hình ở Biển Đông là trò chơi được và mất (zero-sum game). Các nước cần biết cách chơi, xem đánh đổi là gì, nên liên minh hay đối tác với ai. Trung Quốc thì rất rõ ràng về lợi ích của họ ở Biển Đông và hành động của họ rất nhất quán trong việc giành lợi ích.


Ông Lý cũng tin rằng tình hình Biển Đông còn phụ thuộc vào hành động của Ấn Độ và Nhật Bản. Ấn Độ tuy không bằng Trung Quốc về kinh tế, nhưng đang ngày càng mạnh lên. Ông Modi đang đưa Ấn Độ đi đúng hướng và lợi ích của Ấn Độ sẽ bao gồm cả vùng Biển Đông và họ sẽ có những hành động tích cực. Còn nội các Nhật Bản thì vào đầu tháng 2 đã tuyên bố rằng sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không vi phạm hiến pháp.


Philippines và Malaysia đang xoay trục sang Trung Quốc?


image003


Image copyright AFP Image caption Người phản đối TPP ở Washington DC, ngày 14/11


Ngày 28/10/2016, tờ Straits Times của Singapore chạy tít : Sau Philippines, đến lượt Malaysia xoay trục sang Trung Quốc. Bài báo nói về chuyến thăm của thủ tướng Malaysia Najib Razak sang Trung Quốc đi kèm với hợp đồng mua vũ khí Trung Quốc của Malaysia. Theo đó ông Najib tuyên bố Malaysia sẽ mua 4 tàu hải quân tuần tra gần bờ của Trung Quốc. Đây là hợp đồng quan sự đáng kể đầu tiên giữa Malaysia và Trung Quốc giữ lúc căng thẳng đang lên ở Biên Đông và sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.


Mối quan hệ giữa Mỹ và Malaysia ngày càng xấu đi, sau khi Bộ Tư Pháp Mỹ khởi kiện trong vụ kiện mà bị đơn liên quan đến quỹ đầu tư nhà nước của Malaysia 1MDB. Quỹ này do ông Najib thành lập, và giám sát. Ông Najib cũng bị dư luận trong nước cáo buộc tham nhũng do liên quan đến bê bối 1MDB này. Ông Najib đã bác bỏ mọi cáo buộc.


Trong khi đó Trung Quốc và Malaysia lại càng nồng ấm. Vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã tung 2.3 tỷ USD mua lại tài sản cho quỹ 1MDB, giúp ông Najib nhẹ bớt nỗi lo nợ nần mà quỹ 1MDB này gây ra.


Trước đó, tại Philippines, tân tổng thống Rodrigo Duterte đã khiến nhiều người ngỡ ngành khi ông dùng những lời lẽ nhục mạ ông Obama và chỉ trích chủ nghĩa đế quốc của Mỹ. Ông cũng tuyên bố dừng hoạt động tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và có thể sẽ đề nghị Mỹ rút hết nhân viên quân sự khỏi Philippines trong vòng hai năm tới. Động thái này có nguy cơ đe doạ khả năng xoay trục quân sự của Mỹ về châu Á. Vào năm 2014, chính quyền tổng phống Philippines khi đó là ông Benigno Aquino đã ký với Mỹ Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (Enhanced Defence Cooperation Agreement, EDCA) cho phép Mỹ đưa quân và tàu chiến vào một số đảo của Philippines. Hiệp định này, cùng với các động thái khác của Mỹ như đưa 2500 lính thủy đánh bộ đến Australia, và tăng cường sự hiện diện quân sự ở cảng quân sự Changi của Singapore, là kế hoạch tái cân bằng quân lực của Mỹ về Châu Á.


