Jerusalem, thủ đô Israel: 5 điều cần biết về quyết định mạo hiểm của Trump

07 Tháng Mười Hai 20177:57 CH(Xem: 12392)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  SÁU  08  DEC  2017


Jerusalem, thủ đô Israel: 5 điều cần biết về quyết định mạo hiểm của Trump


 image006

Cờ Mỹ và cờ Israel được treo bên ngoài tòa thị chính Jerusalem, ngày 07/12/2017.REUTERS/Ammar Awad


Khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv đến thành phố thánh, tổng thống Donald Trump đoạn tuyệt với quan điểm của cộng đồng quốc tế và chấm dứt chính sách của Mỹ từ vài thập kỷ qua về Jerusalem.


RFI tiếng Việt tổng hợp một số thông tin của AFP và hai nhật báo Pháp Libération và l’Humanité trong hai ngày 05-06/12/2017 để giải thích về vai trò của Jerusalem đối với thế giới Hồi Giáo và Do Thái, cũng như quyết định mạo hiểm của tổng thống Mỹ.


Jerusalem : Vùng đất thiêng của 3 tôn giáo


Khu Thành Cổ Jerusalem là vùng đất thánh của ba tôn giáo : Do Thái, Hồi Giáo, Kitô giáo với vài tỉ tín đồ trên thế giới. Trước hết là quần thể Đền Thờ, được người Hồi Giáo gọi là Haram Al Sharif, còn người Do Thái gọi là Núi Đền (Temple Mount).


Đối với người Hồi Giáo, đây là địa danh thiêng liêng thứ ba với Nhà thờ Al-Aqsa có mái vòm bạc, vì theo truyền thuyết, khu vực này là nơi xa nhất mà nhà tiên tri Mahomet đã đến. Nổi bật chính giữa là đền thờ Mái vòm (Dome of the Rock) dát vàng tráng lệ được dựng trên khối đá nơi nhà tiên tri thăng thiên.


Đây cũng là vùng đất thánh của người Do Thái, nơi ngôi đền của họ đã được dựng lên. Phía dưới là bức tường Than Khóc, trước từng là tường đỡ, và hiện là di tích cuối cùng của Ngôi đền Do Thái thứ hai bị người La Mã phá hủy năm 70. Đây là địa danh thiêng liêng nhất để người Do Thái cầu nguyện.


Vì các lý do lịch sử, Quần thể Đền Thờ hiện do Jordani canh giữ, nhưng mọi lối vào khu vực này bị lực lượng quân sự Israel kiểm soát. Người Do Thái được phép vào nhưng không được cầu nguyện.


Cuối cùng, cũng trong Thành Cổ Jerusalem có nhà thờ Mộ Thánh Holy Sepulchre, địa điểm thiêng liêng của người theo Kitô giáo, được xây ở nơi chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá và được khâm liệm.


Đối với cả Israel và Palestine, Jerusalem là cột mốc quốc gia và tôn giáo mang ý nghĩa sâu sắc. Với người Palestine, bị tước quyền độc lập, việc bảo vệ Jerusalem và đền Al-Aqsa còn là lời kêu gọi đoàn kết giữa những người theo đạo Hồi.


Jerusalem : Thành phố của cầu nguyện và xung đột


Kế hoạch Phân chia của Liên Hiệp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó thành ba thực thể : một Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả Rập và Jerusalem, thành phố phi quân sự, có vị thế là một “thể tách biệt” (corpus separatum), được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc.


Kế hoạch này được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng lại bị giới lãnh đạo Ả Rập bác bỏ. Sau khi người Anh rời vùng đất và khi chiến tranh Israel-Ả Rập lần thứ nhất kết thúc, Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 và đặt thủ đô ở Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Jordani. Tuy nhiên, sau cuộc chiến Sáu Ngày vào năm 1967, Israel chiếm luôn cả Đông Jerusalem và sáp nhập vào quốc gia Do Thái. Năm 1980, một đạo luật lập quy chế Jerusalem là thủ đô “vĩnh viễn và không chia cắt được” của Israel.


Ngày 05/12/2017, chính phủ Israel nhắc lại : “Jerusalem là thủ đô của dân tộc Do Thái từ 3.000 năm và là thủ đô của Israel từ 70 năm nay”. Jerusalem được nhắc đến ở đây gồm cả Đông và Tây của thành phố “thống nhất”.


Chính quyền Palestine cũng muốn biến Đông Jerusalem thành thủ đô của một Nhà nước Palestine độc lập tương lai. Còn Phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) không công nhận Nhà nước Israel và nhắc đến Jerusalem (không phân biệt Đông-Tây) là thủ đô của Nhà nước Palestine tương lai.


