Từ chối yêu cầu từ chức, công tố viên Mỹ ‘bị sa thải’

12 Tháng Ba 20178:04 CH(Xem: 13412)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 13  MAR  2017


Từ chối yêu cầu từ chức, công tố viên Mỹ ‘bị sa thải’


image016

Công tố viên Preet Bharara.


Một công tố viên nổi bật của Hoa Kỳ nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sa thải ông hôm 11/3, sau khi ông từ chối từ chức như yêu cầu của Bộ Tư pháp đối với ông và 45 công tố viên khác.

Khi gặp nhau sau khi đắc cử tổng thống Mỹ cuối năm ngoái, ông Preet Bharara cho biết rằng ông đã được ông Trump yêu cầu tại vị.

Nhưng tới hôm 10/3, ông lại nằm trong sách sách các công tố viên từng được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm phải từ chức theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, gây bất ngờ cho nhiều người.

Trên Twitter hôm 11/3, công tố viên này viết: “Tôi không từ chức. Ít phút trước, tôi bị sa thải”. Ông nói thêm rằng việc trở thành công tố viên ở New York “sẽ mãi là vinh dự lớn nhất trong sự nghiệp của tôi”.


image017

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer "lo ngại" các cuộc từ chức hàng loạt theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.


Trước đó, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Chuck Schumer đại diện bang New York cho biết ông "lo ngại" về những vụ từ chức hàng loạt, nhất là vụ liên quan tới ông Bharara, và nói rằng hành động này không được thực hiện "một cách có trật tự".

Các tổng thống Mỹ thường yêu cầu những người được bổ nhiệm trong chính quyền trước từ chức, nhưng quyết định thay thế nhiều công tố viên đồng thời như vậy khiến nhiều người ngạc nhiên.

Ông Bharara được nhiều người biết tiếng sau khi theo đuổi các vụ tham nhũng lớn cũng như các vụ chống lại các quan chức ngân hàng ở Wall Street.

Công tố viên này từng được nêu tên trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time năm 2012.

Viết trên tạp chí này khi ấy, ông Việt Đinh, cựu Thứ trưởng Tư pháp Mỹ gốc Việt, nói rằng ông Bharara “là bạn thân từ những ngày đầu học đại học”.

Ông Việt Đinh viết rằng công tố viên gốc Ấn Độ này luôn “kiếm tìm sự thật” và “phụng sự pháp luật, chứ không phải vì các mục đích phe phái”./ (theo VOA 13/03/2017)
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15292)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15047)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15530)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14149)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16492)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15984)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15432)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15084)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15194)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14626)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14096)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14147)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14380)
Theo chương trình, lẽ ra ông Putin sẽ tới thăm Paris vào ngày 19 tháng 10, và theo ấn định sẽ dự lễ khai trương một nhà thờ Chính thống giáo mới.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15361)
Dutetrte: "Chúng ta không nhấn mạnh vấn đề Scarborough vì chúng ta không có khả năng chiến thắng. Ngay cả khi chúng ta tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta không thể lấy lại nó (bằng việc tức giận)."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15099)
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Bạch Cung.