Thu giữ xe tăng của Singapore tại Hong Kong


Quan hệ Trung Quốc và Singapore dần trở nên căng thẳng sau khi Singapore ủng hộ phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Hơn nữa, Singapore dần dần đang thể hiện ngả về phía Mỹ trong tình hình Biển Đông. Singapore là một nhân tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của ông Obama. Mỹ đã tiếp đón vợ chồng ông Lý với nghi thức cao nhất cùng quốc yến khi ông Lý đến thăm Singapore hồi tháng Tám. Ai cũng biết Singapore mua nhiều máy bay F15, F16, và các loại vũ khí của Mỹ


Cách đây hơn một tuần, căng thẳng này thể hiện rõ hơn qua việc cảng Hong Kong thu giữ tàu chở 9 xe tăng của Singapore trên đường từ Đài Loan trở về. Việc Singapore có đưa quân đi tập luyện ở Đài Loan từ trước tới nay không ai lạ gì. Cho nên việc Trung Quốc ra lệnh bắt giữ này là lời cảnh báo của Trung Quốc với Singapore, không chỉ là về vấn đề Đài Loan, mà cả về động thái của Singapore ở Biển Đông.


Ngoại trưởng Singapore ông Vivian Balakrishnan vài ngày trước đã phải dịu giọng làm hòa, tái khẳng định lập trường công nhận nguyên tắc Một nước Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan.


Quan hệ Mỹ, Trung, Nga ở Biển Đông


Quan hệ kinh tế của Mỹ và Trung Quốc là khá khăng khít. Trung Quốc đã cho Mỹ vay hàng nghìn tỷ USD qua việc mua trái phiếu chính phủ Mỹ và tất nhiên Trung Quốc quốc có lợi ích trong nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc rất nhiều. Mối quan hệ Mỹ - Trung hoàn toàn khác hẳn quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây. Kinh tế vẫn là mối quan hệ quan trọng giữa hai nước.


Nga đang có những quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc sau khi căng thẳng với Mỹ và phương Tây, do vụ sáp nhập Crimea. Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký hiệp định lớn về khí đốt theo đó Nga sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc. Vào tháng 9 năm nay Nga đưa quân tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời Nga cũng phản đối phán quyết của toà án quốc tế PCA về đường lưỡi bò. Nga cũng đã đưa tàu chiến vào thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2014. Tuy nhiên dù sao thì Nga và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột, chiến tranh ở biên giới, 2 nước này sẽ thận trọng cảnh giác lẫn nhau.


Kết từ cho Việt Nam


Việc hủy bỏ TPP có vẻ như đang có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam. Trung Quốc đang lôi kéo thêm được nhiều nước trong ASEAN về phía mình và hạ uy tín của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc có vẻ như đang đi đúng lộ trình Giấc Mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình.


Hơn bao giờ hết nội lực của chính Việt Nam là quan trọng nhất.


Một thị trường mới trong TPP có thể giúp Việt Nam giảm dần phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. TPP có những ràng buộc giúp lành mạnh hoá môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tác động tốt đến quyền của người lao động. Những điều này sẽ giúp nội lực Việt Nam mạnh hơn.


Nay TPP bị hủy, chính lãnh đạo Việt Nam cần nhận thức mà thúc đẩy thay đổi: từ môi trường kinh doanh trong nước cho doanh nghiệp Việt mạnh lên, đến chủ động tại các thị trường mà Việt Nam đã ký FTA như EU, New Zealand,…


Hơn bao giờ hết nội lực của chính Việt Nam là quan trọng nhất. Hãy làm cho con người Việt Nam mạnh lên qua việc cải cách giáo dục theo hướng tự do học thuật, bỏ đi những giáo điều độc đoán. Chống và giảm tham nhũng bằng cách tăng lương công chức, tinh giản bộ máy nhà nước, và thu hút người giỏi vào làm lĩnh vực công.


Ở bên cạnh nước lớn có tư tưởng bá quyền, để tồn tại con người chúng ta phải mạnh lên, đồng thời ngoại giao phải khôn ngoan và thực dụng. (theo BBC 5/12/ 2016)


Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của người viết.