Lập trường của cộng đồng quốc tế


Từ nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế không thay đổi lập trường về quy chế của Jerusalem. Liên Hiệp Quốc không công nhận việc Israel sáp nhập Đông Jerusalem và tuyên bố đạo luật 1980 của Israel là vi phạm luật pháp quốc tế.


Nghị quyết 478 của Liên Hiệp Quốc năm 1980 kêu gọi các nước có cơ quan ngoại giao tại Jerusalem rời khỏi thành phố. Sau đó, khoảng 30 nước lần lượt chuyển trụ sở đến Tel-Aviv. Costa Rica và Salvador là hai nước cuối cùng rời khỏi Jerusalem năm 2006. Theo lập trường của Liên Hiệp Quốc, quy chế cuối cùng của Jerusalem phải do các bên liên quan đàm phán.


Năm 1993, các thỏa thuận lịch sử Israel-Palestine được ký ở Oslo (Na Uy) giữa hai lãnh đạo Yitzhak Rabin và Yasser Arafat dưới sự bảo trợ của Bill Clinton đã không đề cập đến quy chế của Jerusalem, vấn đề về các khu chiếm đóng Do Thái trong các vùng đất Palestine và sự hồi hương của di dân Palestine, dù đây là ba chủ đề chính của tiến trình đàm phán hòa bình giữa hai bên. Hiện đây vẫn là những vấn đề nhạy cảm.


Từ lập trường của Hoa Kỳ đến ý đồ của Trump về Jerusalem


Năm 1995, tổng thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh công nhận : “Từ 1950, Jerusalem là thủ đô của nhà nước Israel”. Nghị Viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act). Để đạo luật này được áp dụng, sứ quán Mỹ, hiện đang ở Tel-Aviv giống như đa số các nước công nhận Nhà nước Israel, phải được chuyển đến Jerusalem. Tuy nhiên, có một điều khoản trong luật này cho phép tổng thống Mỹ đương nhiệm hoãn thời hạn áp dụng.


Cứ 6 tháng một lần, ba người tiền nhiệm Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama ký vào điều khoản hoãn áp dụng luật. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump miễn cưỡng ký vào điều khoản này lần đầu tiên vào tháng 06/2017. Cuối cùng, ngày 06/12/2017, chủ nhân Nhà Trắng công nhận Jerusalem “là thủ đô không thể chia cắt được của Nhà nước Israel”, theo đúng tuyên bố trong thời gian ông vận động tranh cử.


Chuyển sứ quá Mỹ về Jerusalem : Chuyện gì xảy ra tiếp theo ?


Theo tác giả Pierre Barbancey trên nhật báo L’Humanité (05/12/2017), ký quyết định chuyển sứ quán Mỹ đến Jerusalem là một yếu tố trong kế hoạch mới của chính quyền Mỹ nhằm giải quyết “cuộc xung đột Israel-Palestine”. Và quan trọng hơn là nhằm mở đường để Washington thực hiện mục tiêu cuối cùng là đối đầu với Iran ; chống Iran cũng là mục tiêu của Israel cùng với nhiều nước Ả Rập khác, mà đứng đầu là Ả Rập Xê Út.


Ngày 03/12, con rể kiêm cố vấn của tổng thống Mỹ, Jared Kushner, giải thích về kế hoạch mới của Mỹ như sau : “Rất nhiều nước Trung Đông muốn cùng một điều : tiến bộ kinh tế, hòa bình cho dân tộc của họ. Họ nhận thấy các mối đe doạ trong vùng và tôi nghĩ rằng họ nhìn thấy Israel, một kẻ thù truyền kiếp, thực ra đã trở thành một đồng minh tự nhiên của họ vì Iran, vì tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Trung Đông”.


Cụ thể, theo kế hoạch, một Nhà nước có thể sẽ được trao cho người Palestine trên một phần Cisjordanie và trên dải Gaza nhưng hai phần này không được kết nối với nhau. Thêm vào đó là khoản trợ giúp 10 tỉ đô la để xây dựng Nhà nước này. Tuy nhiên, hai chủ đề về đàm phán quy chế của Jerusalem và quyền hồi hương của di dân Palestine bị trì hoãn vô thời hạn. Phía Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán với Israel. Có lẽ vì thế mà hình thành ý tưởng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.


Trước mắt, thế giới phản đối quyết định của Donald Trump. Còn “các nước Hồi Giáo bị chia rẽ dường như đang trở nên đoàn kết” trước quyết định về Jerusalem của tổng thống Mỹ, theo nhận xét trên website Libération (06/12/2017). Nhiều lãnh đạo Hồi Giáo trong vùng bắt đầu chạy đua để thể hiện là người bảo vệ Jerusalem.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, với tư cách là chủ tịch luân phiên của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo gồm 57 nước, đã mời các thành viên họp thượng đỉnh đặc biệt tại Istanbul vào ngày 13/12. Jordani cũng yêu cầu Liên Đoàn Ả Rập tổ chức họp khẩn ngoại trưởng của 22 nước thành viên vào thứ Bẩy 09/12.


