Châu Á muốn Mỹ hay Nhật lãnh đạo khu vực ?

25 Tháng Mười Hai 20166:03 CH(Xem: 14647)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  26   DEC  2016


Châu Á muốn Mỹ hay Nhật lãnh đạo khu vực ?


 


image033


Hình minh họa - Một tạp chí bày bán tại Bắc Kinh có bài viết về ông Trump với tựa đề "Doanh nhân Trump sẽ thay đổi thế giới thế nào".


Châu Á Thái Bình Dương, khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, mong muốn Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở đây.


Mặc dù lợi ích lâu dài của Washington và sự can dự của Mỹ ở khu vực châu Á được đón nhận ở khu vực, nhưng những phát biểu từ Washington, nhất là sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống, đôi khi làm các nước châu Á thấy bối rối.


Do đó, theo báo cáo của tổ chức Asia Foundation công bố tại Washington đầu tháng này, trong khi hầu hết các quốc gia châu Á muốn Mỹ tiếp tục vai trò tái cân bằng chiến lược lâu dài, họ cũng đang chào đón một Trung Quốc đang nổi lên để giúp cho sự phát triển kinh tế trong khu vực.


Giáo sư Thitinan Pongsudhirak thuộc Viện Nghiên Cứu An Ninh Quốc Tế của Đại học Chulalongkon có trụ sở ở Bangkok, nhận định mặc dù chính sách xoay trục châu Á được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nhưng trong hầu hết 8 năm qua, chính sách này không được thực hiện một cách thích hợp. Do đó, theo ông, nhiều nước châu Á, nhất là trong khu vực Đông Nam Á, đã tìm đến Nhật, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang bành trướng thế lực trong vùng.


Giáo sư Pongsudhirak:


“Ở Đông Nam Á, Nhật có vai trò giống như là Mỹ đã từng đóng. Các nước Đông Nam Á, họ không muốn tìm đến Trung Quốc. Không ai muốn cả. Nhưng họ bị bắt buộc phải làm thế vì họ không có sự lựa chọn nào khác. Và khi Nhật Bản tiến lên 1 chút (trong vai trò lãnh đạo) họ ủng hộ ngay.”


Theo giáo sư Pongsudhirak, một trong những tác giả của bản báo cáo, Thái Lan và Philippines đã không còn là đồng minh của Mỹ trong khu vực nữa vì họ đã thất vọng về Mỹ và tìm đến Trung Quốc.


Mỹ là một cường quốc chính ở châu Á trong 70 năm qua. Chính sách “tái cân bằng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama được đưa ra năm 2010 phát ra những tín hiệu về sự chuyển dịch quyền lực về kinh tế, chính trị và chiến lược hướng về châu Á Thái Bình Dương.


Tuy nhiên, theo báo cáo của Asia Foundation về “Quan điểm châu Á về vai trò của Mỹ ở khu vực”, trong khi châu Á hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh và đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế của khu vực thì đang có những mối lo ngại rằng chính quyền tiếp theo ở Mỹ sẽ lưỡng lự trong vai trò lãnh đạo.


Bản báo cáo này cho biết đã có nhiều ý kiến ở Mỹ về việc chấm dứt những cam kết an ninh của Hoa Kỳ ở châu Á và nhận định rằng điều này sẽ làm phương hại nặng nề đến lợi ích của cả Mỹ và khu vực, và sẽ đẩy các quốc gia châu Á tìm đến những cường quốc khác để đảm bảo cho an ninh của chính họ.


Giới chuyên gia cho rằng Mỹ cần phải tiếp tục có mặt ở châu Á để kiềm chế sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. Sau 35 năm phát triển kinh tế nhanh chóng với chính sách mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc giờ đây đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.


Giáo sư Pongsudhirak nói nếu Mỹ không tiếp tục hướng về châu Á thì khu vực này sẽ vẫn phải tiếp tục tiến lên mà không có Mỹ.


Ông cho biết: “Nếu (Mỹ) không can dự, không tiếp tục thì chính sách tái cân bằng sẽ được thay đổi bằng cách nào đó, có thể dưới một cái tên khác hoặc bắt đầu lại nhưng điểm mấu chốt là phải tái cân bằng lại những lợi ích chung và tiếp tục can dự bằng một cách khác. Còn nếu Mỹ không muốn thì Đông Nam Á vẫn sẽ tiếp tục tiến lên. Thái Lan và Philippines đã nhìn thấy điều đó và họ đã làm rồi.”


Theo Trung tâm Nghiên cứu PEW, phần lớn người dân ở Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật và Indonesia muốn Mỹ là một thế lực đối trọng với Trung Quốc./ (theoVOA 24.12.2016)


Shinzo Abe ‘tin tưởng’ Donald Trump


image030

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông "vô cùng tin tưởng" vào tân tổng thống Mỹ Donald Trump, sau cuộc gặp 90 phút tại tòa Tháp Trump, New York.


Ông Abe mô tả cuộc gặp là "thẳng thắn" và "ấm cúng".


Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Trump với một lãnh đạo quốc tế từ khi thắng cử.


Mỹ và Nhật đã là đồng minh từ sau kết thúc Thế chiến Hai, khi Mỹ giúp Nhật tái thiết kinh tế.


Tổng thống tân cử của Mỹ đã nói sẽ xóa bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận mà Nhật ủng hộ.


Quốc hội Nhật đã thông qua TPP bất chấp khả năng thỏa thuận này không còn hiệu lực khi ông Trump nhậm chức.


Image copyright Reuters Image caption Ông Trump và Abe gặp nhau ở Tháp Trump, New York


Ông Trump cũng nói Nhật cần trả thêm tiền để giữ quân Mỹ ở lại đất Nhật. Ông cũng gợi ‎ ý Nhật và Hàn Quốc nên có vũ khí hạt nhân để chống lại đe dọa của tên lửa Bắc Hàn.


Tin tức nói cuộc gặp được dàn xếp khi ông Abe gọi điện chúc mừng ông Trump, cho hay ông sẽ tạt ngang qua New York trên đường dự hội nghị Apec ở Peru.


Phát biểu sau cuộc gặp, ông Abe nói: "Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện rất thẳng thắn trong khoảng thời gian đáng kể. Bầu không khí rất ấm cúng."


"Tôi tin rằng nếu hai quốc gia không có niềm tin, liên minh trong tương lai sẽ không có hiệu quả. Sau cuộc thảo luận hôm nay, tôi tin ông Trump là lãnh đạo mà tôi có thể vô cùng tin tưởng."


Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi người kế nhiệm cứng rắn với Nga nếu Moscow không tuân thủ "các giá trị Mỹ và quy chuẩn quốc tế".


Phát biểu sau khi gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin, ông Obama nói ông hy vọng ông Trump sẽ "không chỉ có cách tiếp cận thực tiễn" khi bàn thảo với Nga./
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21074)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16762)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18405)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23385)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16439)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17061)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16308)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 18002)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17486)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16811)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15502)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17967)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16904)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16654)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 17306)
"Hôm 17/04/2016, tổng thống Miến Điện Htin Kyaw đã ân xá cho hơn 80 tù nhân nhân dịp năm mới truyền thống của người Miến Điện".