29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16472)
"Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga"... "Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước"..."Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17640)
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17049)
"Song song với ngoại giao, các mối quan hệ về kinh tế, quân sự cũng phát triển tốt, nổi bật là dự án khổng lồ nhằm thiết lập mạng lưới đường sắt tại Thái Lan, với chi phí lên đến hàng tỷ euro, do Trung Quốc xây dựng. Ngoài ra, Thái Lan cũng đã nêu lên khả năng mua tàu ngầm của Trung Quốc, với kinh phí gần một tỷ euro".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17386)
Les Echos dẫn lời ông Jean-Charles Brisard, chuyên gia tài chính của khủng bố, cho biết ước tính : « Dầu mỏ giờ đây bảo đảm 25% nguồn thu nhập của Daech, khoảng 600 triệu đô la mỗi năm ».
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16420)
"Hôm 26/11/2015, trước một triệu người tham dự thánh lễ tại thủ đô Kenya, Đức Giáo Hoàng đã dành thông điệp đầu tiên trong chuyến tông du Châu Phi để bênh vực thành phần dân chúng bị bạc đãi. Hai tuần sau loạt khủng bố ở Paris, và hàng loạt vụ khủng bố ở châu Phi, Ngài lên án một cách mạnh mẽ thành phần thanh niên « cuồng tín », nhân danh Chúa Trời thi hành những tội ác « man rợ », gieo rắc sợ hải và gây chia rẽ trong xã hội".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16650)
"Thổ Nhĩ Kỳ nói phi cơ của họ vừa bắn rơi một máy bay quân sự Nga gần biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16738)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga và hỗ trợ cho khủng bố sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại vùng biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17578)
- "Cùng thời điểm điều B-52 bay ngang Biển Đông, điều khu trục hạm USS Lassen áp sát 12 hải lý bãi đá Subi, đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo đậu ở Subic, Tổng Thống Barack Obama gởi "Thông điệp chiến hạm" đến Châu á, viện trợ an ninh biển và nhắc nhở "Liên minh kinh tế TPP" đừng bỏ lỡ cơ hội".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18559)
"Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16921)
"Qua tìm hiểu các nhân chứng, bạn bè và lấy nguồn tin từ cảnh sát, các tờ báo như Times, Sun, Daily Mail tìm cách mô tả rằng người phụ nữ trẻ này, sinh tại Pháp trong gia đình di dân gốc Morocco, từng "uống bia rượu, có nhiều bạn trai" trước khi đi vào con đường Thánh Chiến Hồi giáo".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18505)
- Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. - Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN và đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18015)
Ngay đợt tấn công đầu tiên của cảnh sát vào căn hộ tại Saint-Denis vào lúc 4 giờ 20 sáng ngày 18/11/2014, một phụ nữ thánh chiến Hồi giáo cực đoan đã tự kích hoạt đai chất nổ đeo trên người và chết tại chỗ. Đây là trường hợp đầu tiên tại Châu Âu và khiến chính quyền lo ngại. "Trên thế giới, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công có phụ nữ tham gia và cho thấy cách giấu chất nổ của họ. Một số người giấu trong trang phục truyền thống rộng rãi, một số khác giấu trong túi xách hay trong áo ngực".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18061)
Manila 17 Nov 2015 - "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». - "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng". - "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz". - M
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16656)
"Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)".
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18264)
"Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17453)
"Trong cuộc tranh luận ngày 14/11/2015 tại bang Iowa giữa ba ứng cử viên của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử sơ bộ để ra tranh chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, loạt khủng bố đẫm máu Paris đã chiếm một vị trí quan trọng".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17567)
6 địa điểm bị tấn công: Nhà hát Bataclan : 82 người chết Stade de France (ngoại ô Paris) : 4 người chết Phố Charonne : 18 người chết Phố Alibert : Ít nhất 12 người chết Phố Fontaine au Roi : Ít nhất 5 người chết Đại lộ Voltaire : Một người chết
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16941)
- TÒA BẠCH ỐC: "Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã gọi điện thoại cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình để tán dương “nỗ lực không ngừng và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn”. - HỒNG THỦY: "Có thể con đường phía trước của bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD còn nhiều thử thách, chưa hết chông gai nhưng những gì đã và đang diễn ra trong mấy ngày qua đã cho thấy sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của sự công khai minh bạch trong thế giới thông tin internet và cả sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo đảng USDP cầm quyền".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17127)
"Theo dự liệu, ông Netanyahu sẽ yêu cầu được viện trợ 50 tỉ đô la cho thập niên bắt đầu từ năm 2017 để duy trì ưu thế quân sự đối với các nước láng giềng. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17972)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."