Là người gìn giữ hai thánh địa Hồi Giáo đầu tiên (Mecca và Medina), vua Salmane của Ả Rập Xê Út cũng không muốn để bất kỳ nước nào vượt qua. Tuy nhiên, đồng minh chính của Donald Trump tại Trung Đông lại rơi về thế khó xử và mới chỉ đưa ra những lời cảnh báo nhẹ nhàng về “bước đi nguy hiểm của Washington” có thể khiến “người Hồi Giáo giận dữ”. Ả Rập Xê Út cũng muốn liên minh với Israel để chống lại kẻ thù số 1 trong vùng là Iran.


Cuối cùng, Iran cũng tranh thủ cơ hội để cạnh tranh với các quốc gia theo hệ phái Suni khác trong việc bảo vệ Jerusalem. Tổng thống Hassan Rohani khẳng định là Iran “sẽ không dung thứ cho việc xâm phạm các thánh địa” và kêu gọi “người Hồi Giáo phải đoàn kết trước âm mưu lớn này”.


Dù là đối thủ, bị chia rẽ hay đồng minh, các nước Ả Rập Hồi Giáo đang kêu gọi đoàn kết trong việc lên án quyết định của Donald Trump./ (theo RFI Đăng ngày 07-12-2017)
11 Tháng Tám 2015(Xem: 21379)
"Trong quan hệ quốc tế hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều tìm cách tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Việt Nam. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều coi nhau là kẻ thù giả tưởng, sớm muộn hai nước cũng sẽ phải quyết chiến ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam trở thành tâm điểm 2 bên muốn lôi kéo, vì vậy có học giả hình dung trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung là thế chân vạc, nói cách khác trục quan hệ này là một bộ "Tam Quốc diễn nghĩa" thời hiện đại.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18698)
"Lực lượng cảnh sát bờ biển Italy cho biết trong những ngày cuối tuần qua, hơn 1.000 di dân đã được cứu sống khi vượt Địa Trung Hải trong tình huống vô cùng nguy cấp."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18289)
"Ông Roilo Golez, cựu dân biểu, đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chiến dịch bài hàng Trung Quốc lần này nhắm vào mặt hàng may mặc."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18830)
"Giới phân tích nói với Tân Hoa Xã rằng, chuyến thăm lần này của ông John Kerry là đi tiền trạm cho Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam cuối năm nay."
10 Tháng Tám 2015(Xem: 18784)
Hà Nội 07/08/2015 - Ngoại trưởng John Kerry: « Hoa Kỳ thừa nhận rằng chỉ có nhân dân Việt Nam quyết định hệ thống chính trị của mình. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi bảo vệ : Đó là không một ai bị trừng phạt chỉ vì đã bày tỏ suy nghĩ của mình một cách ôn hòa ». Và Hoa Kỳ cho rằng « các tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền sẽ phục vụ cho lợi ích của Việt Nam ».
06 Tháng Tám 2015(Xem: 20218)
"Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản. Bởi vì “Chúng tôi yêu quê hương Việt (…) nếu chúng tôi đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tự do lập hội, không phải vì chúng tôi là “thế lực xấu” muốn phá hoại chính quyền, mà bởi vì chúng tôi mang niềm tin tưởng nhân quyền là dụng cụ để xây dựng một xã hội thịnh vượng và âu lo cho con người, căn cứ trên pháp quyền và sự tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi tin rằng ai cũng có quyền tham dự để định hướng số phận mình cũng như tương lai của xứ sở”." XEM THÊM: Đại lão Hòa thượng Quảng Độ nói gì về VN và tăng lữ hải ngoại? http://www.nhatbaovanhoa.com
04 Tháng Tám 2015(Xem: 21939)
"Báo New York Times hôm 3/8 cho biết trong vòng đàm phán tại Hawaii, phía Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các lợi ích mà các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng." "Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng thông báo hoàn tất đàm phán cho thấy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã "có sự nhất trí" về vấn đề nghiệp đoàn và kinh tế thị trường." * Công đoàn là của ai? * Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. * Sách Đông Âu tại Việt Nam. * Trích hồi ký Trần Văn Giàu: Hoàng Quốc Việt giải tán Công đoàn VN.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 19590)
"Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đánh giá vụ việc là “mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”." Singapore giải thích lý do cấm một số phụ nữ VN nhập cảnh
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 26503)
"Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: “Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 22419)
