80.000 người biểu tình 'Bảo vệ Palestine' ở Indonesia

17 Tháng Mười Hai 20177:32 CH(Xem: 12263)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  - THỨ  HAI  18  DEC  2017


80.000 người biểu tình 'Bảo vệ Palestine' ở Indonesia


17/12/2017


TTO - Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất, kể từ ngày 6-12, phản đối quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump.


image025Người biểu tình giơ biểu ngữ "Hòa bình không cần Trump" - Ảnh: REUTERS


Theo báo Strait Times của Singapore, khoảng 40.000 người đã tập trung tại thánh đường Hồi giáo lớn nhất của Jakarta lúc 8h sáng ngày 17-12. Họ mang theo cờ Palestine, các biểu ngữ phản đối ông Trump và bắt đầu di chuyển trật tự ra đài tưởng niệm quốc gia.


Số người tham gia biểu tình nhanh chóng tăng gấp đôi, lên khoảng 80.000 người chỉ vài giờ sau đó, sĩ quan cảnh sát Argo Yuwono cho biết. Nhiều người mặc đồ trắng, vẫy cờ Palestine cùng biểu ngữ có dòng chữ "Hòa bình, tình yêu và tự do cho Palestine".


"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia hãy phủ nhận quyết định đơn phương và bất hợp pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump", ông Anwar Abbas - Tổng thư ký Hội đồng Ulema Indonesia - tổ chức của những giáo cả hàng đầu nước này, nói trước đám đông người biểu tình.


"Tất cả người Indonesia sẽ tẩy chay các sản phẩm của Israel và Mỹ" nếu ông Trump không rút lại quyết định của ông ta, ông Abbas đọc một điều trong bản kiến nghị dự kiến sẽ được gửi tới Đại sứ quán Mỹ tại Indonesia.


Việc ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng Ả rập và thế giới Hồi giáo. Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, không đứng ngoài cuộc. Một số cuộc biểu tình quá khích đã diễn ra rải rác trên khắp Indonesia trong thời gian qua.


Nói với Strait Times ngày 17-12, anh Lukman Abdul Jabar cho rằng bản thân Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng nên chuẩn bị sẵn phương án quân sự.


"Chúng tôi muốn người Palestine được tự do. Chúng tôi ủng hộ họ. Chúng tôi các lãnh đạo thế giới, bao gồm cả ông Widodo không chỉ lên án mà còn chuẩn bị sẵn các lực lượng gìn giữ hòa bình, đảm bảo mọi chuyện sẽ được giải quyết".


image027Cảnh sát và hàng rào thép gai bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Jakarta của Indonesia - Ảnh chụp màn hình Strait Times


Khoảng 20.000 cảnh sát và binh sĩ quân đội Indonesia đã được huy động để bảo đảm an ninh trong suốt thời gian diễn ra biểu tình. Các hàng rào thép gai đã được rải bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Jakarta, cách địa điểm chính diễn ra cuộc biểu tình chỉ khoảng 100m.


Theo kế hoạch phân vùng của Liên Hiệp Quốc năm 1947, Jerusalem - nơi hội tụ của 3 tôn giáo Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Do Thái, sẽ được đặt dưới quy chế kiểm soát quốc tế đặc biệt. Sau các cuộc chiến năm 1948 và 1967, Israel kiểm soát toàn bộ Jerusalem và tuyên bố đây là thủ đô vĩnh viễn không thể tách rời của nước này.


Nhà nước Palestine tuyên bố đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia tương lai. Các tuyên bố của Israel và Palestine đều không được quốc tế thừa nhận.


image028Người biểu tình Indonesia vẫy cờ Palestine - Ảnh: REUTERS


image029Khoảng 80.000 người Indonesia đã tham gia cuộc biểu tình ngày 17-12 - Ảnh: REUTERS


BẢO DUY

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15343)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15202)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15392)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15435)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15383)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15703)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14371)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16632)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16132)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15645)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15235)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15320)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14835)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14314)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14366)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».