Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem

10 Tháng Mười Hai 20178:30 CH(Xem: 12061)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI  11  DEC  2017


image003

Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem


PSG. TS Nguyễn Phương Mai Đại Học Khoa học ứng dụng Amsterdamimage004

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Tác giả cho rằng hành động của Trump là việc ông ta đang hiện thực hoá lời hứa bầu cử của mình.


Việc Tổng Thống Trump mới đây ra tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đang gây ra hàng loạt các cuộc họp cấp bách của lãnh đạo cấp cao trên toàn thế giới cùng mồi lửa xung đột khắp Trung Đông. Tuyên bố bất ngờ này khiến nhiều người băn khoăn vì các lý do sau:


Thứ nhất, Jerusalem chưa bao giờ là một điểm quan trọng trong chiến dịch tranh cử, ông Trump không hứa hẹn nhiều, vậy tại sao phải gấp rút manh động?


Thứ hai, Jerusalem, như tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, là ngòi nổ, là vạch đỏ bất khả xâm phạm (red line) của người Hồi, động vào là dễ có chuyện. Vì vậy, bất kỳ động thái nào cũng đều phải tính toán cẩn trọng. Trump đã được nhiều lãnh đạo các nước khuyên can, nhiều người trong chính phủ và đảng Cộng hoà của Trump cũng cực lực phản đối, cũng như 63% dân Mỹ - theo một cuộc khảo sát mới đây của Viện Brookings.


Thứ ba, con rể của chính ông Trum đang giữ trong tay nhiệm vụ con thoi kiến tạo các cuộc đàm phán hoà bình ở Trung Đông mà Mỹ từ xưa đến này vốn tự hào là người cầm chịch. Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump đã không chờ Jared Kushner kết thúc sứ mệnh mà cắt ngang nửa đường.


Những mâu thuẫn kể trên khiến hai ngày qua các nhà quan sát Trung Đông cố sức vắt óc để giải thích hành động của Trump. Sau đây là một vài lý do:


1. Trump không bao giờ dám ra một tuyên bố động trời như vậy nếu không có sự ngấm ngầm ủng hộ từ phía một số nước đứng đầu trong khối Ả Rập, tiêu biểu là Saudi. Giới phân tích cho rằng một thế hệ các hoàng thân mới nổi lên cầm quyền như thái tử Saudi bin Salman là lực lượng bí mật ủng hộ Trump.


Tuy mặt ngoài hùng hồn lên án, bin Salman được cho là người đã tích cực cùng Kushner vỗ về các nhà lãnh đạo Palestine, rằng đừng lo, các người nhất định không bị thiệt. Cũng chính thái tử Saudi ngỏ lời dàn xếp vụ Jerusalem bằng cách đề nghị dùng thị trấn Abu Dis gần Jerusalem để người Palestine làm thủ đô, thay vì việc chia Jerusalem thành hai phần: Tây cho Israel quản và Đông cho Palestine như kế hoạch bao năm nay. Động thái này của thái tử khiến người Hồi rất tức giận, và củng cố thêm giả thuyết Saudi và Mỹ cùng hợp sức thiết kế một giải pháp thiên vị Israel và bất lợi cho Palestine.


Vậy tại sao Saudi lại ủng hộ Mỹ trong một giải pháp hoà bình thiếu công bằng như vậy? Lý do tạm thời là ngoài việc chính phủ hai nước vốn là đồng minh thân thiết (dù người dân có thái độ ngược lại), thế hệ hoàng thân mới của vùng Vịnh có sức mạnh thay máu đất nước. Thái tử Saudi hiện là người tự tin quyền lực nhất vương quốc dầu mỏ này. Ông trẻ tuổi, đầu óc tân tiến, dám phá bỏ, và kiên quyết chống lại tầng lớp giáo sĩ có tư tưởng thủ cựu. Ông cho phép phụ nữ lái xe và vào sân vận động - những điều mà chỉ cách đây ít lâu phụ nữ còn bị bỏ tù. Ông cho bắt giữ hàng loạt hoàng thân quốc thích để điều tra tham nhũng.


image005

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai.


Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng thái tử đang sử dụng chiêu bài cải cách để triệt tiêu đối thủ và củng cố quyền lực. Để làm được điều này, thái tử cần sự ủng hộ của Mỹ. Và ông Trump gật đầu, với điều kiện Saudi ủng hộ giải pháp hoà bình của Mỹ, siết chặt việc chống cực đoan, và có thể là vô số các thoả thuận kinh tế cũng như chính trị khác.


Như vậy, lý do thứ nhất để Trump dám ra tuyên bố Jerusalem là vì ông có sự hậu thuẫn ngấm ngầm của Saudi và sự đổi chác phía sau bàn đàm phán. Ngoài Saudi, các nước bên ngoài tuyên bố phản đối nhưng bên trong ngấm ngầm ủng hộ là Các Tiểu Vương Quốc UAE, Bahrain, và Ai Cập. Việc cấm vận Qatar, ép lãnh đạo Lebanon từ chức, sự "li khai" của GCC, hay việc Saudi và UAE thắt chặt quan hệ kinh tế và quốc phòng...vv là những việc không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Mỹ. Vì vậy, về bản chất, để đổi lại việc Mỹ bật đèn xanh, tuyên bố về Jerusalem và kế hoạch hoà bình của Trump coi như được các nước này đồng ý. Palestine trở thành con tốt thí cho các ván bài lợi ích riêng tư của từng quốc gia.


2. Lý do thứ hai cho hành động của Trump là việc ông ta đang hiện thực hoá lời hứa bầu cử của mình, không phải với đại bộ phận dân chúng mà với Hội Đồng quan hệ Mỹ-Israel (AIPAC). Đây là một tổ chức có ảnh hưởng lớn, và vào tháng 3 năm 2016, ông Trump hứa sẽ chuyển Đại Sứ Quán Mỹ tới Jerusalem - thủ đô muôn đời của người Do Thái.


Thêm vào đó, ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson - người từng đóng góp hàng triệu đô la cho cuộc tranh cử của Trump - tỏ ra khá sốt ruột khi ông Trump chưa thực hiện lời hứa của mình. Cuối cùng, một nửa số thành viên Đảng Cộng Hoà ủng hộ Trump trong quyết định về Đại Sứ Quán, dẫn tới giả thuyết Trump đơn giản là đang đi theo xu hướng của những người ủng hộ mình.


3. Lý do thứ ba cho quyết định của Trump là sự hấp dẫn không thể cưỡng lại được của thách thức - một điều mà kẻ tự tin cộng thêm một chút kiêu ngạo như Trump không dễ bỏ qua. Vấn đề Palestine-Israel là một cơn đau đầu dài dằng dặc qua rất nhiều đời tổng thống Mỹ. Ai cũng có khát khao là kẻ ghi tên mình trên bảng vàng của nguời hùng đem đến hoà bình, và ai cũng thất bại.


image006

Image caption Israel xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ Palestine


Ông Trump hoàn toàn đúng khi tuyên bố rằng bao năm qua giải pháp cho vấn đề này đang kẹt cứng và tù đọng. Hẳn nhiên, ông cũng muốn là người ghi điểm và được lịch sử ghi nhận. Tuy nhiên, với quá khứ và chiến thuật của một nhà kinh tế, giải pháp hoà bình của ông cũng mang hơi hướng tài chính và lợi nhuận, trong đó có kẻ thắng và người thua.


Bàn đàm phán kinh tế khác bàn đàm phán hoà bình ở chỗ, các giao kèo tài chính thường đi theo xu hướng người này tiến thì kẻ kia phải lùi. Ngược lại, các vần đề chính trị và hoà bình hoàn toàn có thể được giải quyết theo xu hướng cả hai bên cùng có lợi. Và trong diễn biến như hiện nay, ông Trump có vẻ như đang ép phía Palestine về phía bất lợi. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn phải chờ xem các chi tiết cụ thể của giải pháp này mà ông Trump sẽ tuyên bố trong nay mai./(BBC 9/12/2017)


Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, hiện là giảng viên môn Trung Đông học, Đại Học Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Độc giả có thể đọc thêm về lịch sử của Jerusalem và nguồn gốc cuộc xung đột Israel- Palestine tại đây

29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15350)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14564)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16368)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15115)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 14973)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15117)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15160)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15558)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 14882)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 14783)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15378)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 15831)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18467)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18235)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16695)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".