"Theo nguồn tin của Voice Australia một tổ chức phi chính phủ bảo vệ người tỵ nạn của người Việt Nam ở hải ngoại đóng trụ sở tại Melbourne – Úc, hôm Chủ nhật 26/07/2015, chính quyền Úc đã bất ngờ trục xuất toàn bộ 46 thuyền nhân đi trên một chiếc tàu tới Úc xin tỵ nạn."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 18615)
"Tổng thống Obama đã đi thăm 2 ngày Kenya, quê của thân phụ ông, nơi ông được ca ngợi như một người con cưng của đất nước.Trong một bài diễn văn đọc trước khi rời khỏi Kenya ngày Chủ Nhật, Tổng thống nói Kenya đang ở ngả tư đường “đầy đau khổ, nhưng cũng có nhiều hứa hẹn to lớn.” Bài diễn văn của Tổng thống Obama tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi kết thúc chuyến viếng thăm 5 ngày đến Kenya và Ethiopia.
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 18580)
"Cuộc đọ sức kéo dài giữa Athens với các chủ nợ khiến nhiều thành viên trong khu vực đồng euro đau đầu. Nhưng khác với hai đợt khủng hoảng hồi năm 2010 và 2012, đe dọa Hy Lạp bị loại khỏi eurozone đã không tạo nên một làn sóng hoảng loạn trên thị trường tài chính thế giới."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 18491)
"Theo Bộ Ngoại giao Mỹ ngày hôm qua, 27/07/2015, vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ trở lại vùng Trung Đông và Đông Nam Á trong một chuyến công du từ ngày 02/08 cho đến 08/08/2015."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 19366)
Hun Sen: "Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi. Họ (các quan chức Campuchia) thời điểm đó đã 'bỏ rơi' đảo Koh Tral và Kamcuchea Krom cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 25381)
"Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ David Shear phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm Thứ Tư rằng, Washington sẽ đặt thêm các tài sản của không quân tại Úc bao gồm máy bay ném bom B-1 và máy bay giám sát. Đây không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới, nó đã được đề xuất từ năm 2013 bởi Tư lệnh Không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, tướng Herbert Hawk Carlisle."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 18874)
1. Su Bi (2014); 2. Ga Ven (2014); 3. Chữ Thập (2014); 4. Châu Viên (2014); 5. Gạc Ma (1988); 6. Tư Nghĩa (2014); 7. Bãi Vành Khăn (2014); 8. Bãi Scarborough (2012) 9. Bãi Cỏ Mây; 10. Bãi Trăng Khuyết; 11. Bãi Cỏ Rong; ... (Những đảo, bãi đá, rạn san hô này rất gần bờ biển Palawan, Manila). Hải đồ của Văn Hóa map. Trong số 7 căn cứ hỏa lực các đảo TQ chiếm hữu sắp hoàn tất, đảo Chữ Thập có vị trí quân sự chiến lược tối quan trọng đối với tầm hoạt động của không quân và vũ khí hiện nay; nó nằm giữa biển Trường Sa so với bờ biển Việt Nam (Sàigon) và Philippines (Palawan).
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 19621)
"Phi hành gia Mỹ Kjell Lindgren, phi hành gia Oleg Kononenko của Nga, và phi hành gia Nhật Kimiya Yui sẽ nhập đoàn với hai phi hành gia Nga Gennady Padalka và Mikhail Kornienko, và phi hành gia người Mỹ Scott Kelly đã có mặt trên trạm không gian quốc tế. NASA cho hay cả 6 phi hành gia này sẽ ở trên Trạm Không gian Quốc tế cho tới tháng 12 năm nay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 22047)
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên đường sang Kenya hôm nay, 23/07/2015, chặng đầu tiên trong khuôn khổ chuyến viếng thăm chính thức châu Phi. Hôm qua, người đứng đầu Nhà Trắng phát biểu quan hệ giữa Hoa Kỳ và lục địa này đang ở « tầm cao mới ». Đây là chuyến công du đầu tiên tại quê cha của ông với tư cách là Tổng thống. Sau đó, ông sẽ tới Ethiopia, cũng với tư cách là người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ đầu tiên trong lịch sử đặt chân tới quốc gia này. Phát ngôn viên của Nhà Trắng, ông Earnest, cho biết chương trình của Tổng thống Obama sẽ không thay đổi dù trước đó, chính quyền Kenya đã công bố rộng rãi chi tiết lịch trình chuyến đi của tổng thống cũng như giờ ông tới đất nước này.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19412)
"Cuộc tập trận này diễn ra sau khi tân chỉ huy trưởng Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay giám sát kéo dài bảy tiếng đồng hồ tại Biển Đông, trên một phi cơ trinh sát hiện đại nhất của Mỹ. Loại tàu đổ bộ « Bison » (hay Zuhr) là thủy phi cơ quân sự lớn nhất thế giới, có thể chở theo ba chiếc xe tăng hạng nặng mỗi chiếc gần 150 tấn, hoặc mười xe bọc thép và 140 binh sĩ."