Giấc mơ kinh tế APEC 2017: "Nền kinh tế nhân văn"

02 Tháng Mười Một 20176:33 CH(Xem: 12012)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  SÁU  03  NOV  2017


APEC: Làm gì để không ai bị bỏ lại phía sau?


image010Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực


Ý kiến nói thành viên APEC có nhiều việc cần làm để giảm sự phân hóa rõ ràng về kinh tế giữa những cá nhân giàu có và người yếu thế.


Trong bài viết 'Tám ý tưởng vì một nền kinh tế APEC không để ai bị bỏ lại phía sau', Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc Gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng chính các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với khoảng cách giàu nghèo đang trở nên rộng hơn bao giờ hết.


Tác giả mô tả Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng lần này là cơ hội để các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế thẳng thắn nhìn lại các chính sách, mô hình tăng trưởng và sự thất bại của chúng trong việc tiến tới thịnh vượng chung.


"Các chính sách này chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho một nhóm nhỏ trong khi hàng triệu phụ nữ, công nhân và nông dân đang bị tụt lại phía sau.


"Tại Indonesia, 1% tổng dân số nắm giữ nửa tổng tài sản của toàn nước và bốn người giàu nhất có khối tài sản lớn hơn 100 triệu người nghèo nhất. Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực. Tương tự, tại Thái Lan, 1% những cá nhân giàu có sở hữu 56% khối tài sản quốc gia," tác giả viết.


Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, mô hình kinh tế trong khu vực đang chuyển lợi ích của phụ nữ, công nhân, nông dân, ngư dân và người sản xuất nhỏ sang cho các thế lực cao hơn.


image011

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm, như không được trả công và những công việc trả lương thấp.


"Thay vì mở rộng tiếp cận đất đai và những nguồn lực sản xuất khác cho nhóm phụ nữ, công nhân và người dân nghèo, mô hình kinh tế hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu cho một vài cá nhân thâu tóm những nguồn lực này.


"Phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm, như không được trả công và những công việc trả lương thấp là cơ sở tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chính hệ thống mà họ đang đóng góp này lại bỏ họ tụt lại phía sau.


Theo tác giả nền tài khóa "không công bằng" mà ở đó những tập đoàn lớn và cá nhân giàu có không đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế, đang làm ảnh hưởng đến đầu tư công cho các dịch vụ thiết yếu, góp phần làm giảm cơ hội cho thế hệ tương lai, phá vỡ vòng xoáy nghèo đói.


"Hầu hết các quyết định về kinh tế được hình thành sau những cánh cửa kín mà thiếu hẳn cơ chế tham gia của các bên liên quan trong đó có người dân," là yếu tố được nhắc tới.


Các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh lần này. Việt Nam, quốc gia chủ trì cuộc họp năm nay, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.


Giám đốc Quốc Gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đưa ra điều bà gọi là những đề xuất để hiện thực hóa khát vọng của APEC về cái gọi là "tăng trưởng bao trùm".


"Các nhà lãnh đạo APEC cần nhìn nhận bất bình đẳng đang gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. APEC cần thúc đẩy hợp tác trong khu vực và toàn cầu để xóa bỏ xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận và nâng cao khả năng quản lý thuế, thiết lập những quy định về mức lương đủ sống…"


Bài viết nêu bật nhu cầu cần hỗ trợ các Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa (MSMEs) do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ trong khi thúc đẩy sự tham gia trực tiếp của công dân.


"Nghèo đói và bất bình đẳng cực đoan không phải do số phận gây ra. Những vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết và xóa bỏ.


"Các nhà lãnh đạo APEC giữ một vai trò đặc biệt trong việc chấm dứt những vấn đề dai dẳng này bằng việc kiến tạo và thúc đẩy nền kinh tế nhân văn mà ở đó không ai bị bỏ lại phía sau, một thế giới tươi sáng cho các thế hệ sau," tác giả kết luận./(theo BBC 31/10/ 2017)